Gợi ý cách dọn ban thờ ngày cuối năm giúp gia chủ phát tài phát lộc
Lưu ý dọn nhà cuối năm sao cho hút tài lộc chuẩn phong thủy | |
Hội chợ hàng hóa nông sản thực phẩm Tết Kỷ Hợi: Kích cầu mua sắm cuối năm |
Những ngày “đại phúc” phù hợp nhất để dọn dẹp ban thờ
Theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp là dịp ông Công ông Táo từ gian bếp của ngôi nhà cưỡi cá chép về trời bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình trong nhà để đón năm mới.
Bản chất việc dọn dẹp ban thờ có thể được thực hiện vào một ngày lành bất kỳ khi thấy bát hương đầy và ban thờ đã bám nhiều bụi bẩn. Tuy nhiên, lựa chọn tốt nhất cho gia chủ việc dọn ban thờ nên được tiến hành vào những ngày: 3, 7, 11, 15, 19, 23 và 27.
Tháng 12 âm lịch năm nay là thâng Ất Sửu nên mọi người tuyệt đối không dọn dẹp bàn thờ và ngày Tuất hay Hợi (tức mùng 8, 9, 20, 21 tháng 12 âm lịch). Ngoài ra cũng không nên chọn các ngày Dần, Mão, Thìn vốn là những ngày tam sát (tức 1, 12, 13, 14, 24, 25, 26).
Việc lựa chọn được ngày, giờ phù hợp để dọn dẹp ban thờ cuối năm sẽ giúp gia chủ tăng thêm khí vượng, góp phần cho một năm mới thịnh vượng, làm ăn phát tài phát lộc.
Cách dọn dẹp ban thờ để không bị “tán lộc, động tài”
Việc dọn dẹp ban thờ hay còn gọi là lễ “bao sái” (lễ tẩy rửa) gồm hai công đoạn chính là: Lau dọn bàn thờ và thay chân hương được thực hiện một cách tỉ mỉ với lòng thành tâm của gia chủ.
Trước khi dọn dẹp ban thờ, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề. Sau đó chuẩn bị một mâm lễ nhỏ (thường là hoa quả) đặt lên bàn thờ rồi thắp một nén hương khấn gia tiên, thần linh xin phép về việc dọn dẹp nơi thờ cúng và mời các ngài tạm lánh.
Chuẩn bị một chiếc bàn để đặt bài vị lên trên. Nếu ban thờ của gia đình thờ cúng chung tổ tiên với thần linh thì phải sắp bài vị tổ tiên và thần linh ra riêng. Lưu ý, cần phải chờ đến khi cây hương cháy xong mới được tiến hành công việc dọn dẹp.
Ngày nay do tính chất công việc bận rộn nên mọi người thường bỏ qua thủ tục này mà tiến hành dọn dẹp ban thờ luôn.
Khi lau rửa bài vị tổ tiên phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. Một số gia đình thể hiện sự thành kính của mình bằng việc đun nước mưa, nước suốt, nước lá trầm để nguội để lau ban thờ và các đồ thờ cúng.
Bắt buộc phải dùng chổi, khăn sạch riêng để lau ban thờ tuyệt đối không dùng khăn bẩn hoặc đã sử dụng để lau dọn những chỗ khác trước khi lau bàn thờ.
Đối với những gia đình có thờ cúng thần Phật, phải lau bài vị của thần Phật trước sau đó thay nước mới để lau bàn vị của tổ tiên. Nếu lau bài vị tổ tiên trước, người xưa quan niệm như vậy là bất kinh, mao phạm, thần Phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.
Các chuyên gia tâm linh lưu ý, nên lau dọn từ trên cao rồi mới xuống thấp, lau các bức tượng nên dùng khăn mềm để tránh bị xước hoặc bay màu sơn. Đối với các bức tượng bằng đồng không nên lau rửa bằng rượu, cồn, hoặc hóa chất để tránh cho đồng khỏi bị ô xi hóa, han rie thành màu xanh hoặc nhanh bị xỉn.
Khi lau chùi hạn chế việc xê dịch các bức tượng, bát hương. Bởi bát hương là hình thức hội tụ tâm thức, là sợ dây vô hình liên kết cõi trần với cõi âm, vì thế nếu di chuyển bát hương bừa bãi sẽ có thể làm đứt sợi dây liên kết ấy khiến lòng thành không được chứng giám và gây ra xui xẻo cho gia chủ.
Nếu có sự cố bất khả kháng phải xê dịch các bức tượng, đồ thờ hoặc bát hương… thì khi lau dọn xong phải sám hối và hoàn nguyên đúng vị trí như ban đầu.
Sau khi lau dọn sạch sẽ chỉn chu bàn thờ đến phần dọn bát hương. Đây là công việc rất quan trọng. Ngày nay, đa phần mọi người đều rút chân hương rồi cầm bát hưởng đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài” vì vậy các chuyên gia tâm linh khuyên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.
Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quang, cháy một nửa thì bỏ vào trong. Đợi tiền cháy hết thì đổ tro vào một lần, như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn” ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”.
Một số gia đình có thói quen đem tro bát hương cũ ra sông đổ thay vào bát hương to mới. Nhưng nên dùng chiếc rổ mắt nhỏ để lọc tro cũ đổ lại vào bát hương chứ không nên đổ đi. Việc lọc tro cũ cũng phải bắt đầu từ bát hương thờ thần Phật.
Sau khi lau rửa sạch sẽ, người ta sẽ đem bài vị thần Phật và tổ tiên đặt lại chỗ cũ. Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên ở bên phải.
Sắm sửa lễ vật gồm: hoa, quả tươi, nước sạch bày lên bàn thờ. Mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Lúc đầu cắm mỗi bát 3 nén, những lần sau chỉ cần mỗi bát một nén. Nếu có chân nhang cũ có thể cắm lại mỗi bát ba chân nhang.
Việc dọn dẹp bàn thờ ngày cuối năm không đơn thuần là việc lau dọn bụi bẩn mà còn có ý nghĩ tâm linh quan trọng. Bàn thờ trong quan niệm của người Việt Nam là nơi linh thiêng, tôn kính nhất của mỗi gia đình. Vì thế việc dọn dẹp bàn thờ sao cho đúng cách cũng là cách để con cháy bày tỏ là kính trọng tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên và biết ơn thần Phật.
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40