Tăng cường hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông

(LĐTĐ) Để bảo đảm và nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ tư vấn tâm lý cho học sinh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, năm 2022 và các năm tiếp theo, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo tăng cường triển khai công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông.
Chính sách nhân văn, cụ thể hóa chủ trương coi "giáo dục là quốc sách hàng đầu" Tạo điều kiện cho học sinh Tiểu học được học các môn tự chọn Nỗ lực cho năm học mới chất lượng, hiệu quả

Còn tồn tại, hạn chế

Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường triển khai hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông. Theo nội dung văn bản, trong thời gian qua, ở địa phương, công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông tại các nhà trường cơ bản đã được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo tổ chức thực hiện; đồng thời, công tác này cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội.

Ở Trung ương, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện một số giải pháp để triển khai công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông và đạt một số kết quả đáng ghi nhận: Phòng tư vấn tâm lý học đường được thành lập tại nhiều trường học; nhận thức của lãnh đạo, cán bộ giáo viên trong các nhà trường về công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ngày càng được nâng cao; đội ngũ giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng về tư vấn tâm lý cho học sinh trong các nhà trường...

Tăng cường hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông
Tư vấn tâm lý học đường tại Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai (quận Hà Đông).

Những kết quả bước đầu này đã góp phần phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp đối với học sinh đang hoặc có nguy cơ gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống, có hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác hỗ trợ tư vấn tâm lý cho học sinh vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện tại nhiều địa phương chưa được quan tâm, chú trọng; hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho gia đình, cộng đồng, xã hội về sức khỏe tinh thần và tâm lý học đường chưa phong phú, đa dạng và hiệu quả.

Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện tư vấn tâm lý cho học sinh còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ; công tác tư vấn tâm lý học đường tại nhiều cơ sở giáo dục thực hiện còn lúng túng, chưa đúng quy trình, chưa bảo đảm đúng yêu cầu; chưa có biên chế nhân sự chuyên trách phụ trách công tác tư vấn tâm lý học đường tại các cơ sở giáo dục; năng lực của một số cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm tư vấn tâm lý học đường còn hạn chế; nguồn lực cho hoạt động phòng ngừa, hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh chưa được đầu tư.

Ngoài ra, công tác kiểm tra, giám sát việc hiện tư vấn tâm lý học đường tại các cơ sở giáo dục còn chưa được thường xuyên. Đặc biệt, sau 2 năm bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều học sinh phổ thông đã gặp các vấn đề tâm lý như căng thẳng, rối loạn lo âu, rối loạn hành vi, trầm cảm, tự tử...

7 nhiệm vụ trọng tâm

Trong năm 2022 và các năm tiếp theo, để bảo đảm và nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ tư vấn tâm lý cho học sinh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo tăng cường triển khai công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông, tập trung vào 7 nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ nhất: Tiếp tục quán triệt thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ GD&ĐT liên quan đến công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh.

Thứ hai: Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, gia đình - nhà trường - xã hội về vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh. Hoạt động truyền thông cần thực hiện thường xuyên, liên tục, có chiều sâu và có hệ thống bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, hấp dẫn.

Thứ ba: Chỉ đạo Sở Y tế và các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội liên quan tại địa phương phối hợp chặt chẽ với Sở GD&ĐT trong triển khai phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp với những trường hợp học sinh có khó khăn về tâm lý.

Thứ tư: Chỉ đạo Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể và hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thực hiện đúng quy trình, nguyên tắc, hình thức, nội dung tư vấn tâm lý học đường; có biện pháp phòng ngừa, phát hiện và can thiệp kịp thời về tư vấn tâm lý học đường; có đánh giá, khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt hoạt động hỗ trợ tư vấn tâm lý cho học sinh; chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên tại các cơ sở giáo dục về tư vấn tâm lý học đường.

Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo tăng cường triển khai thực hiện tại địa phương mình.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ GD&ĐT (Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên) để phối hợp, giải quyết.

Thứ năm: Chỉ đạo Sở Nội vụ sắp xếp, bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách tư vấn tâm lý học đường theo quy định; nghiên cứu cơ chế bố trí cán bộ, giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý theo diện hợp đồng lao động.

Thứ sáu: Xem xét bố trí ngân sách, cơ sở vật chất cho dịch vụ hỗ trợ, tư vấn tâm lý tại địa phương; triển khai giải pháp huy động các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường tính tự chủ cho các cơ sở giáo dục; chỉ đạo các sở, ngành chức năng tham mưu về chế độ đãi ngộ, chính sách liên quan để hỗ trợ, động viên các cán bộ, giáo viên thực hiện công tác tư vấn tâm lý học đường tại các cơ sở giáo dục.

Thứ bảy: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác tư vấn tâm lý học đường tại các cơ sở giáo dục cũng như hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh tại các tổ chức, đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/12: Ngày có mưa rải rác, nhiệt độ giảm nhẹ

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/12: Ngày có mưa rải rác, nhiệt độ giảm nhẹ

(LĐTĐ) Dự báo ngày 6/12, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm có mưa vài nơi, ngày có mưa rải rác. Gió đông đến Đông Bắc cấp 2-3.
Âm thanh làng chạm khắc gỗ Vân Hà

