Để Nghị định 100 tiếp tục phát huy hiệu quả
Đã lơ là với dịch, lại “thờ ơ” với Nghị định 100! | |
Từ năm 2020, xe không chính chủ có thể bị phạt 8.000.000 đồng | |
Thêm một trường hợp chạy ngược chiều trên cao tốc bị xử phạt |
Thay đổi thói quen, nâng cao ý thức
Uống rượu, bia là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, lạm dụng rượu, bia lại vô cùng nguy hiểm. Hành vi này không chỉ gây tổn hại cho sức khỏe mà sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông còn tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn, có thể cướp đi tính mạng hoặc để lại thương tật suốt đời. Không ít vụ tai nạn giao thông do “ma men” gây ra đã để lại những hệ lụy đau lòng.
Còn nhớ, ngày 24/3/2020, tại quận Hoàng Mai, tài xế điều khiển xe ô tô đang lưu thông bất ngờ lao sang phần đường bên cạnh, đi ngược chiều đâm vào xe máy khiến người phụ nữ điều khiển xe máy bị thương nặng. Tài xế lái xe bỏ chạy cho đến khi lốp trước phía lái bị nổ mới chịu dừng lại. Kết quả kiểm tra nồng độ cồn cho thấy, tài xế vi phạm mức 0,36mg/mililit khí thở.
Lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn. |
Mới đây, ngày 13/6, tại khu vực đường Nguyễn Trãi thuộc địa bàn phường Thượng Đình (quận Thanh Xuân) một thanh niên say rượu đi xe máy chở ba người đã tông trúng hai vợ chồng đang đi bộ khiến người vợ mang thai mất đi thai nhi 32 tuần tuổi. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn lại xuất phát từ việc sử dụng rượu, bia. Người điều khiển phương tiện không làm chủ được bản thân, đi xe lạng lách, đánh võng, chạy tốc độ cao, tránh vượt sai quy định, đi sai làn đường.
Trước những diễn biến phức tạp của nạn “ma men” cầm lái, Nghị định 100 cùng với kế hoạch tổng kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn trên cả nước được triển khai toàn diện. Đây được ví như “cú đấm thép” với sứ mệnh loại trừ “ma men” – vấn nạn gây nhức nhối xã hội trong suốt một thời gian dài mà chưa có phương thuốc đặc trị công hiệu. Nhờ sự quyết liệt trong thực thi, sự ủng hộ của dư luận, sự chuyển biến lớn về ý thức khi sử dụng rượu bia đã bước đầu hình thành.
Chẳng hạn, tại không ít cơ sở kinh doanh đồ uống có cồn, để đảm bảo an toàn cho thực khách đã nhanh chóng áp dụng nhiều giải pháp như: Hỗ trợ khách gửi xe qua đêm, có sẵn một đội tài xế chuyên biệt chở khách hay liên kết với các đơn vị cung cấp dịch vụ đặt xe để hỗ trợ người dân di chuyển… Còn về phía người sử dụng, trước khi nâng chén đều xác định sẵn tâm lý, kiếm tìm nơi trông gửi phương tiện, sẵn sàng đón xe ôm, taxi để về nhà.
Để “cú đấm thép” tiếp tục hiệu quả
Không thể phủ nhận, Nghị định 100 đã tạo ra bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến đẩy lùi “ma men” sau tay lái trên cả nước. Đối diện với mức phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22 - 24 tháng, nhiều người đã không còn dám tùy tiện lái xe khi đã uống rượu, bia. Hiệu ứng tích cực đã lan tỏa trong toàn xã hội, vi phạm nồng độ cồn cũng như các số vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia đã giảm mạnh.
Ảnh minh họa. |
Theo báo cáo của Cục Cảnh sát giao thông trong 6 tháng đầu năm, lực lượng Cảnh sát giao thông trên toàn quốc đã lập biên bản xử lý 1.835.483 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, phạt tiền hơn 1.617 tỷ đồng, tước 150.931 giấy phép lái xe. Trên đường bộ xử lý 1.757.988 trường hợp, phạt tiền 1.537 tỷ 461 triệu đồng; tước giấy phép lái xe 150.744 trường hợp; tạm giữ 304.644 phương tiện. Trong đó có 86.044 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 563 trường hợp lái xe dương tính với ma túy; 18.617 trường hợp quá tải; 177.569 trường hợp chạy quá tốc độ; 304.213 trường hợp không đội mũ bảo hiểm.
Tại Hà Nội, theo ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2020, trên toàn địa bàn thành phố, Cảnh sát giao thông đã phát hiện và xử lý gần 3.000 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn. Đây là con số lớn, đứng đầu lực lượng Cảnh sát giao thông các tỉnh, địa phương về xử lý lỗi vi phạm này.
Nỗ lực vào cuộc là vậy, tuy nhiên theo đánh giá thực tế, số trường hợp vi phạm bia rượu hiện nay vẫn đang ở mức cao. Vì vậy, nếu lực lượng Cảnh sát giao thông không tiếp tục tăng cường kiểm tra xử lý thì những nguy cơ về mất an toàn giao thông, tai nạn giao thông nghiêm trọng do rượu bia vẫn là nỗi lo thường trực.
