Sinh viên ngành y: "Ra trường có lương bằng công nhân là tốt lắm rồi"

Thời gian đào tạo lâu, học phí đắt đỏ nhưng khi vào nghề lại hưởng chế độ đãi ngộ không tương xứng - điều này khiến rất nhiều sinh viên ngành y tự vấn: "Có nên theo nghề hay không?". Thậm chí, nhiều sinh viên chuẩn bị ra trường chỉ "ao ước" có lương bằng công nhân.
Tôn vinh nét đẹp phụ nữ ngành Y Công đoàn Bệnh viện đa khoa Hà Đông chú trọng chăm lo đời sống cho người lao động

Đấu tranh tư tưởng để chọn hướng đi phù hợp

Đối với nhiều ngành đào tạo khác, sau 4 năm học, tốt nghiệp ra trường, sinh viên có thể đi làm luôn, nhưng với sinh viên trường Y sau khi học tập 6 năm và tốt nghiệp ra trường, đó mới tạm gọi là “xóa mù”.

Theo quy định, bác sĩ sau khi ra trường phải thực hành liên tục tại các cơ sở khám chữa bệnh thêm 18 tháng mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Như vậy, với các bác sĩ thì sự đầu tư học hành là rất nhiều.

Chưa kể, học phí đào tạo ngành y luôn nằm trong top cao và tăng liên tục. Thậm chí có những cơ sở đào tạo học phí lên đến 70 triệu/năm. Vất vả là vậy nhưng nếu được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập thì bác sĩ hưởng lương, phụ cấp chỉ hơn 4,8 triệu đồng. Mức lương này chỉ đảm bảo một phần nhu cầu của cuộc sống.

Thực tế này khiến nhiều sinh viên ngành y băn khoăn bởi chế độ đãi ngộ không xứng đáng với thời gian, công sức mà họ đã bỏ ra trong suốt nhiều năm đèn sách.

Chia sẻ với Báo Lao Động, Bạch Đức - sinh viên Trường Đại học Y Dược (Đại học Thái Nguyên) cho biết, bản thân em có rất nhiều trăn trở về việc nên theo nghề hay không?

"Hiện nay, học phí ngành y rất cao, chúng em chỉ lo áp lực học hành, thi cử nên không có thời gian làm thêm, điều kiện kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình.

Thực ra, ai cũng mong muốn đi học để có tương lai và cuộc sống tốt hơn, bố mẹ em cũng vì vậy mà quanh năm suốt tháng làm lụng ở quê gửi tiền lên cho con học tập. Thế nhưng với mức lương ra trường thấp như vậy, em lo cho bản thân còn chưa nổi thì làm sao có thể báo đáp cha mẹ” - Đức thở dài.

Sau khi hoàn thành chương trình học, Bạch Đức vẫn mong mỏi được theo nghề nhưng em sẽ cố làm thêm một nghề khác để trang trải cuộc sống. Đức cũng mong mỏi, thời gian tới sẽ có mức đãi ngộ phù hợp với nhân viên y tế, để các sinh viên chuẩn bị ra trường yên tâm, chuyên tâm học tốt, làm tốt công việc chuyên ngành, không phải nặng gánh mưu sinh.

Còn Lương Quốc Thái - sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội lại có định hướng khác. Thái sẽ hoàn thành chương trình học, nhưng tốt nghiệp xong em sẽ chuyển hướng với những dự định mới.

“Gia đình em có truyền thống làm bác sĩ nên em hiểu được những vất vả trong nghề. Em muốn sau khi ra trường sẽ có mức thu nhập ổn định hơn và có nhiều thời gian cho bản thân, gia đình và bạn bè. Không phải em không yêu nghề, không phải không muốn cống hiến và theo đuổi nhưng hoàn cảnh và điều kiện hiện tại cho thấy em cần ưu tiên lo tốt cho bản thân và cuộc sống của mình trước.

Bản thân em cũng từng băn khoăn, đặt lên bàn cân so sánh những thứ được và mất trước khi quyết định, rất may gia đình hoàn toàn ủng hộ em” - Quốc Thái chia sẻ.

Nuôi nấng niềm tin

Khi được hỏi về định hướng công việc trong tương lai, em Hà Giang - sinh viên Trường Đại học Y Dược (Đại học Thái Nguyên) đã bày tỏ sự kiên định. Giang cho biết, 6 năm học đại học chỉ là bước đầu, muốn theo nghề phải học thêm 18 tháng lấy chứng chỉ hành nghề, sau đó học tiếp 1-2 năm chuyên khoa. Nhiều năm học tập phải bỏ ra biết bao công sức và tiền bạc, cô nàng quyết tâm bám trụ với nghề.

"Sinh viên ngành y có muôn vàn áp lực, chúng em phải học hành thâu đêm suốt sáng. Có những đêm trực không được ngủ tí nào, hôm sau vẫn phải đi thi. Bản thân em một tuần phải đi trực 1-2 buổi tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Bệnh viện A Thái Nguyên, Bệnh viện phổi Thái Nguyên. Vừa trực vừa học rất vất vả nhưng sinh viên không đi trực thì không nhận được đồng phụ cấp nào.

Nỗ lực là vậy, em chỉ mong sau khi ra trường mức lương của bác sĩ bằng với mức lương của công nhân là tốt lắm rồi” - Hà Giang cười trừ.

