Hỗ trợ phụ nữ quản lý tài chính thông minh, phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Thời gian qua, với quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp và Ngân hàng chính sách xã hội đã hỗ trợ hàng triệu hộ gia đình được tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ, góp phần không nhỏ trong cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Nâng cao nhận thức của phụ nữ Thủ đô trong xây dựng “Gia đình hạnh phúc, không bạo lực” Lan tỏa văn hóa ứng xử đẹp của phụ nữ Thủ đô qua báo chí Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

Trong thời gian qua, thực hiện Chiến lược Tài chính toàn diện quốc gia, nhằm nâng cao năng lực quản lý tài chính cho các đối tượng vay vốn tín dụng chính sách, hàng năm, Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN thành phố Hà Nội nói riêng đã cùng Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn về tài chính toàn diện, quản lý tài chính cá nhân và hộ gia đình, giúp hộ vay có thêm hiểu biết, kiến thức về tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; đẩy mạnh hướng dẫn các hộ vay vốn, hội viên, phụ nữ gửi tiết kiệm tại Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng chính thức, tạo nguồn vốn tự có cho gia đình, giảm nhẹ gánh nặng hoàn trả vốn.

Với quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống Hội LHPN các cấp và Ngân hàng chính sách xã hội đã hỗ trợ hàng triệu hộ tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ, góp phần không nhỏ trong cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, trong đó có một bộ phận không nhỏ hội viên, phụ nữ.

Hỗ trợ phụ nữ quản lý tài chính thông minh, phát triển kinh tế
Chương trình tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình giúp chị em phụ nữ có thêm kiến thức về tài chính gia đình, kiến thức về quản lý vốn vay để phát triển kinh tế.

Tại Chương trình tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình năm 2024 do Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Công ty TNHH MTV Tài chính Home Credit thực hiện, bà Nguyễn Thị Hường - Trưởng ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, Hội LHPN Hà Nội cho biết: Trong việc hỗ trợ phụ nữ tiếp cận tín dụng, Hội LHPN các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội được đánh giá là tổ chức có uy tín, tin cậy, có nhiều đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Do vậy, từ các hoạt động hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, làm giàu chính đáng; hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, phát huy nội lực,... đã thúc đẩy phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp và nâng cao năng lực phát triển kinh tế, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo; tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới; đảm bảo an sinh xã hội của Thành phố, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển của Thủ đô trong giai đoạn mới.

Để góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống, tạo cơ hội bình đẳng cho người dân trong tiếp cận các nguồn lực phát triển và thụ hưởng các chính sách và các dịch vụ cơ bản, Hội LHPN Hà Nội đã chỉ đạo của các cấp Hội phối hợp chặt chẽ với các Ngân hàng và tổ chức tín dụng thực hiện có hiệu quả công tác ủy thác và cho vay vốn đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong nhiều năm qua, hoạt động của các cấp Hội ngày càng đi vào nề nếp, hiệu quả; thực hiện tốt các hoạt động vay vốn.

Tính đến ngày 30/6/2024, các cấp Hội trên địa bàn Thành phố duy trì, quản lý nguồn vốn vay từ các Ngân hàng và tổ chức tín dụng là 9.547 tỷ 753 triệu đồng cho 161.567 hội viên phụ nữ vay vốn. Bên cạnh các nguồn vốn thông qua Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, Hội LHPN Hà Nội còn quản lý nguồn vốn như vốn Quốc tế và vốn Tiết kiệm vì phụ nữ nghèo dư nợ cho vay. Các nguồn vốn vay thực hiện đảm bảo đúng nguyên tắc của Ngân hàng Nhà nước quy định.

Các hộ vay vốn đã phát huy hiệu quả của nguồn vốn vay, tạo việc làm, thu hút nhiều lao động, kinh tế gia đình ngày càng phát triển. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo vay vốn đã thoát nghèo, các cháu học sinh, sinh viên thuộc các gia đình có hoàn cảnh khó khăn được theo học các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề.

Hỗ trợ phụ nữ quản lý tài chính thông minh, phát triển kinh tế
Ngày càng có nhiều phụ nữ mạnh dạn khởi nghiệp.

