Tâm sự của tân cử nhân sư phạm 'không tiền, không quan hệ'

Hàng năm, bên cạnh một lượng lớn cử nhân đại học sư phạm ra trường tìm việc, thì còn một lực lượng đông đảo cử nhân cao đẳng sư phạm ở 63 tỉnh/ thành xung vào đội ngũ những người kiếm tìm cơ hội để được đi dạy.
Đâu là điểm nghẽn của đào tạo nghề?
Không nên quá lo lắng sau khi tốt nghiệp?
Sinh viên ra trường thất nghiệp nhiều: Một phần do quy hoạch yếu
Kỹ sư, cử nhân đôn đáo kiếm kế sinh nhai

Quê tôi là một huyện nhỏ của tỉnh miền núi phía Bắc. Bố mẹ tôi làm nông nghiệp, không có tiền, không quen biết.

Tôi thi vào sư phạm theo định hướng của bố mẹ. Bố mẹ tôi làm nông nghiệp, nhưng không muốn tôi phải chân lấm tay bùn mà vất vả như mình, nên muốn tôi thi vào sư phạm hoặc y, vì hai nghề này thời đại nào cũng cần, công việc ổn định, không phải lo lắng.

Tôi nghe lời, nhưng cũng được chọn ngành mình yêu thích là Tiếng Anh. Khi học, khi tiếp xúc với các em nhỏ, tôi đã thật sự yêu thích công việc này.

Nhưng yêu thích công việc là chuyện… của tôi. Nhưng tìm cách để được làm công việc yêu thích thì không phụ thuộc vào tôi nữa rồi, dù tôi có thể tự hào về lực học của mình, cũng như khả năng thực hành, vì tôi đi dạy kèm từ năm thứ hai, và kết quả thực tập của tôi rất tốt.

sư phạm, cử nhân, công chức, đại học, cao đẳng
Được đứng lớp là mơ ước của đa số cử nhân sư phạm (Ảnh Văn Chung)

Trước khi tôi thi tốt nghiệp, mọi người trong gia đình đã có buổi nói chuyện, và xác định, nếu biết ở đâu có chỉ tiêu để xin việc cho tôi thì chỉ có cách nhờ tới các chú – là người có điều kiện kinh tế vì có công ty riêng, có quen biết trong huyện - giúp đỡ.

Tâm sự với các bạn trong lớp, bạn nào cũng xác định xu hướng chung là khó xin việc, muốn xin cần có tiền. Thi công chức không dễ, chỉ tiêu chẳng bao nhiêu, mà vào làm lương thấp, nhưng cho đến lúc này ai cũng quyết tâm sẽ thi khi đến đợt tuyển dụng.

Lớp tôi có 25 người thì chỉ có 2 người có cơ hội sớm có việc làm đúng ngành. Lý do là 2 bạn này thuộc dạng “con ông cháu cha”, có người nhà làm trong ngành. Tuy nhiên, cả hai bạn đó đều không thích học sư phạm, mà phải học theo định hướng của gia đình là ra trường có chỗ làm việc, nên các bạn đó học không tập trung, nên không đủ điều kiện thi tốt nghiệp. Như vậy, năm nay 100% sinh viên lớp tôi ra trường trước mắt không ai thấy “cửa” có ngay việc làm.

Mọi người đừng cho rằng chúng tôi kén chọn, không chịu về vùng sâu vùng xa mà chỉ muốn ở lại thành phố nên mới không có việc. Nhưng sâu hay xa cũng là chỗ những người “không tiền, không quan hệ” như tôi đừng hòng với tới. Những anh chị khóa trước đã bảo rằng về vùng sâu vùng xa bây giờ thậm chí còn khó hơn về thành phố, vì sẽ được hưởng phụ cấp nhiều hơn trong khi điều kiện sinh hoạt ở những vùng đó đã được cải thiện rất nhiều.

“Phương án” dạy hợp đồng không chỉ tôi mà các bạn cùng khóa đều đã tính đến, nhưng thực tế, chúng tôi thấy cũng khó khăn chả kém thi biên chế. Mà cũng không phải có tiền là xin được, còn phải quen biết quan hệ rất… lằng nhằng may ra mới được một chỗ.

Từ nay đến một ngày “đẹp trời” nào đó, khi có một chỗ dạy trong một ngôi trường, tất cả chúng tôi xác định là sẽ phải xoay xở tìm việc làm tạm thời để sống.