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, anh Nguyễn Văn Toàn (quận Hoàng Mai), cho biết, bản thân là một tài xế taxi nên việc giữ tỉnh táo, không sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện là hết sức quan trọng. Việc làm này vừa đảm bảo an toàn cho bản thân song cũng đảm bảo sự an toàn cho hành khách khi lên xe. Tuy nhiên, bản thân anh Toàn cũng lo ngại khi văn hóa ăn nhậu đã ăn sâu vào đời sống.
Tâm lý “ép rượu” hay “cả nể” vẫn còn tồn tại trong những cuộc nhậu, điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. “Ngoài bản thân tự kiềm chế, nhắc nhở không uống rượu bia khi tham gia giao thông thì hiệu quả ngăn ngừa, hạn chế vi phạm say xỉn khi lái xe còn phụ thuộc nhiều vào sự nghiêm túc, quyết liệt của lực lượng chức năng” – anh Toàn chia sẻ.
Mở rộng quan điểm này, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Khuất Việt Hùng cho biết, 6 tháng đầu năm 2020, số vụ vi phạm quy định về nồng độ cồn ở mức cao, trong đó nhiều trường hợp bị xử phạt ở mức cao nhất. Theo ông Hùng, ý thức chấp hành pháp luật giao thông của một số người tham gia giao thông chưa cao. Khi lực lượng chức năng dừng phương tiện để kiểm tra đã có những lời nói, hành động chống đối, bất hợp tác, nhất là khi được kiểm tra nồng độ cồn. Có những trường hợp người vi phạm nồng độ cồn trốn tránh không xuất trình giấy phép lái xe, bỏ lại phương tiện…
Từ thực tế cho thấy, với sự kiểm soát chặt chẽ của lực lượng chức năng cùng việc đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về quy định xử phạt cũng như việc kiên quyết xử lý các lái xe vi phạm nên vi phạm về nồng độ cồn của người tham gia giao thông giảm mạnh, mức xử phạt đủ sức răn đe. Từ đó, tạo nên sự chuyển biến tích cực về ý thức, hành vi của người tham gia giao thông, tạo động lực quan trọng nhằm phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Hạn chế tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia là vấn đề của toàn xã hội. Mỗi cá nhân, gia đình, địa phương và các cơ quan chức năng cần phải phối hợp chặt chẽ giáo dục quản lý và xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm. Nhưng trên hết, ý thức người tham gia giao thông là yếu tố quan trọng hàng đầu, góp phần giảm tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia gây ra.
Theo nghiên cứu ảnh hưởng của việc lạm dụng đồ uống có cồn đến hành vi điều khiển mô tô, xe máy tại Việt Nam được Trung tâm nghiên cứu Giao thông vận tải Việt Đức (Trường Đại học Việt Đức) thực hiện, trong số các vụ tai nạn giao thông do lái xe sau khi uống rượu bia đối với phương tiện xe máy chiếm từ 70 - 90% số vụ. Trong đó, tỉ lệ nam giới gây ra là 80 - 90%. Quan trắc hành vi tại các nhà hàng, quán nhậu cho thấy, tỉ lệ thực khách tự điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia chiếm tỉ lệ 68% (xe máy 62%, ô tô 6%). Khoảng 40% người đi nhậu ra về trong tình trạng bị say. Nghiên cứu cũng chỉ ra, những người lái xe sau khi sử dụng rượu bia có đến 98% trường hợp không đội mũ bảo hiểm, 74% người điều khiển đi ngược chiều, 64% trường hợp không bật xi-nhan khi điều khiển phương tiện. Đặc biệt, khảo sát chuyên sâu, những nạn nhân nghĩ mình vẫn “bình thường” đủ khả năng điều khiển xe máy ra về thì lại có tỷ lệ bị chấn thương nặng cao hơn những nạn nhân cảm thấy “không bình thường”. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh
Nghiệm thu toàn bộ tuyến metro số 1 trong tháng 12/2024
Tổng Công hội Bắc Kinh thăm và làm việc tại Công ty TNHH đồ chơi Chee Wah Việt Nam
Tổ chức các phong trào thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp
985 học sinh được xét nghiệm miễn phí sàng lọc bệnh Thalassemia
Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
Hà Nội phải tập trung giải quyết ngay ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông
Tin khác
Nghiệm thu toàn bộ tuyến metro số 1 trong tháng 12/2024
Giao thông 27/11/2024 15:54
Các bến xe tại TP.HCM lên kế hoạch phục vụ đi lại dịp Tết Ất Tỵ 2025
Giao thông 27/11/2024 08:51
Phát huy hiệu quả mô hình nhà chờ xe buýt văn minh từ dân vận khéo
Đề án Hà Nội 25/11/2024 16:51
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18