Thêm thời gian để nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng
Cần sự lên tiếng của cộng đồng | |
Đề xuất cấm xe máy ở Hà Nội: Phải làm tốt phương tiện công cộng trước | |
TPHCM cấm xe máy từ năm 2030, dân đi lại bằng gì? |
Ùn tắc… chuyện cơm bữa
Ùn tắc giao thông là điệp khúc mà mỗi người dân đô thị phải đối mặt hàng ngày mỗi khi ra đường và đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Tại Hà Nội, vào các khung giờ cao điểm sáng, chiều hoặc khi thời tiết bất lợi có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân “chôn chân” dưới đường, bấm còi inh ỏi. Chuyện ô tô, xe máy chen chúc nhau, cố nhích trên đường và thậm chí trèo cả lên vỉa hè không phải là hiếm.
Việc mở thêm làn đường ưu tiên cho xe buýt cần được khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng. Ảnh: Giang Nam |
Không ít trục đường dù diện tích mặt đường lớn song người dân phải chấp nhận sống chung với ùn ứ. Trục đường Giải Phóng là ví dụ. Theo ghi nhận, trục giao thông này có diện tích mặt đường 37m, do đóng vai trò “xương sống” kết nối với nội thành nên lượng phương tiện lưu thông qua đây luôn có tần suất cao. Đáng nói, vào khung giờ cao điểm, giao thông trên tuyến này luôn trong tình trạng căng thẳng, các phương tiện lưu thông khá khó khăn.
Tương tự, tại trục đường Trần Phú (Hà Đông) hướng đi Ngã Tư Sở, diện tích mặt đường lớn song vào khung giờ cao điểm vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Tại đây, từ 7h – 8h và 16h30 – 18h, các phương tiện thường xuyên phải đan xen nhau, nhích từng mét một để lưu thông.
Tới đây, Hà Nội sẽ nghiên cứu và tổ chức các làn đường ưu tiên cho xe buýt trên một số tuyến trục chính đủ điều kiện. Cụ thể, Hà Nội sẽ nghiên cứu và tổ chức các làn đường ưu tiên trên một số tuyến như: Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông) đoạn từ Ngã tư Sở đến Cầu Trắng (Hà Đông) dài 5km; Tuyến đường Pháp Vân - Giải Phóng - Đại Cồ Việt 4,7km; Tuyến đường Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự 5,9km; Tuyến đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Linh Đàm 9,6 km... Cùng đó, thành phố Hà Nội sẽ rà soát, tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên cho xe buýt qua các nút, các tuyến phố không cho xe ô tô hoạt động; ưu tiên tổ chức giao thông cho phương tiện vận tải công cộng khối lượng lớn. Được biết, để hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng đạt 20-25% (trong đó đường sắt đô thị đạt từ 1-3%) vào năm 2020, Hà Nội sẽ tập trung triển khai xây dựng, rà soát bổ sung các kế hoạch, đề án như: thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn có nguy cơ ùn tắc để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào; xây dựng lộ trình giảm dần, tiến tới dừng hoạt động của xe máy tại các quận vào năm 2020; nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng… |
Trục đường Nguyễn Văn Cừ hướng lên cầu Chương Dương cũng không khác là bao, trên trục này, mỗi sáng khi người dân đổ vào nội thành làm việc là cảnh phương tiện ùn ứ, di chuyển chậm chạp, kéo dài hàng cây số lại tái diễn...
Tại các trục giao thông kể trên, có một điểm chung là hình thức tổ chức giao thông được triển khai hỗn hợp. Nghĩa là, xe máy đi chung làn với ô tô, xe buýt, làn riêng cho xe buýt gần như không có. Hạ tầng hạn chế, lượng phương tiện đổ dồn cục bộ nên để các phương tiện không bị ách tắc, các chiến sỹ Cảnh sát giao thông thường xuyên phải căng mình điều tiết.
Quyết liệt nhưng cần thận trọng
Khách quan nhìn nhận, câu chuyện ùn tắc giao thông, đặc biệt vào giờ cao điểm ở các trục đường Hà Nội không phải đến bây giờ mới được đề cập. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc được các chuyên gia chỉ ra đến từ nhiều yếu tố như: Tốc độ đô thị hóa quá nhanh trong khi hạ tầng không theo kịp; vấn đề quy hoạch, phân bổ dân cư chưa phù hợp; lượng phương tiện giao thông cá nhân tăng mạnh… dẫn đến sức ép lên hạ tầng giao thông của Thủ đô.