Tôi chắc chắn sẽ tiếp tục với công việc gia sư trong thời gian tới. Vào năm học, chỉ có thể đi dạy kèm vào buổi tối, nên ban ngày tôi sẽ làm những công việc như thu ngân, bán hàng ở một số cửa hàng mà tôi đang “nhắm” để xin việc.

Đấy là may mà tôi còn học ngành Tiếng Anh, là một ngành mà bây giờ mọi người cho con học thêm nhiều, nên cơ hội đi gia sư của tôi không quá hiếm hoi. Chứ các bạn học mấy ngành sử, địa thì “bi đát” lắm. Có bạn đã cho biết nếu như các nhà máy lớn có đợt tuyển công nhân sẽ đăng ký tuyển.

Hỏi tôi có buồn vì thất nghiệp kiểu này không ư? Cho đến giờ tôi chỉ thấy mình không may mắn, không gặp thời. Nếu một lúc nào đó, tôi không thể bám trụ với kiểu làm mấy nghề một lúc như hiện nay, bỏ hẳn mà theo một nghề khác, cứ cho là vẫn dùng tới vốn liếng Tiếng Anh đi, khi đó tôi mất phần “dạy”, chắc là tôi sẽ cảm thấy đáng tiếc lắm, vì tôi thực sự yêu thích công việc dạy dỗ đám trẻ nhỏ.

(Ngân Anh ghi theo lời của một tân cử nhân cao đẳng sư phạm)

“Tôi có đam mê và lòng yêu mến các em nhỏ, nên dù biết nghề sư phạm khó xin việc, tôi vẫn quyết định thi vào. 4 năm học trong trường, tôi vui vì được giáo dục nghiêm khắc, tạo cho mình những hành vi chuẩn mực nhất của xã hội, được mọi người nói sinh viên sư phạm ngoan hiền... Nhưng bên cạnh đó tôi cũng có nhiều lo lắng, bởi mỗi lúc ai hỏi “Em học ngành gì?”, nghe tôi trả lời, mọi người đều thốt lên “Ôi sư phạm hả? Khó xin việc lắm”, nghe mà thấy rất buồn.

Tới lúc tốt nghiệp, tôi mới hoang mang khi đối mặt với việc tìm kiếm chỗ làm. Gia đình tôi không có điều kiện kinh tế cũng như quen biết, nên tôi chỉ mơ được về dạy học ở xã, hay vùng sâu vùng xa cũng được. Tôi đã chuẩn bị tinh thần chờ việc trong thời gian dài. Cũng như nhiều bạn khác, tôi đã tính cả tới việc sau này sẽ phải làm trái ngành, trái nghề.

Tôi chỉ mong muốn Nhà nước hãy bố trí cho mọi người ra trường đều có công việc, vì đã đào tạo ra thì phải có chỗ làm chứ đừng đào tạo ra rồi làm khó dễ, không sắp xếp việc làm cho mọi người, nhất là đối với những ngành đặc thù như sư phạm.

Hồng Phương (tân cử nhân đại học sư phạm)

Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đoàn LHCĐ thành phố Seoul chào xã giao Tổng LĐLĐ Việt Nam

Đoàn LHCĐ thành phố Seoul chào xã giao Tổng LĐLĐ Việt Nam

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Thủ đô Hà Nội từ 7-11/5, chiều 7/5, Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc) do ông Kim Hae Gwang - Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ Thành phố Seoul làm Trưởng đoàn đã tới chào xã giao Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam. Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Đối ngoại Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đức Thịnh tiếp đoàn.
Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ thành phố Seoul

Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ thành phố Seoul

(LĐTĐ) Chiều 7/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì tiếp xã giao Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc), do Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ thành phố Seoul Kim Hae Gwang dẫn đầu.
Hành trình “Theo dấu chân Người” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hành trình “Theo dấu chân Người” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

(LĐTĐ) “Theo dấu chân Người” là chủ đề hoạt động trong suốt tháng 5/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) nhằm hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn.
Hơn 420.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hơn 420.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tỉnh Điện Biên tổ chức Cuộc thi “Vẽ tranh của thiếu niên, nhi đồng về Chiến thắng Điện Biên Phủ và hình ảnh Điện Biên Phủ hôm nay”.
TP.HCM: Bắt 2 đối tượng vận chuyển hơn 600kg pháo nổ

