SOS từ việc lơi là thực thi Nghị định 100…!
Đẩy mạnh việc thực hiện Luật phòng chống tác hại của rượu, bia Để Nghị định 100 tiếp tục phát huy hiệu quả Đã lơ là với dịch, lại “thờ ơ” với Nghị định 100! |
Những điều mắt thấy, tai nghe ở bệnh viện
Có mặt ở Phòng Khám cấp cứu Bệnh viện Việt Đức vào một ngày tháng 10/2020, chứng kiến các bác sĩ liên tục phải tiếp nhận, khám và cấp cứu bệnh nhân chúng tôi cũng cảm thấy chóng mặt. Tại đây, bệnh nhân bị tai nạn vào cấp cứu rất đông, trong đó có không ít bệnh nhân tai nạn giao thông. Có ca bệnh người nhà đi theo hớt hải, vừa đẩy băng ca vào xếp hàng khám vừa khóc. Bệnh nhân quần áo lấm lem và nhuốm máu, khuôn mặt đã gần như biến dạng nằm bất tỉnh.
Cấp cứu cho nạn nhân tai nạn giao thông tại Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: Kim Tiến |
Ngồi đợi ngoài phòng Hồi sức cấp cứu 1, bà Nguyễn Thị Niên (60 tuổi, Đông Hưng, Thái Bình) hướng ánh mắt lo lắng vào trong phòng bệnh cấp cứu nơi con trai bà, đang nằm bất động trên giường. Suốt 2 ngày qua, bà Niên chưa hề chợp mắt cũng không ăn uống được gì. Bà kể, 2 ngày trước, vào khoảng 8h30 phút tối, bà nhận được tin con trai bị tai nạn giao thông phải cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa Thái Bình. Khi bà tới được bệnh viện, nhận được thông tin bệnh tình của con rất nặng, cần phải chuyển đi Bệnh viện Việt Đức. Tới đây, bà được bác sĩ cho biết con trai bà bị gãy xương hàm, chấn thương sọ não, lại có nồng độ cồn trong máu cao, do anh lái xe trong tình trạng say rượu nên đã gặp tai nạn.
Theo lời kể của bà Niên, từ trước đến nay, con trai bà thường xuyên uống rượu sau đó vẫn tự điều khiển xe máy. Những lần trước, con trai bà cũng đã từng gặp phải tai nạn do điều khiển phương tiện giao thông trong khi say rượu nhưng lần này là nặng nhất. “Gia đình tôi làm ruộng, không có dư giả gì, con nằm viện chi phí rất lớn, tôi chưa biết trông cậy vào đâu. Sáng nay, gia đình tôi đã kí vào đơn phẫu thuật, nghe đâu chi phí lên tới vài trăm triệu, gia đình đã phải cắm sổ đỏ, vay mượn khắp nơi để lấy tiền phẫu thuật. Giờ chỉ biết trông chờ vào sự cứu chữa của bác sĩ” - bà Niên rưng rưng nước mắt.
Ngồi bên cạnh, ông Phạm Văn Hùng (quê ở Bắc Giang) cũng không giấu được vẻ lo lắng khi con trai hiện vẫn đang phải thở máy và hôn mê, bác sĩ chuẩn đoán bị chấn thương sọ não nặng. Từ tối hôm qua, sau khi bị tai nạn đến nay con trai ông vẫn chưa tỉnh lại. Là đứa con trai duy nhất trong nhà, năm nay mới 26 tuổi, con trai ông Hùng bị tai nạn sau khi đi liên hoan với một nhóm bạn.
Trước đây, ông Hùng cho biết đã nhiều lần khuyên con nên hạn chế rượu bia, đặc biệt khi đã uống rượu bia thì không nên tham gia giao thông thế nhưng con trai ông vẫn phớt lờ.“Nếu biết uống rượu để lại hậu quả nặng nề như thế này, chắc bản thân tôi đã quyết liệt hơn trong việc ngăn cản con” – ông Hùng thở dài bất lực.
Những hình ảnh tại Bệnh viện Việt Đức là một phần minh chứng, thể hiện sự diễn biến phức tạp và những hệ lụy để lại của các vụ tai nạn giao thông. Thực tế, sau hàng loạt các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng do các “ma men” sau tay lái gây ra, Hà Nội là một trong những địa phương tích cực vào cuộc chấn chỉnh.
