Tháo gỡ khó khăn khi tự chủ tài chính trong giáo dục đại học

Tự chủ trong giáo dục đại học là chủ trương xuyên suốt được triển khai từ nhiều năm qua trong vấn đề tổ chức bộ máy và nhân sự; tài chính, tài sản; học thuật và hoạt động chuyên môn. Trong đó, tự chủ tài chính, tài sản là vấn đề được triển khai ở nhiều cơ sở giáo dục đại học nhưng cũng còn nhiều vướng mắc.
Đa số trường tư thục ở Hà Nội xét học bạ để tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội phấn đấu năm 2025 có tối thiểu 20% đơn vị công lập tự chủ tài chính
Hoạt động nghiên cứu thực hành trong đào tạo của Ðại học Quốc gia Hà Nội. (Ảnh TRẦN QUỐC TOẢN)
Hoạt động nghiên cứu thực hành trong đào tạo của Ðại học Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: Trần Quốc Toản)

Theo Bộ Giáo dục và Ðào tạo, tự chủ trong giáo dục đại học bắt đầu từ năm 1993 khi thành lập Ðại học Quốc gia Hà Nội là mô hình tự chủ cao thực hiện theo quy định của Chính phủ. Những năm trước, các trường đại học công lập được giao tự chủ nhưng phải tuân thủ mức trần học phí do Nhà nước quy định. Năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2021/NÐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân quy định rõ mức thu đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập theo các mức độ tự chủ.

Khảo sát của Bộ Giáo dục và Ðào tạo năm học 2022-2023 đối với 232 cơ sở giáo dục đại học cho thấy: Có 32,76% số trường đại học đã tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; 13,79% số trường tự bảo đảm chi thường xuyên; 7,33% số trường có kế hoạch sẽ tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; 9,05% số trường có kế hoạch sẽ tự bảo đảm chi thường xuyên; 33,62% số trường hiện đang tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và chưa có kế hoạch khác; 3,45% số trường đang được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên và chưa có kế hoạch khác.

Phần lớn các trường tích cực triển khai tự chủ tài chính đã thu được những kết quả tích cực; một số trường bước đầu tự chủ tài chính cho nên kết quả chưa đáng kể. Trong đó, tự chủ về học phí và quy chế tài chính, chi tiêu nội bộ tạo thuận lợi trong triển khai và mang lại tác động tích cực cho các trường.

Tuy nhiên, thống kê số liệu quyết toán giai đoạn 2016-2021 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo đối với các trường trực thuộc cho thấy, về cơ bản, nguồn thu chi cho con người (bao gồm cả chi thu nhập tăng thêm và chi vượt giờ) chiếm tỷ trọng hơn 50% trong tổng chi sự nghiệp giáo dục đào tạo đại học và sau đại học; chi đầu tư cơ sở vật chất chiếm tỷ trọng 7%; chi chế độ cho học sinh, sinh viên chiếm tỷ trọng khoảng 4%, chi trích lập các quỹ chiếm tỷ trọng 10%; chi đào tạo khác chiếm tỷ trọng khoảng 25%-26%.

Với cơ cấu chi nêu trên cho thấy do nguồn kinh phí của các trường còn hạn hẹp, chủ yếu dành để chi trả cho nhân sự, chi tăng cường điều kiện dạy và học chiếm tỷ trọng thấp sẽ khó có điều kiện nâng cao chất lượng dạy và học. Bên cạnh đó, tự chủ về quản lý tài sản công, quản lý đầu tư công và khai thác, sử dụng các nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước còn chưa thuận lợi.

Hiện nay còn đang thiếu các quy định trong cơ chế quản lý đầu tư nguồn vốn từ ngân sách nhà nước vào các việc: Xây dựng cơ sở vật chất tại các trường đại học như một kênh đầu tư có thu hồi vốn; tự chủ và chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch và quyết định sử dụng kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp để đầu tư cơ sở vật chất theo quy định; tự chủ đầu tư, vay vốn tín dụng ưu đãi của ngân hàng hoặc huy động các nguồn tài chính khác để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng…

Theo PGS, TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, quá trình tự chủ tài chính, trường đã hoàn thiện và xây dựng mới các văn bản quản lý tài chính; đa dạng hóa nguồn thu phục vụ phát triển giáo dục; gia tăng tích lũy cho phát triển bền vững. Ðáng chú ý, trường đã chủ động xây dựng kế hoạch tài chính trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; xây dựng và thực thi hiệu quả chính sách hỗ trợ tài chính cho người học và cải thiện thu nhập của viên chức, người lao động.

Tuy nhiên, thực tế tự chủ ở Trường đại học Ngoại thương cho thấy giai đoạn đầu thực hiện, các quy định liên quan tới tự chủ tài chính còn thiếu và được ban hành chậm hơn so với thực tiễn, nhiều quy định còn chồng chéo, cùng một lúc chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều luật và văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Mặc dù, hiện nay Trường Đại học Ngoại thương đã xây dựng các dự án phát triển khuôn viên nhưng do cơ chế về huy động nguồn lực bên ngoài còn nhiều điểm chưa rõ ràng cho nên tiến độ triển khai còn chậm…

Vì vậy, từ thực tiễn triển khai tự chủ của đơn vị cho thấy: Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện rà soát các văn bản ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực thi cơ chế tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học. Mặt khác, cần có quỹ đầu tư phát triển cho vay để đầu tư phát triển dài hạn giúp các trường đầu tư cho phát triển nhất là về cơ sở hạ tầng.

