Cần cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

(LĐTĐ) Ủy ban Xã hội và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội vừa phối hợp tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, nhằm nhận diện rõ tác hại, thực trạng tình hình mua bán, sử dụng cũng như bất cập, tồn tại, hạn chế trong quản lý các sản phẩm này...
Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Thiếu hành lang pháp lý đồng bộ Cần cấm ngay thuốc lá điện tử

Công tác quản lý gặp khó khăn, bất cập

Đây là vấn đề đang được đặc biệt quan tâm, nhất là gần đây, việc hút thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng được giới trẻ xem như trào lưu. Đáng lo ngại là tỷ lệ sử dụng các loại thuốc lá này ngày càng tăng, đặc biệt là đối với học sinh.

Cần cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
Toàn cảnh Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Ảnh: Quốc hội.

Trên thị trường, hiện đã xuất hiện tình trạng pha trộn, tẩm ướp các chất gây nghiện trong sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Cùng với đó là việc quảng cáo, mua bán qua mạng xã hội tràn lan, thiếu kiểm soát chất lượng, nhất là các sản phẩm nhập lậu. Đã có các báo cáo, nhiều bằng chứng khoa học cho rằng, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người sử dụng...

Phát biểu tại Phiên giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, qua công tác theo dõi, giám sát, Ủy ban Xã hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, nhận thức, quan điểm về phương thức quản lý các sản phẩm này chưa được thống nhất, công tác quản lý nhà nước trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có những khó khăn, bất cập, hạn chế.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong cho rằng, tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đối với sức khỏe, kinh tế, môi trường, đạo đức xã hội, tâm sinh lý, trật tự an toàn xã hội đã được nhận diện và cảnh báo từ lâu, nhưng đến nay hành lang pháp lý chưa có. Điều này dẫn đến thiếu các giải pháp phòng ngừa, chống tác hại của các sản phẩm này.

Đại biểu Trần Thị Vân (Đoàn tỉnh Bắc Ninh) đặt vấn đề, trong khi Bộ Y tế đề nghị cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, Bộ Công Thương lại đề xuất thí điểm thuốc lá mới, đưa thuốc lá mới vào quản lý như đối với thuốc lá thông thường. Đại biểu đề nghị đại diện Bộ Công Thương làm rõ lý do, căn cứ của đề xuất này?

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Đoàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đặt câu hỏi, Bộ Y tế có tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết chuyên đề trước khi sửa Luật để cấm việc sử dụng, mua bán thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hay không? Đại biểu cũng cho rằng, việc ứng dụng công nghệ số, mạng xã hội trong tuyên truyền pháp luật đang được đẩy mạnh, tuy nhiên, vai trò của các trang mạng này trong việc tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hướng tới đối tượng thanh thiếu niên là chưa đạt, cần có giải pháp hiệu quả để tuyên truyền tốt hơn nữa trong thời gian tới...

Xây dựng kế hoạch để sửa đổi Luật

Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế đã nắm bắt sự ảnh hưởng của thuốc lá điện tử, điều tra tình hình, phối hợp, hợp tác quốc tế để nắm bắt thực trạng của thế giới, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng các báo cáo xin ý kiến các bộ, ngành, trình Chính phủ. Bên cạnh đó, Bộ cũng đã tổ chức tổng kết, đánh giá 10 năm triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, và hiện đang tiếp tục triển khai xây dựng kế hoạch để sửa đổi luật này.

Bộ Y tế với vai trò là cơ quan tham mưu giúp Chính phủ trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, đề xuất các biện pháp để ngăn chặn các sản phẩm nhiều tác hại này đến người dân, đặc biệt là với trẻ em.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết, việc xây dựng Nghị quyết chuyên đề có thể là phương án được tính đến, để có giải pháp giải quyết tình hình cấp bách hiện nay. Về công tác tuyên truyền, thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành chức năng đẩy mạnh công tác này...

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đồng tình quan điểm cần đặt việc bảo vệ sức khỏe của người dân, của cộng đồng lên trên hết. Bộ Công Thương với vị trí, vai trò đặc thù của mình, đã soạn thảo các báo cáo, đề xuất trên tinh thần hướng đến quản lý xã hội một cách tốt nhất.

Về cơ sở thực tiễn, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, hiện nay, trên thế giới các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới đã ra đời từ lâu và số lượng người sử dụng, kinh doanh rất nhiều. Nhận thấy các chế tài, văn bản pháp lý hiện nay chưa rõ ràng, chưa đủ tính răn đe đối với các đối tượng sản xuất, mua bán hàng giả, nên Bộ Công Thương đã thận trọng kiến nghị thí điểm với mục đích nâng cao hiệu quả quản lý trong vấn đề này...

Nhiều đại biểu đề nghị, trước mắt cần phải nhận dạng và định danh được hai loại sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có phải là thuốc lá hay không cũng như làm rõ được trách nhiệm của các bên để có được kết luận cuối cùng là cấm hay không cấm. Nếu cấm thì dựa vào cơ sở nào và không cấm thì biện pháp quản lý như thế nào?

Kết luận Phiên giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đề nghị, trong năm 2024, Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan rà soát hệ thống văn bản về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để đề xuất sửa đổi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; chủ trì phối hợp nghiên cứu, đánh giá tác hại để công bố thông tin chính thức về tác hại của các sản phẩm này.

