Tất bật những ngày cuối năm

(LĐTĐ) Ai cũng muốn sau giờ làm việc mệt mỏi sẽ có khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nhưng đối với công nhân lao động, dịp cuối năm, với mong muốn có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống, họ không quản ngại vất vả, đi sớm về khuya, tận dụng tối đa thời gian của mình để tăng ca. Thậm chí ngoài giờ tăng ca, nhiều công nhân còn tranh thủ nhận thêm việc về làm tại nhà để có thêm tiền sắm Tết cho gia đình.
tat bat nhung ngay cuoi nam Giao thông Hà Nội diễn biến phức tạp ngày cuối năm
tat bat nhung ngay cuoi nam Gợi ý cách dọn ban thờ ngày cuối năm giúp gia chủ phát tài phát lộc
tat bat nhung ngay cuoi nam Nhộn nhịp phiên chợ chim cảnh những ngày cuối năm

Công nhân tất bật tăng ca

Với mong muốn gia đình được đón năm mới sung túc, đủ đầy đã giúp những người công nhân có thêm động lực để vượt lên trên những nhọc nhằn, vất vả nỗ lực hết mình để làm việc, lao động sản xuất. Từ mong muốn đó, tại các khu công nghiệp những ngày cuối năm, không khí sản xuất trở nên khẩn trương, công nhân lao động đang hối hả cho những lô hàng cuối năm.

Trái ngược với sự đông đúc tại các xưởng sản xuất, ngày chủ nhật ở những xóm trọ tập trung đông công nhân ở khu công nghiệp Nội Bài (xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn) bỗng trở nên vắng vẻ lạ thường.

tat bat nhung ngay cuoi nam
Công nhân lao động hăng say làm việc

Chị Nguyễn Thị Dung, công nhân khu công nghiệp cho biết bình thường những ngày cuối tuần xóm trọ rất đông vui nhưng vào dịp cuối năm hầu hết công nhân tranh thủ tăng ca để kiếm thêm thu nhập nên xóm trọ luôn trong tình trạng vắng vẻ. Cuối năm công nhân nào cũng bận rộn hơn nên trẻ nhỏ trong xóm được gửi về quê nhờ ông bà chăm sóc để thuận tiện cho bố mẹ làm tăng ca.

Những ngày này chị Dung cũng như nhiều công nhân khác trong xóm trọ thường ra khỏi phòng từ lúc mờ sáng, đến tối muộn khi xóm trọ đã lên đèn các chị mới trở về phòng. Theo chị Dung, ngày thường công nhân bắt đầu làm việc từ 7 giờ sáng và kết thúc ca làm việc vào lúc 15 giờ chiều nhưng cuối năm chị cùng các công nhân trong xưởng phải tăng ca đến 19h tối.

“Bình thường công việc ở công ty đã nhiều, ngày thường, chúng tôi phải làm thêm hơn một tiếng nhưng dịp cuối năm lại càng bận rộn vì phải hoàn thành kế hoạch sản xuất trong năm, đồng thời chuẩn bị đơn hàng cho những ngày sau Tết, bởi vậy có ngày chúng tôi tăng ca thêm 3 - 4 giờ/ngày. Có những công nhân ở một số doanh nghiệp còn tăng ca cả thứ 7 và chủ nhật, tuy vất vả nhưng nghĩ chỉ còn vài tuần nữa là Tết nên ai cũng cố làm.

Nếu không tăng ca mỗi tháng lương của tôi được khoảng 6 triệu, chăm chỉ tăng ca thì cũng được hơn 8 triệu, số tiền đó cũng giúp tôi trang trải thêm nhiều khoản chi phí sinh hoạt khác. Đặc biệt tháng Tết tăng ca nhiều tiền lương sẽ tăng hơn, cộng thêm khoản tiền thưởng tôi có thêm tiền về quê biếu bố mẹ hai bên và sắm sửa Tết cho gia đình”, chị Nguyễn Thị Dung chia sẻ.

Tiếp lời chị Dung, anh Nguyễn Văn Kiên cho hay: “Ai cũng tất bật tăng ca nên những công nhân xóm trọ ít gặp nhau hơn, ngày thường vốn dĩ công nhân thường làm theo ca, trong xóm mỗi người làm mỗi giờ khác nhau, người làm ca ngày, người làm ca đêm. Cuối năm bận rộn, làm việc cũng mệt mỏi hơn, đi làm về ai nấy đều tranh thủ ăn cơm rồi nghỉ ngơi chứ không giao lưu, chuyện trò rôm rả như mọi khi. Lâu rồi anh, em trong xóm trọ chưa có dịp ngồi cùng nhau uống chén trà, nhâm nhi vài ba câu chuyện. Các chị em xóm trọ còn rủ nhau nhập hàng may về tranh thủ làm tối tại nhà”.

