Chính sách nhân văn, cụ thể hóa chủ trương coi "giáo dục là quốc sách hàng đầu"
Dự kiến sẽ hỗ trợ khoảng 30.566 học sinh
Với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh học sinh, người dân ở khu vực miền núi và các đối tượng chính sách trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch Covid-19, Hà Nội dự kiến thực hiện hỗ trợ học phí đối với các đối tượng theo mức thu học phí của năm học 2022-2023 được Hội đồng nhân dân Thành phố quyết nghị.
Năm học 2022-2023, Hà Nội dự kiến sẽ hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông của thành phố Hà Nội, với tổng số đối tượng được hỗ trợ khoảng 30.566 người. Ảnh minh họa. |
Theo dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định cơ chế hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông của thành phố Hà Nội năm học 2022-2023, Hà Nội sẽ hỗ trợ 2 nhóm đối tượng, gồm:
Một là: Hỗ trợ trẻ em mầm non và học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội trên địa bàn các xã miền núi (gọi tắt là đối tượng 1).
Cụ thể, đối tượng 1 là trẻ em mầm non và học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội trên địa bàn các xã miền núi, gồm 13 xã: Huyện Ba Vì có 7 xã (Khánh Thượng, Minh Quang, Ba Vì, Ba Trại, Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài); huyện Thạch Thất có 3 xã (Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân); huyện Quốc Oai có 2 xã (Phú Mãn, Đông Xuân); huyện Mỹ Đức có 1 xã (An Phú).
Hai là: Hỗ trợ trẻ em mầm non và học sinh phổ thông thuộc đối tượng được giảm 50% và 70% học phí theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP (không bao gồm các đối tượng 1) đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội; học viên thuộc đối tượng được giảm học phí theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP đang theo học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội (gọi tắt là đối tượng 2).
Về mức hỗ trợ, theo dự thảo Nghị quyết, sẽ hỗ trợ 100% mức thu học phí đối với học sinh học tại các xã miền núi và 100% phần học phí các đối tượng được hưởng chính sách còn phải đóng sau khi thực hiện chính sách giảm học phí quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và các văn bản quy định khác có liên quan.
Về nguồn kinh phí dự kiến thực hiện, dự thảo Tờ trình của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trình Hội đồng nhân dân Thành phố nêu rõ.
Trường hợp mức thu học phí năm học 2022-2023 được giữ nguyên như năm học 2021-2022: Dự kiến kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông của thành phố Hà Nội năm học 2022-2023 khoảng 9.136 triệu đồng. Trong đó, học sinh công lập khoảng 9.052 triệu đồng; học sinh dân lập, tư thục khoảng 84 triệu đồng, với tổng số đối tượng khoảng 30.566 người.
Cụ thể: Kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn các xã miền núi khoảng 3.311 triệu đồng, với tổng số đối tượng khoảng 17.474 người. Kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng được giảm học phí theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP học tại các cơ sở giáo dục của thành phố Hà Nội khoảng 5.825 triệu đồng, với tổng số đối tượng khoảng 13.092 người.
Trường hợp mức thu học phí năm học 2022-2023 thực hiện theo lộ trình quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP: Dự kiến kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông của thành phố Hà Nội năm học 2022-2023 khoảng 17.700 triệu đồng. Trong đó, học sinh công lập khoảng 17.579 triệu đồng; học sinh dân lập, tư thục khoảng 121 triệu đồng với tổng số đối tượng khoảng 30.566 người.
Cụ thể: Kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn các xã miền núi khoảng 9.307 triệu đồng, với tổng số đối tượng khoảng 17.474 người. Kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng được giảm học phí theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP học tại các cơ sở giáo dục của thành phố Hà Nội khoảng 8.393 triệu đồng, với tổng số đối tượng khoảng 13.092 người.
Minh chứng sinh động cho quan điểm "giáo dục là quốc sách hàng đầu"
Góp ý vào dự thảo Tờ trình của Ủy ban nhân dân Thành phố và dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố, nhiều ý kiến đều cho rằng đây là chính sách có ý nghĩa nhân văn, kịp thời, tốt đẹp của Thủ đô Hà Nội, đó là tập trung chăm lo nguồn nhân lực tương lai bằng hành động, việc làm cụ thể, qua đó khẳng định tầm quan trọng của giáo dục - là quốc sách hàng đầu.
Đồng thời các ý kiến cũng khẳng định: Việc xây dựng Nghị quyết hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông năm học 2022-2023 là chính sách ưu việt và là đặc thù riêng của thành phố Hà Nội.
Bày tỏ quan điểm đồng tình và nhất trí cao với chủ trương được nêu trong dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố, ông Nguyễn Hoàng Giáp - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Đống Đa cho rằng: Đây cũng là sự quan tâm hơn của thành phố Hà Nội với những chính sách của Nhà nước đã hỗ trợ cho các đối tượng theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP; đi kèm với hỗ trợ một số nhóm đối tượng cụ thể.
“Chúng tôi cho rằng rất cần chính sách hỗ trợ như thế này để bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân, nhất là hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Chính quyền địa phương thực sự thấy mừng cho một bộ phận nhân dân được thụ hưởng”, ông Giáp nhấn mạnh.
Cũng đồng tình và bày tỏ tán thành cao với chính sách hỗ trợ nêu trong dự thảo Nghị quyết, bà Quách Thị Mai Dung - nguyên Phó Trưởng phòng Giáo dục mầm non (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội) cho rằng: Một trong những chính sách nhất quán của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam là coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Do đó, ngân sách Nhà nước luôn luôn là nguồn tài chính chủ yếu để đảm bảo hoạt động cho các cơ sở giáo dục.
Việc ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định cơ chế hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông thành phố Hà Nội năm học 2022-2023 rất cần thiết, nhằm đáp ứng đòi hỏi của việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đồng thời giải quyết một phần khó khăn cho các đối tượng trẻ em mầm non và học sinh sinh phổ thông thuộc diện chính sách ưu tiên.
Bà Dung cũng nêu thực tế: Hiện nay, thực trạng cấp học mầm non Hà Nội năm học 2021-2022 có trên 30% trẻ em mầm non đang được chăm sóc giáo dục tại các trường mầm non ngoài công lập với mức học phí đóng rất cao, có trường thu học phí tới 12 triệu đồng/tháng. Theo đó, để tiến tới bình đẳng cho trẻ em khi đến trường, bà Dung đề nghị Thành phố hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non ngoài công lập như đối với học sinh tiểu học tư thục ở các địa bàn chưa đủ trường tiểu học công lập được quy định tại khoản a mục 2 Điều 9 Nghị định 81/2021/NĐ-CP.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin khác
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36
Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu
Xã hội 17/11/2024 12:04