Chia sẻ về ngành nghề bản thân đang theo đuổi, Nguyễn Ngọc - sinh viên Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam cho biết, em rất buồn khi đọc thông tin về việc nhiều y bác sĩ nghỉ việc, bỏ nghề vì lương thấp. Nhưng em vẫn quyết tâm theo nghề vì em tin trong tương lai Nhà nước và các bộ ban ngành liên quan sẽ có thêm cơ chế và chính sách để cải thiện đời sống của nhân viên y tế.

Theo Trang Thiều - Phùng Nhung/Laodong.vn

https://laodong.vn/tuyen-sinh/sinh-vien-nganh-y-ra-truong-co-luong-bang-cong-nhan-la-tot-lam-roi-1076696.ldo

Nên xem

Tặng quà tri ân 267 đối tượng chính sách nhân dịp 27/7

Tặng quà tri ân 267 đối tượng chính sách nhân dịp 27/7

(LĐTĐ) Ngày 17/7, Đảng ủy, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Mộ Lao (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tổ chức gặp mặt, tặng quà 267 đối tượng chính sách là thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, cán bộ lão thành cách mạng, người nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn phường nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
Quận Long Biên: Thành lập Công đoàn Công ty cổ phần Giong Việt Nam với 58 đoàn viên

Quận Long Biên: Thành lập Công đoàn Công ty cổ phần Giong Việt Nam với 58 đoàn viên

(LĐTĐ) Chiều nay (17/7), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã công bố Quyết định thành lập Công đoàn Công ty cổ phần Giong Việt Nam, với 58 đoàn viên và Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời gồm 5 đồng chí.
Công đoàn Trường Mầm non Lê Quý Đôn thực hiện mô hình “Vườn rau của bé”

Công đoàn Trường Mầm non Lê Quý Đôn thực hiện mô hình “Vườn rau của bé”

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), Công đoàn Trường Mầm non Lê Quý Đôn (quận Hai Bà Trưng) đã thực hiện mô hình “Vườn rau của bé”.
Cơ chế, chính sách ưu đãi đối với dự án nhà ở xã hội chưa thực sự hấp dẫn

Cơ chế, chính sách ưu đãi đối với dự án nhà ở xã hội chưa thực sự hấp dẫn

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh kiến nghị cần có chính sách xã hội về nhà ở, thống nhất chỉ có một loại nhà (không phân biệt nhà ở xã hội và nhà ở thương mại) theo chất lượng của Bộ Xây dựng quy định để người dân được tiếp cận như nhau về chất lượng và dịch vụ.
LĐLĐ quận Hà Đông biểu dương 85 gia đình CNVCLĐ tiêu biểu năm 2024

LĐLĐ quận Hà Đông biểu dương 85 gia đình CNVCLĐ tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông đã tổ chức Hội nghị biểu dương, khen thưởng 85 gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu năm 2024.
Đa dạng các hoạt động chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Đa dạng các hoạt động chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng đã và đang triển khai sâu rộng các hoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Công đoàn ngành Y tế Nghệ An biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu

Công đoàn ngành Y tế Nghệ An biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/7, Công đoàn ngành Y tế Nghệ An tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm, tổng kết hoạt động Tháng Công nhân và biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu.

Tin khác

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Nhu cầu sử dụng lao động tăng, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để sản xuất.
Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Ngày 11/7, phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Ninh Bình đã diễn ra thành công, thu hút hàng nghìn người lao động và hơn 100 doanh nghiệp tham gia. Sự kiện này đã phần nào hiện thực hóa các kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh khác trong khu vực.
Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

(LĐTĐ) Là một mô hình đào tạo song song giữa học nghề và học văn hóa phổ thông dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), chương trình học nghề hệ 9+ (Chương trình 9+) hiện đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý cho các em học sinh vừa có thể tiếp tục học tập theo chương trình phổ thông, vừa được đào tạo kỹ năng nghề để có thể lập nghiệp từ sớm.
Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ổn định đã tạo thời cơ tốt cho các doanh nghiệp trên địa bàn nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, tích cực tuyển dụng lao động đem lại những tín hiệu khả quan cho thị trường lao động Hà Nội.
Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Tại buổi họp Chính phủ thường kỳ chiều 6/7, báo chí quan tâm tới việc tăng lương cơ sở và đặt câu hỏi đến Bộ Nội vụ là trong kỳ nhận lương tháng 7 này, mức lương mới của cán bộ, công chức, viên chức đã được lĩnh ngay hay chưa?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều điểm sáng, thị trường lao động của thành phố Hà Nội cũng tiếp tục đà phục hồi, phát triển. Điều này thể hiện ở việc trong 6 tháng đầu năm, tỉ lệ giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố tăng, số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Thành phố giảm.
Gian nan tìm nguồn lao động

Gian nan tìm nguồn lao động

(LĐTĐ) Nền kinh tế đang dần phục hồi, nhiều doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã có đơn hàng và kế hoạch mở rộng sản xuất. Tuy nhiên câu chuyện về lao động (LĐ) vẫn đang là một bài toán nan giải.
Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

(LĐTĐ) Theo luật hiện hành, doanh nghiệp có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm, sau khi tham khảo ý kiến của người lao động, song cơ quan có thẩm quyền khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm có lợi hơn cho người lao động so với quy định chung...
Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động quý II vừa qua là 7,5 triệu đồng/tháng, giảm 137.000 đồng so với quý trước. Nguyên nhân do quý II không còn các khoản thu nhập bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Phiên bản di động