Đẩy mạnh việc thực hiện Luật phòng chống tác hại của rượu, bia
Một số Luật có hiệu lực bạn đọc cần biết Thủ tướng chỉ thị tăng cường phòng, chống tác hại của rượu, bia Thay đổi dần hành vi “văn hóa ăn nhậu” |
Ngày 28/9, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai một số văn bản pháp luật hướng dẫn Luật phòng, chống tác hại của rượu bia.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), rượu, bia đứng thứ 5 trong số 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh mạn tính. Rượu, bia gây tác hại với cả người uống, người xung quanh đối tượng uống và với cả cộng đồng xã hội.
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội nghị. |
Tại Việt Nam, rượu, bia là một trong ba nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới ở độ tuổi từ 15 đến 49. Chi phí giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia chiếm khoảng 1% GDP. Chi phí xử lý 6 bệnh ung thư mà rượu, bia là một trong những nguyên nhân cấu thành gánh nặng cho nhiều gia đình và xã hội.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh trước thực trạng trên, ngành y tế cần phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương khác đẩy mạnh việc thực hiện phòng chống tác hại của rượu, bia.
Theo ông Tuyên, trong giai đoạn vừa qua, ngành y tế đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, trở thành một điểm sáng trong thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững, được quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, bên cạnh việc đối phó với những bệnh truyền nhiễm, xử lý các vấn đề của bệnh không lây nhiễm luôn là một khó khăn của ngành y tế.
Sử dụng rượu, bia gây ra một số tác hại khác diễn ra từ từ và kéo dài như ung thư, bệnh lý tim mạch, xơ gan, rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ, ngộ độc bào thai do bà mẹ sử dụng rượu, bia... Uống rượu, bia không kiểm soát được còn gây tổn hại đến các mối quan hệ trong gia đình, xã hội, làm suy giảm chất lượng nhân lực, chất lượng dân số, phá vỡ các mối quan hệ gia đình, xã hội. Chính vì vậy, rượu, bia là loại hàng hóa được hầu hết các quốc gia đưa vào kiểm soát chặt chẽ và không khuyến khích tiêu dùng.
Để Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đi vào cuộc sống, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, cần có sự vào cuộc của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, sự đồng thuận mạnh mẽ của nhân dân. Cụ thể, tại các địa phương cần thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của rượu, bia, sau đó phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho từng cấp, ngành và xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100 của Chính phủ.
"Các địa phương cần tập trung triển khai các quy định trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia về nghiêm cấm điểm kinh doanh, bán bia, rượu và nghiêm cấm địa điểm tổ chức uống bia, rượu", ông Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.
Cùng với Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 28/9/2020, có hiệu lực từ ngày 15/11/2020 (thay thế Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế) trong đó có một phần quy định về phòng, chống tác hại rượu, bia.
Cụ thể, tại Điều 30 của Nghị định 117 quy định, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 đến 500 nghìn đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia. Phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng đối với các hành vi: Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; ép buộc người khác uống rượu, bia...
Theo bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, một điểm nữa liên quan đến phân công trách nhiệm, Nghị định này sẽ phân công trách nhiệm một cách rõ ràng vai trò của từng bộ, ngành có liên quan, trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp.
"Đặc biệt, Nghị định quy định chi tiết trách nhiệm của chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trong quản lý, thông tin giáo dục truyền thông liên quan đến phòng, chống tác hại rượu bia trong phạm vi địa bàn quản lý; trách nhiệm quản lý rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh hay không. Từ việc phân định trách nhiệm sẽ tránh sự buông lỏng, chồng chéo trong quản lý, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan”, bà Trang cho hay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng
Y tế 28/10/2024 06:03
Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân
Y tế 27/10/2024 16:42