Sử dụng công nghệ thông tin để thay đổi giáo dục
Xây dựng nền giáo dục tiên tiến, đổi mới và hội nhập Hà Nội yêu cầu siết chặt việc sử dụng điện thoại di động trong trường học Ngành GD&ĐT Hà Nội đẩy mạnh thi đua xây dựng Trường học hạnh phúc |
Giáo dục thông minh là mô hình sử dụng công nghệ thông tin để thay đổi giáo dục với việc mở rộng thời gian, không gian, tài liệu học tập và phương pháp học tập. Vượt qua giới hạn của bài giảng trên lớp thông thường, xây dựng mô hình trường học thông minh là đòi hỏi của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và bước đầu có những kết quả từ một số nhà trường.
Cô trò Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu (quận Hai Bà Trưng) sử dụng thiết bị thông minh trong quá trình dạy học. |
Để thực hiện đề tài "Xây dựng và thí điểm mô hình giáo dục thông minh đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông ở thành phố Hà Nội", Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã lựa chọn 5 trường để thí điểm gồm: Trường Mầm non B (quận Hoàn Kiếm); Trường Tiểu học Lê Văn Tám, Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu (quận Hai Bà Trưng); Trường Trung học cơ sở Chu Văn An (quận Long Biên) và Trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú (quận Đống Đa).
Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn, chủ nhiệm đề tài, mục đích của đề tài nhằm áp dụng chuyển đổi số cho tất cả các cấp học Hà Nội, từ mầm non đến phổ thông.
Trong quá trình triển khai, nhóm chuyên gia đã nghiên cứu nền tảng giáo dục thông minh trên thế giới, những lý thuyết, bài học kinh nghiệm, sau đó đưa ra mô hình và áp dụng cụ thể vào từng trường, từng cấp học khác nhau, bao gồm: Trí tuệ nhân tạo, công nghệ số, các thiết bị tương tác, máy tính bảng, màn hình tương tác, thiết bị thực tế ảo, sản xuất các nội dung 3D thực tế ảo.
Lớp học thông minh còn có chức năng tự động chuyển đổi thành tư liệu số, biến toàn bộ bài giảng bao gồm màn hình giáo viên, camera học sinh, camera giáo viên thành một quyển sách video để tải lên thư viện. Sau giờ học, học sinh có thể mở ra học lại. Điều này giúp học sinh nắm vững bài học, đồng thời, giúp học sinh vắng mặt cũng có thể tiếp thu bài giảng.
Sau khi tổ chức thí điểm thành công tại 5 trường này, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội dự kiến tổ chức nghiệm thu vào cuối năm nay, và có thể nhân rộng mô hình tại các trường học trên địa bàn thành phố.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027
Tin khác
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Giáo dục 24/12/2024 20:01
Học sinh Hà Nội nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày
Giáo dục 24/12/2024 11:29
6.482 thí sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 24/12/2024 11:27
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31