Ðại diện Trường Đại học Trà Vinh cho rằng, cơ chế tự chủ tài chính hiện nay còn thiếu tính đồng bộ để tạo môi trường tốt cho các cơ sở giáo dục đại học phát triển. Các cơ sở giáo dục đại học công lập tuy đã được giao tự chủ tài chính chi thường xuyên và đầu tư, song trên thực tế hoạt động vẫn đang tuân thủ và là đối tượng điều chỉnh của nhiều luật, các nghị định và văn bản quy phạm pháp luật khác.

Trường Đại học Trà Vinh được phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động thì được quyết định việc sử dụng tài sản, cơ sở vật chất và giá trị thương hiệu để liên doanh, liên kết thực hiện các hoạt động khoa học-công nghệ, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp nhưng khi thực hiện thì cơ quan chuyên môn địa phương yêu cầu phải làm đề án sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định của nhiều quy định khác nhau… Vì vậy, Chính phủ cần có Nghị định riêng đối với các trường công lập tự chủ, trên cơ sở tích hợp các văn bản pháp luật có liên quan nhằm thống nhất cách nhìn nhận của các cơ quan quản lý nhà nước, tránh chồng chéo.

Vụ trưởng Giáo dục Ðại học (Bộ Giáo dục và Ðào tạo) Nguyễn Thu Thủy cho biết, giai đoạn 2022-2026, ngành giáo dục định hướng trọng tâm đẩy mạnh nhận thức, quan điểm về tự chủ đại học theo đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn của Ðảng và Nhà nước. Việc tự chủ trong giáo dục đại học cần hoàn thiện và triển khai các cơ chế, chính sách đầu tư, chi ngân sách của Nhà nước đối với giáo dục đại học.

Ngành giáo dục sẽ kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sửa đổi các luật liên quan đến hoạt động tự chủ của cơ sở giáo dục đại học và chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích đầu tư và tài trợ, xã hội hóa trong giáo dục đại học; các ngành tăng cường đầu tư cho các cơ sở giáo dục đại học; các cơ sở giáo dục đại học đẩy mạnh hoạt động hợp tác với doanh nghiệp; hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ…

Theo MẠNH XUÂN/Nhandan.vn

https://nhandan.vn/thao-go-kho-khan-khi-tu-chu-tai-chinh-trong-giao-duc-dai-hoc-post731848.html

Nên xem

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Sáng 27/7, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy làm trưởng đoàn vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương các Anh hùng liệt sĩ tại Tượng đài Bắc Sơn, nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).

Tin khác

Học sinh Việt Nam giành Huy chương Vàng Olympic Phát minh và Sáng chế thế giới

Học sinh Việt Nam giành Huy chương Vàng Olympic Phát minh và Sáng chế thế giới

(LĐTĐ) Với đề tài nghiên cứu nhiên liệu mới giúp thúc đẩy hiệu suất truyền tải điện và giảm chi phí sản xuất cho pin mặt trời, được hướng dẫn bởi thầy cô trong Hội Vật lí Việt Nam, nhóm học sinh đã xuất sắc chinh phục Ban Giám khảo và mang về Huy chương Vàng tại Cuộc thi Olympic Phát minh và Sáng chế thế giới (World Invention Creativity Olympic - WICO) lần thứ 13.
Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam

GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 26/7, Hội Cựu giáo chức Việt Nam phối hợp với Viện nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục tổ chức Hội thảo khoa học “Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo nhân dân (GS.VS.NGND) Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam”.
Thời gian các trường đại học công bố điểm chuẩn năm 2024

Thời gian các trường đại học công bố điểm chuẩn năm 2024

(LĐTĐ) Chậm nhất 17h ngày 19/8, các trường đại học trên cả nước sẽ công bố điểm chuẩn và thông báo kết quả trúng tuyển đợt 1.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ký ức của thầy trò Trường THCS Ba Đình

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ký ức của thầy trò Trường THCS Ba Đình

(LĐTĐ) Hình ảnh giản dị, ân cần, thân thiện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ mãi được lưu giữ dưới mái trường Trung học cơ sở (THCS) Ba Đình, thành phố Hà Nội với bao cảm xúc.
Ký ức xúc động của thầy, trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ký ức xúc động của thầy, trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Nhận tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, nhiều thế hệ thầy, trò Trường Trung học phổ thông (THPT) Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên, thành phố Hà Nội) - nơi Tổng Bí thư từng gắn bó trong 6 năm học phổ thông đều bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn. Nhớ về Tổng Bí thư, các thế hệ nhà giáo, học sinh của Trường đều cảm nhận sự ấm áp, khiêm nhường và vô cùng giản dị.
Học sinh Việt Nam đoạt 5 Huy chương tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế

Học sinh Việt Nam đoạt 5 Huy chương tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế

(LĐTĐ) Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 2024, 6/6 học sinh Việt Nam dự thi đều đoạt Huy chương và Bằng khen với 2 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng, 1 Bằng khen.
Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành sức khỏe, đào tạo giáo viên

Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành sức khỏe, đào tạo giáo viên

(LĐTĐ) Ngày 19/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào (còn gọi là điểm sàn) đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học và ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng, nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ đại học năm 2024.
Trường Đại học Điện lực công bố điểm sàn xét tuyển năm 2024

Trường Đại học Điện lực công bố điểm sàn xét tuyển năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, Trường Đại học Điện lực có điểm sàn xét tuyển dao động từ 17,00 đến 20,00 điểm.
“Chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục

Với quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội xác định việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá có vai trò hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục; đồng thời tăng hiệu quả quản trị nhà trường và tạo kết nối giữa giáo viên với học sinh, phụ huynh.
Xem thêm
Phiên bản di động