Dễ thấy là hàng loạt các cuộc kiểm tra nồng độ cồn và chất ma tuý đột suất đối với lái xe, đặc biệt là người điều khiển xe máy, ô tô đã được triển khai. Các lực lượng như: Cảnh sát giao thông, Công an các quận, huyện… cũng đẩy mạnh, tăng cường lực lượng để xử lý nghiêm vào các ngày cuối tuần, tại các tuyến đường, khu vực có nhiều nhà hàng, quán nhậu, các tuyến quốc lộ, nơi có đông khu dân cư… Đây được xem là một trong những giải pháp quan trọng để kéo giảm tai nạn.
Nạn “ma men” vẫn diễn biến phức tạp
Nỗ lực vào cuộc tuy nhiên nhìn vào thực tế cho thấy, tại các con phố như: Lương Ngọc Quyến, Huỳnh Thúc Kháng… lượng khách tìm đến các quán nhậu vẫn tấp nập, đặc biệt là khung giờ cuối ngày. Theo quan sát của phóng viên, có những cuộc ăn nhậu thậm chí còn kéo dài từ chiều đến tối muộn. Dĩ nhiên, sau những “cuộc vui” như vậy, người uống rượu bia thường tự lái xe về.
Đã uống rượu bia thì không lái xe. Ảnh: Giang Nam |
Đáng nói, hành vi điều khiển phương tiện khi có “hơi men” đặc biệt nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông. Cụ thể, nghiên cứu ảnh hưởng của việc lạm dụng đồ uống có cồn đến hành vi điều khiển mô tô, xe máy tại Việt Nam được Trung tâm nghiên cứu Giao thông vận tải Việt Đức (Trường Đại học Việt Đức) thực hiện, trong số các vụ tai nạn giao thông do lái xe sau khi uống rượu bia đối với phương tiện xe máy chiếm từ 70 - 90% số vụ. Trong đó, tỉ lệ nam giới gây ra là 80 - 90%.
Quan trắc hành vi tại các nhà hàng, quán nhậu cho thấy, tỉ lệ thực khách tự điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia chiếm tỉ lệ 68% (xe máy 62%, ô tô 6%). Khoảng 40% người đi nhậu ra về trong tình trạng bị say. Nghiên cứu cũng chỉ ra, những người lái xe sau khi sử dụng rượu bia có đến 98% trường hợp không đội mũ bảo hiểm, 74% người điều khiển đi ngược chiều, 64% trường hợp không bật xi-nhan khi điều khiển phương tiện. Đặc biệt, khảo sát chuyên sâu, những nạn nhân nghĩ mình vẫn “bình thường” đủ khả năng điều khiển xe máy ra về thì lại có tỷ lệ bị chấn thương nặng cao hơn những nạn nhân cảm thấy “không bình thường”.
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, anh Nguyễn Văn Toàn (quận Hoàng Mai), cho biết, bản thân là một tài xế taxi nên việc giữ tỉnh táo, không sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện là hết sức quan trọng. Việc làm này vừa đảm bảo an toàn cho bản thân song cũng đảm bảo sự an toàn cho hành khách khi lên xe. Tuy nhiên, bản thân anh Toàn cũng lo ngại khi “văn hóa ăn nhậu” đã ăn sâu vào đời sống.
Chia sẻ về tình hình đảm bảo trật tự an toàn giao thông thời gian qua, tại Lễ phát động Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay vì an toàn giao thông” và Giao lưu trực tuyến “Giải pháp nào để đảm bảo an toàn giao thông?”, ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, trong 8 tháng đầu năm, cả nước có 9.170 vụ tai nạn giao thông, giảm hơn 19%; số người chết giảm gần 15%; số người bị thương giảm 22%.
Những ngày đầu Nghị định 100/2019/NĐ-CP gây xôn xao dư luận, nhưng chỉ sau hơn một tuần, từ thành thị đến nông thôn, đồng bằng đến miền núi, Nghị định đã thực sự đi vào đời sống và đạt kết quả tốt.