Âm thanh làng chạm khắc gỗ Vân Hà

(LĐTĐ) Hơn 300 năm với nghề chạm khắc gỗ thủ công, người dân tại làng nghề Thiết Úng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội vẫn cần mẫn tạo ra những sản phẩm độc đáo, phục vụ nhu cầu của khách hàng. Tiếng đục đẽo ở các xưởng đã trở thành âm thanh quen thuộc trong nhịp sống của người dân nơi đây. Trải qua nhiều thế kỷ, nhiều người dân vẫn miệt mài gìn giữ nghề truyền thống cũng như tìm hướng đi mới để làng nghề không bị mai một trong dòng chảy cuộc sống hiện đại.
Kết nối đưa sản phẩm OCOP Nghệ An ra Thủ đô

Kết nối đưa sản phẩm OCOP Nghệ An ra Thủ đô

(LĐTĐ) Nghệ An là tỉnh đứng thứ hai cả nước về số lượng sản phẩm OCOP được xếp hạng từ 3 sao trở lên. Thời gian qua, Nghệ An tăng cường quảng bá, giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP đi các tỉnh, thành trong cả nước, nhất là tại Thủ đô Hà Nội.
Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội

Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội

(LĐTĐ) Chương trình quảng bá du lịch “Đêm Trúc Bạch 2024” do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức vừa qua có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục khẳng định nỗ lực và vai trò của Thành phố đối với việc tập trung phát triển kinh tế đêm thông qua các sản phẩm du lịch, nhằm khai thác tiềm năng của Thủ đô một cách toàn diện và bền vững.
Nhìn những mùa đông qua

Nhìn những mùa đông qua

(LĐTĐ) Cơn gió lạnh lùa qua khe cửa lúc vừa tỉnh giấc làm ta bất chợt rùng mình. Bên ngoài trời cứ rả rích gieo xuống nhân gian những giọt nỉ non vô tận. Mây vần vũ làm cho rạng đông thêm chút thâm u. Tôi vội khoác hờ chiếc áo đứng co ro nơi hè nhà nhìn mùa đông bắt đầu gõ cửa. Hết nắng rồi đến mưa cho ta cảm nhận khúc chuyển giao của đất trời.
Tuyển sinh đại học năm 2025: Những điểm mới cần biết  về các kỳ thi riêng

Tuyển sinh đại học năm 2025: Những điểm mới cần biết về các kỳ thi riêng

(LĐTĐ) Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của ngành Giáo dục khi có lứa học sinh đầu tiên tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chính vì vậy, công tác tuyển sinh đại học dự kiến có nhiều thay đổi. Các kỳ thi riêng phục vụ tuyển sinh cũng có những điều chỉnh quan trọng để trở nên phù hợp hơn.
Để Nghị quyết cấm thuốc lá điện tử sớm đi vào cuộc sống

Để Nghị quyết cấm thuốc lá điện tử sớm đi vào cuộc sống

(LĐTĐ) Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025. Điều đó có nghĩa, từ đầu năm tới, những loại thuốc lá mới này sẽ thuộc danh sách hàng cấm. Người dân và cử tri mong muốn các cơ quan chức năng sớm ban hành các văn bản pháp qui để sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

Tin khác

Tuyển sinh đại học năm 2025: Những điểm mới cần biết  về các kỳ thi riêng

Tuyển sinh đại học năm 2025: Những điểm mới cần biết về các kỳ thi riêng

(LĐTĐ) Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của ngành Giáo dục khi có lứa học sinh đầu tiên tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chính vì vậy, công tác tuyển sinh đại học dự kiến có nhiều thay đổi. Các kỳ thi riêng phục vụ tuyển sinh cũng có những điều chỉnh quan trọng để trở nên phù hợp hơn.
Ban hành Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số đối với cơ cở giáo dục

Ban hành Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số đối với cơ cở giáo dục

(LĐTĐ) Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số đối với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Phòng GD&ĐT vừa được Bộ GD&ĐT ban hành nhằm đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức, hướng dẫn triển khai chuyển đổi số trong phạm vi quản lý của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT.
Khắc phục chênh lệch điểm trúng tuyển bất hợp lý

Khắc phục chênh lệch điểm trúng tuyển bất hợp lý

(LĐTĐ) Những điều chỉnh, bổ sung trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non nhằm khắc phục những bất cập trong công tác tuyển sinh thời gian qua và đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh.
Siết xét tuyển sớm để đảm bảo công bằng cho thí sinh

Siết xét tuyển sớm để đảm bảo công bằng cho thí sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 6/6/2022 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Người thầy mang quân hàm xanh

Người thầy mang quân hàm xanh

(LĐTĐ) Gần 20 năm qua, câu chuyện về Thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng, Đồn biên phòng Cầu Bóng (Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa) không chỉ là người lính có nhiệm vụ ngày, đêm bám chốt địa bàn, mà anh còn trở thành thầy giáo dạy học tình thương cho trẻ em nghèo nơi đóng quân khiến nhiều người xúc động.
Chung tay kiến tạo Trường học hạnh phúc

Chung tay kiến tạo Trường học hạnh phúc

(LĐTĐ) Trường học hạnh phúc là ngôi trường mơ ước mà ở đó chỉ có niềm vui thầy trò, bạn bè dành cho nhau. Thời gian qua, bên cạnh việc trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, làm thế nào để tạo dựng Trường học hạnh phúc được ngành Giáo dục hết sức chú trọng.
Ngày 1/12, Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy

Ngày 1/12, Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ mở hệ thống đăng ký thi đánh giá tư duy (TSA) đợt 1 năm 2025 vào 11 giờ ngày 1/12.
Bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Ngày 27/11, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục

Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Việc trao đổi kinh nghiệm giữa ngành Giáo dục quận Ba Đình (Hà Nội) và ngành Giáo dục thành phố Yên Bái (Yên Bái) góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động