Ngoài ra, các bộ, ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của Nhân dân và đặc biệt là đối với thanh thiếu niên về tác hại của thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nói riêng; thường xuyên thanh tra, kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm pháp luật có liên quan.

Theo kết quả tổng hợp từ các cuộc điều tra của WHO (GSHS 2019), Bộ Y tế (GYTS 2022), và kết quả sơ bộ nghiên cứu Thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong học sinh tại 11 tỉnh, thành phố năm 2023, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh ở nhóm tuổi 13-17 tăng từ 2,6% năm 2019 lên 8,1% năm 2023. Ở nhóm 13-15 tuổi, tỷ lệ đã tăng hơn gấp đôi từ 3,5% năm 2022, lên 8% năm 2023...

Phát biểu tại Phiên giải trình, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần nhận diện đúng về thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, đánh giá tác hại của các loại thuốc lá này; có thông điệp rõ ràng, cụ thể đến người dân và chính kiến về trách nhiệm của nhà nước đối với vấn đề này. Đồng thời, làm rõ tồn tại, hạn chế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; xác định cụ thể nguyên nhân và trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương; đưa ra những kiến nghị cụ thể, rõ ràng.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy

(LĐTĐ) Lực lượng Cảnh sát Phòng Cảnh sát PCCC& CNCH đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền Thành phố chỉ đạo quyết liệt tổ chức thực hiện các mặt công tác.
Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức: Chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước

Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức: Chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Cô Nguyễn Thị Kim Hoa, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hồng Thái (xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), có thâm niên công tác trong ngành giáo dục 27 năm.
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

(LĐTĐ) Thông tin từ Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, những ngày gần đây, trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu, nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu của người dân tăng đột biến. Đáng chú ý, có ngày số người đến tiêm vắc xin tại VNVC tăng 1.000% so với thời điểm trước khi phát hiện một số ca bệnh.
Siêu Cup châu Âu - Nam Mỹ: Messi đọ sức với Yamal?

Siêu Cup châu Âu - Nam Mỹ: Messi đọ sức với Yamal?

(LĐTĐ) Trận Finalissima tranh Siêu Cup châu Âu - Nam Mỹ 2025 có thể chứng kiến màn đọ sức giữa thần đồng Lamine Yamal với siêu sao từng tắm cho anh 17 năm trước Lionel Messi.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.

Tin khác

Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu có thể hưởng trợ cấp hằng tháng

Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu có thể hưởng trợ cấp hằng tháng

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bổ sung chế độ trợ cấp hằng tháng đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Quy định tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024

Quy định tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2022/TT-BNV ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức.
Người nghèo từ 70 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

Người nghèo từ 70 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

(LĐTĐ) Trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách Nhà nước chi trả, nhằm hỗ trợ phần nào cho người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp là chính sách mới trong Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội

Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội

(LĐTĐ) Chính phủ đã nhiều lần ban hành văn bản hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội, nâng mức trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi.
Từ 1/7/2024, doanh nghiệp có phải trả thêm 7% lương cho người lao động có trình độ?

Từ 1/7/2024, doanh nghiệp có phải trả thêm 7% lương cho người lao động có trình độ?

(LĐTĐ) Nội dung Nghị định 74/2024/NĐ-CP ban hành ngày 30/6/2024 quy định mức lương tối thiểu cho người lao động hợp đồng. Người sử dụng lao động phải điều chỉnh chế độ lương phù hợp nhưng không được cắt giảm chế độ có lợi cho người lao động. Từ 1/7/2024, không bắt buộc trả thêm 7% lương cho người có trình độ cao hơn.
Cách tính thời điểm đóng bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục

Cách tính thời điểm đóng bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Thị Huyền (quận Long Biên, thành phố Hà Nội) hỏi: Tôi muốn biết cách tính thời điểm đóng bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục? Trường hợp đủ 5 năm liên tục, người có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Nhiều chế độ BHXH được điều chỉnh tăng từ ngày 1/7

Nhiều chế độ BHXH được điều chỉnh tăng từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Việc điều chỉnh tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng bắt đầu từ ngày 1/7/2024 kéo theo chế độ đóng - hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) của người lao động cũng có sự điều chỉnh.
Điều chỉnh thu BHXH, BHYT theo mức lương mới

Điều chỉnh thu BHXH, BHYT theo mức lương mới

(LĐTĐ) Cơ quan Bảo hiểm xã hội đề nghị các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, rà soát hợp đồng lao động và mức tiền lương tối thiểu trong thang lương, bảng lương của đơn vị theo nguyên tắc không được thấp hơn mức lương tối thiểu được điều chỉnh từ 1/7/2024 để kịp thời điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) cho người lao động.
Người bệnh sử dụng phải thuốc giả cần được bồi thường

Người bệnh sử dụng phải thuốc giả cần được bồi thường

(LĐTĐ) Quốc hội đang xem xét sửa đổi Luật Dược. Tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, khi thảo luận về dự án Luật này, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định bồi thường khi người bệnh sử dụng phải thuốc giả trong trường hợp thuốc giả nhưng lại có số đăng ký thật và hệ thống phân phối hợp pháp.
Điều chỉnh thu BHXH, BHYT theo mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7 với ba nhóm đối tượng

Điều chỉnh thu BHXH, BHYT theo mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7 với ba nhóm đối tượng

(LĐTĐ) Cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ triển khai thu tiền BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) theo mức lương cơ sở mới (2.340.000 đồng/tháng) từ ngày 1/7/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động