Đại diện Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng thẳng thắn nhìn nhận, dù thu được hiệu ứng tốt song trong quá trình triển khai, tình hình trật tự giao thông vẫn có thời điểm phức tạp, đặc biệt số vụ tai nạn do xe vận tải tăng, liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn đặc biệt nghiệm trọng ở Đắk Nông, Kon Tum, Quảng Bình... và thậm chí ở Hà Nội.
Để Nghị định 100 không bị ngủ quên!
Uống rượu, bia là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, lạm dụng rượu, bia lại vô cùng nguy hiểm. Hành vi này không chỉ gây tổn hại cho sức khỏe mà sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông còn tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn, có thể cướp đi tính mạng hoặc để lại thương tật suốt đời.
Để giảm thiểu tai nạn giao thông do rượu bia cần sự chung tay của toàn xã hội. Ảnh: Giang Nam |
Trước những diễn biến phức tạp của nạn “ma men” cầm lái, Nghị định 100/2019/NĐ-CP được ví như “cú đấm thép” với sứ mệnh loại trừ “ma men” – vấn nạn gây nhức nhối xã hội trong suốt một thời gian dài mà chưa có phương thuốc đặc trị công hiệu. Nhờ sự quyết liệt trong thực thi, sự ủng hộ của dư luận, sự chuyển biến lớn về ý thức khi sử dụng rượu bia đã bước đầu hình thành.
Chẳng hạn, tại không ít cơ sở kinh doanh đồ uống có cồn, để đảm bảo an toàn cho thực khách đã nhanh chóng áp dụng nhiều giải pháp như: Hỗ trợ khách gửi xe qua đêm, có sẵn một đội tài xế chuyên biệt chở khách hay liên kết với các đơn vị cung cấp dịch vụ đặt xe để hỗ trợ người dân di chuyển… Còn về phía người sử dụng, trước khi nâng chén đều xác định sẵn tâm lý, kiếm tìm nơi trông gửi phương tiện, sẵn sàng đón xe ôm, taxi để về nhà.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát đã làm đảo lộn mọi thứ của đời sống kinh tế - xã hội. Lúc này, khi đại dịch đã tạm thời lắng xuống, cả nước bắt đầu trở lại với nhịp sống thường ngày thì vấn nạn này lại có những diễn biến phức tạp. Điều này cho thấy, ý thức tự giác chấp hành của một bộ phận người dân đang có dấu hiệu “trùng xuống”, cần các ngành chức năng quyết liệt vào cuộc để “xốc” lại.
Rõ ràng, Nghị định 100/2019/NĐ-CP góp phần tích cực giáo dục ý thức người lái. Tuy nhiên, để đấu tranh với vấn nạn sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện, ngoài chế tài đủ mạnh cần phải có sự vào cuộc quyết liệt, toàn diện của cả hệ thống chính trị./.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chọn chủ đề Năm An toàn giao thông quốc gia 2020 là “Đã uống rượu bia - không lái xe” để thể hiện quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”, cũng như Kết luận số 45-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW và đặc biệt là đưa Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đi vào đời sống. Để chuẩn bị cho việc thực hiện Luật, chỉ trong vòng 4 tháng, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành xây dựng, ban hành Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nghị định này được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 30/12/2019 và có hiệu lực ngay từ ngày 1/1/2020. Điểm nổi bật của Nghị định số 100 so với các nghị định, quy định khác trước đây trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông là bổ sung, mô tả, làm rõ hơn các hành vi vi phạm, nâng cao mức phạt đối với các hành vi trực tiếp là nguyên nhân xảy ra các tai nạn giao thông. Thực tế có thể thấy, thực hiện Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, lực lượng Cảnh sát giao thông đã ra quân quyết liệt, tạo sự tác động, làm thay đổi ý thức của người tham gia giao thông, tạo sự răn đe, lời cảnh báo có sức nặng đối với người có ý định vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hôm nay (25/12): Giá dầu thế giới tăng mạnh
Techcombank nâng tầm phong cách sống qua những trải nghiệm xứng tầm dành cho hội viên Private
Mỹ Đức: Nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng trong hoạt động công đoàn năm 2024
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/12: Sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Tin khác
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Giao thông 24/12/2024 21:09
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Giao thông 24/12/2024 08:43
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025
Giao thông 17/12/2024 16:35