Đáng lo ngại hơn, trong những năm qua số phương tiện giao thông cá nhân đang có xu hướng tăng nhanh. Cụ thể, hiện Thủ đô có 5,48 triệu xe máy, tăng hàng năm là 6,7%. Ô tô cũng có mức tăng khoảng 12%/năm. Trong khi đó, tốc độ phát triển hạ tầng giao thông đô thị chỉ khoảng 3,9%/năm. Cùng với nghịch lý này, ý thức tham gia giao thông của một số người chưa cao cũng đang là “rào cản” khiến người dân “ngại” tham gia các loại hình giao thông công cộng nhiều tiện ích này.
Để thúc đẩy sự phát triển của giao thông công cộng, những năm qua Hà Nội đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông như: Tổ chức phân làn; mở rộng làn đường; mở mới hàng loạt tuyến đường; xây dựng đường Vành đai 3, Vành đai 2, Vành đai 2.5; Hàng loạt cây cầu vượt bố trí tại nhiều nút giao thông; hầm đường bộ, cầu vượt bộ hành; xây dựng tuyến buýt nhanh BRT; các tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - ga Hà Nội; mở hàng loạt tuyến buýt mới cũng như có nhiều biện pháp để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng… Những biện pháp trên đã và đang cố giúp hạ tầng giao thông bắt nhịp với sự phát triển của đô thị.
Theo ông Nguyễn Công Nhật, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội cho biết, hiện trang thiết bị các xe phục vụ giao thông công cộng luôn được chú trọng. Chẳng hạn, phần lớn các xe đều đã được trang bị hệ thống công nghệ hiện đại (camera, đèn led, hệ thống định vị GPS); sàn xe phẳng, sức chứa lớn, số tự động giúp tài xế điều khiển dễ dàng hơn; khoang xe rộng tiện nghi cho hành khách, hệ thống tiếp cận cửa mở tự động giữa cửa xe và nhà chờ; sàn xe và sàn nhà chờ đồng mức giúp hành khác lên xuống xe an toàn, thuận tiện... luôn được hành khách ghi nhận và đánh giá cao.
Tuy nhiên, tốc độ xe buýt đi lại bình quân hiện nay là dưới 20km/giờ, có những tuyến trong nội đô tốc độ chỉ đạt từ 13-13,5km/giờ. Tốc độ này thấp hơn nhiều so với phương tiện cá nhân. Với các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có buýt nhanh BRT là có luồng dành riêng ưu tiên sẽ chạy nhanh hơn 30% so với phương tiện xe buýt thông thường. Đây là một yếu tố “điểm cộng” thu hút hành khách.
Nói sâu hơn về sự cần thiết trong không gian vận hành cho phương tiện giao thông công cộng, ông Jun Matsumoto, Tổng Giám đốc Tập đoàn Michinori Holdings (Nhật Bản) – một đơn vị có mạng lưới xe buýt phát triển rộng khắp ở Nhật Bản cho rằng, ngoài khắc phục những nhược điểm trên thì mô hình BRT tại Hà Nội cần đảm bảo tính chính xác của lịch trình chuyến. Để làm được điều này, tại Nhật Bản có rất nhiều tuyến BRT. Việc quan trọng nhất của BRT là bảo đảm tính chính xác về thời gian và tính thông thoáng cho việc sử dụng giao thông công cộng.
Quanh câu chuyện Hà Nội dự kiến mở thêm làn đường ưu tiên cho xe buýt, trao đổi với báo chí, theo chuyên gia giao thông Vũ Anh Tuấn – Giảng viên Đại học Giao thông vận tải cũng bày tỏ sự đồng tình với chủ trương này của lãnh đạo thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, chuyên gia giao thông lưu ý, nếu tổ chức làn đường riêng cho xe buýt thì không thể để tuyến này hoạt động riêng lẻ, rời rạc mà phải kết nối thành mạng lưới liên thông với nhau, cần thực hiện trên cơ sở kinh nghiệm rút ra từ dự án BRT, xe buýt phải đồng bộ nhà chờ, cửa ra với xe buýt… chỉ khi có tính kết nối thì việc dành riêng làn đường xe buýt mới phát huy được hiệu quả về năng lực và kết nối.
Rõ ràng, dành riêng làn đường cho xe buýt là chủ trương đúng. Tuy nhiên, với điều kiện hạ tầng và mật độ phương tiện hiện tại của Hà Nội sẽ khó thực hiện ngay. Bên cạnh đó, để thiết lập một đoạn đường ưu tiên riêng sẽ rất khó phát huy được tác dụng, nói cách khác trước mắt xe buýt phải tạo thành chuỗi liên đồng bộ, liên hoàn mới có thể tăng sức hấp dẫn trong mắt người dân Thủ đô.
Giang Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15