Nhân lên những niềm vui

Với mong muốn gia đình được đón năm mới sung túc, đủ đầy đã giúp những người công nhân có thêm động lực để vượt lên trên những nhọc nhằn, vất vả nỗ lực hết mình để làm việc, lao động sản xuất.

Từ mong muốn đó, tại các khu công nghiệp những ngày cuối năm, không khí sản xuất trở nên khẩn trương, công nhân lao động đang hối hả cho những lô hàng cuối năm. Trái ngược với sự đông đúc tại các xưởng sản xuất, ngày chủ nhật ở những xóm trọ tập trung đông công nhân ở khu công nghiệp Nội Bài (xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn) bỗng trở nên vắng vẻ lạ thường.

Khác với một số công nhân làm việc tại xưởng sản xuất, với công việc đặc thù là chăm lo công tác vệ sinh tại công ty, cuối năm số lượng công việc tuy có nhiều hơn nhưng chị Đinh Thị Lý, công nhân Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam ít phải tăng ca hơn các công nhân lao động khác.

Mặc dù mức thu nhập tháng Tết không tăng hơn nhiều so với các tháng khác trong năm nhưng với chị Lý dịp cuối năm làm việc tại công ty luôn đem đến cho chị nhiều niềm vui, động lực hơn cả. Bởi lẽ cuối năm các công nhân trong công ty luôn được các cấp công đoàn cùng Ban lãnh đạo tạo mọi điều kiện tốt nhất để làm việc và có những chế độ phúc lợi dành riêng cho các công nhân, đặc biệt là những công nhân có hoàn cảnh khó khăn.

“Cuối năm, không khí làm việc ở công ty bận rộn hơn nhưng vui hơn, trong quá trình làm việc, tôi luôn được công ty tạo điều kiện tốt nhất, cho làm thêm giờ để có thêm thu nhập, các đồng nghiệp trong tổ cũng như toàn công ty luôn sẵn sàng, hết lòng giúp đỡ những công nhân có hoàn cảnh khó khăn. Có sự gắn kết như vậy tôi luôn thấy hạnh phúc và yên tâm mỗi khi làm việc.

Với sự chăm chỉ làm việc cuối năm ngoài tiền thưởng Tết chúng tôi cũng được nhận thêm tiền thâm niên làm việc, với những công nhân làm việc trên 10 năm tại công ty sẽ được thưởng gần 2 triệu đồng. Không những vậy năm nào chúng tôi cũng được công ty tặng giỏ quà Tết đầy đủ rượu, bánh, mứt kẹo… chỉ vậy là Tết của mẹ con tôi cũng đủ đầy lắm rồi ”, chị Lý bày tỏ.

Theo chị Lý, những năm gần đây, Công đoàn Công ty chị đều tổ chức các hoạt động hỗ trợ công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn như hoạt động “Sơn hạnh phúc sáng niềm vui”, do chính cán bộ, công nhân lao động trong công ty hỗ trợ sữa chữa và sơn nhà cho những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn; hoạt động “Mùa gió ấm” tặng quà cho những gia đình cán bộ, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn… Bản thân chị cũng đã nhiều năm liền được nhận quà tặng từ hoạt động này của công ty.

Những hoạt động được tổ chức thường niên đó nhằm mục đích sẻ chia những nỗi vất vả, khó khăn trong cuộc sống mà bản thân và gia đình họ đang phải gánh chịu. Thông qua đó đã khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” của toàn thể cán bộ, công nhân lao động trong công ty, giúp cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn được kịp thời động viên, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần để họ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Qua chia sẻ của công nhân lao động, được thấy ánh mắt rạng ngời niềm vui mừng của họ khi kể lại những câu chuyện mà họ nhận được sự giúp đỡ từ công ty mới thấy những việc làm đó đã đem đến ý nghĩa quá lớn lao. Với tinh thần sẻ chia, chăm lo thiết thực đối với người lao động nên nhiều năm trở lại đây, công nhân lao động trong các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội làm việc rất hăng say. Tình cảm, sự sẻ chia, chăm lo đó chính là chất gắn kết người lao động với doanh nghiệp, với Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay sẽ kết thúc vào ngày 1/5. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bắt đầu từ ngày 2 của tháng. Vì vậy, dự kiến lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024 sẽ được chi trả từ ngày 2/5.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau: 1. Xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Lãnh đạo Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đề nghị các cấp Công đoàn Tổng Công ty nghiêm túc hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực, trong đó có 8 hoạt động quan trọng.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

(LĐTĐ) Sau gần nửa tháng triển khai, cuộc thi ảnh tập thể “Duyên dáng áo dài nữ công nhân, viên chức, lao động quận Đống Đa”, lần thứ 2 năm 2024, đã thu hút sự tham gia của 146 Công đoàn cơ sở với trên 300 bức ảnh dự thi.
Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

(LĐTĐ) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tin khác

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

(LĐTĐ) Năm qua, các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành xây dựng; và nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông.
Xem thêm
Phiên bản di động