TP.HCM: Bắt 2 đối tượng vận chuyển hơn 600kg pháo nổ

(LĐTĐ) Ngày 7/5, thông tin từ Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, Công an quận Bình Tân, vừa triệt phá, khởi tố 2 đối tượng tham gia đường dây vận chuyển pháo nổ, thu giữ hơn 600kg pháo nổ các loại.
Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 7/5, Sở Y tế Hà Nội long trọng tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Quốc tế điều dưỡng (12/5) năm 2024 với chủ đề “Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô”.
Chuẩn bị chu đáo để các kỳ thi, tuyển sinh đạt chất lượng, an toàn

Chuẩn bị chu đáo để các kỳ thi, tuyển sinh đạt chất lượng, an toàn

(LĐTĐ) Chiều 7/5, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì họp Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) Thành phố năm 2024 và Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh Thành phố năm học 2024 - 2025.

Tin khác

Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

(LĐTĐ) Trong quá trình làm việc, người lao động phải tiếp cận và chịu sự ràng buộc bởi nhiều yếu tố của điều kiện lao động. Để tạo ra sản phẩm trong quá trình sản xuất, con người phải làm việc, sử dụng, vận hành các máy, thiết bị, sản phẩm với nhiều tư thế khác nhau…
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật thì sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc; được xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và nhận lại giấy tờ; được thanh toán khoản tiền liên quan đến quyền lợi.
Cần cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Cần cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

(LĐTĐ) Ủy ban Xã hội và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội vừa phối hợp tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, nhằm nhận diện rõ tác hại, thực trạng tình hình mua bán, sử dụng cũng như bất cập, tồn tại, hạn chế trong quản lý các sản phẩm này...
Ngày 11/5 sẽ diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2024

Ngày 11/5 sẽ diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 11/5, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Hoàn Kiếm tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm.
Cách nào để hưởng lương hưu khi chưa đủ năm đóng bảo hiểm xã hội?

Cách nào để hưởng lương hưu khi chưa đủ năm đóng bảo hiểm xã hội?

(LĐTĐ) Khi đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội, người lao động vẫn có thể hưởng lương hưu theo hai cách: Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc một lần, hoặc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần.
Người lao động được hưởng những khoản trợ cấp nào khi bị tai nạn lao động?

Người lao động được hưởng những khoản trợ cấp nào khi bị tai nạn lao động?

(LĐTĐ) Khi bị tai nạn lao động, người lao động sẽ được thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định; được hưởng trợ cấp tai nạn lao động theo mức độ suy giảm khả năng lao động.
Tạo cơ hội cho người lao động huyện Ứng Hòa sớm có việc làm, ổn định đời sống

Tạo cơ hội cho người lao động huyện Ứng Hòa sớm có việc làm, ổn định đời sống

(LĐTĐ) Với 2.410 chỉ tiêu tuyển dụng đa dạng về ngành nghề, thu nhập, Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ứng Hòa năm 2024 thực sự là cơ hội tốt cho người lao động chưa tìm kiếm được việc làm tại huyện Ứng Hòa lựa chọn được công việc thích hợp với khả năng, có thể gắn bó lâu dài, ổn định đời sống ngay tại địa phương.
TP.HCM: Hơn 10.000 việc làm chờ sinh viên, người lao động ứng tuyển

TP.HCM: Hơn 10.000 việc làm chờ sinh viên, người lao động ứng tuyển

(LĐTĐ) Ngày 4/5, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Trường Đại học Văn Lang phối hợp với các đơn vị tổ chức Ngày hội việc làm - VLU’s Job Fair 2024, với hơn 10.000 vị trí việc làm dành cho sinh viên, người lao động.
Các địa phương cơ bản hoàn thành xây dựng vị trí việc làm để cải cách tiền lương từ 1/7

Các địa phương cơ bản hoàn thành xây dựng vị trí việc làm để cải cách tiền lương từ 1/7

(LĐTĐ) Chiều 4/5, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh đã thông tin về tiến độ xây dựng các văn bản về cải cách tiền lương và kết quả hoàn thiện đề án xây dựng vị trí việc làm phục vụ cho cải cách tiền lương.
Hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Bảo vệ quyền lợi cho người lao động

Hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Bảo vệ quyền lợi cho người lao động

(LĐTĐ) Về điều kiện người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), chưa đủ 20 năm đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần, ngoài các trường hợp giải quyết hưởng BHXH một lần tương tự quy định tại Điều 60 của Luật BHXH hiện hành, dự thảo Luật trình hai phương án.
Xem thêm
Phiên bản di động