Bà Lê Quỳnh Trang - Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô cho biết, nguồn vốn vay không lãi suất hỗ trợ phụ nữ nghèo vay vốn trong 10 năm mà Báo Phụ nữ Thủ đô giải ngân đã giúp nhiều phụ nữ khó khăn và gia đình làm kinh tế gia đình, phát triển chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, phát huy nghề truyền thống gia đình, gia tăng giá trị kinh tế bền vững, cải thiện thu nhập, ổn định đời sống…

Nhờ có chương trình này mà tính đến nay, nhiều hội viên phụ nữ tại nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố như: Ba Vì, Gia Lâm, Đống Đa, Long Biên, Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Thanh Xuân... được thụ hưởng nguồn vốn vay để có được nguồn thu nhập ổn định. Nhiều chị em đã làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, nuôi dạy con tốt, có được tổ ấm hạnh phúc.

Hằng năm, Báo Phụ nữ Thủ đô tiến hành trao vốn đầu năm, cuối năm đi khảo sát hiệu quả sử dụng đồng vốn và nghiệm thu hợp đồng, thu hồi vốn đúng cam kết. Đồng vốn được quay vòng hiệu quả, được chị em phụ nữ đón nhận và trả vốn vay đúng hạn, không có nợ khó đòi. Trong năm 2024, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Công ty TNHH MTV Tài chính Home Credit trao nguồn vốn vay không lãi suất cho 10 hội viên phụ nữ tại huyện Ứng Hòa. Mức vay mỗi hộ gia đình là 10 triệu đồng, giúp các hội viên phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Chương trình Tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình năm 2024 sẽ giúp phụ nữ có thêm những kỹ năng, kiến thức về tài chính gia đình, kiến thức về quản lý vốn vay để phát triển kinh tế, nâng cao quyền năng kinh tế của bản thân. Từ đó, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, góp phần thực hiện bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

(LĐTĐ) Phiên dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.

Tin khác

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có vai trò, ý nghĩa quan trọng không những đối với người lao động (NLĐ), doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của từng gia đình, đến sự phát triển của xã hội. Thời gian qua, các cấp, ngành của thành phố Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt công tác ATVSLĐ giúp hạn chế tối đa tai nạn lao động.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

(LĐTĐ) Theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan, có nhiều trường hợp dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động, đối với mỗi trường hợp chấm dứt HĐLĐ, NLĐ sẽ có những quyền lợi khác nhau.
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025

Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025

(LĐTĐ) Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội yêu cầu báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước 6/1/2025.
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động

Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động

Với phương châm “Công đoàn đồng hành vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vì đời sống, việc làm của người lao động”, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nhằm khích lệ tinh thần sáng tạo, cống hiến của người lao động. Bên cạnh đó, Công đoàn cũng phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động để đảm bảo đời sống, việc làm, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất.
Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến

Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ người lao động là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, vì vậy, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (đóng trên địa bàn huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn, quan tâm đảm bảo quyền lợi, chế độ phúc lợi để người lao động yên tâm lao động sản xuất, cống hiến cho sự phát triển của Công ty.
Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến

Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến

(LĐTĐ) Là một trong những doanh nghiệp có lịch sử lâu đời và uy tín trong lĩnh vực công ích, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội luôn thực hiện tốt các quy định về pháp luật lao động và đảm bảo đời sống, việc làm cho người lao động. Từ đó, tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến cho sự phát triển chung của Công ty. Năm 2024, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tôn vinh là doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động.
TP.HCM: Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gần 9.300 tỷ đồng

TP.HCM: Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gần 9.300 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong 9 tháng đầu năm 2024, số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là 9.288,82 tỷ đồng.
Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?

Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?

(LĐTĐ) Doanh nghiệp phải chốt sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động (NLĐ) khi chấm dứt hợp đồng. NLĐ không tự chốt sổ BHXH được, trách nhiệm này thuộc về người sử dụng lao động.
Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã có ý thức phối hợp với các cấp Công đoàn tại các địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng tránh tai nạn… cho người lao động. Qua đó, giúp người lao động yên tâm làm việc, cống hiến lâu dài, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.
Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH

Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH

(LĐTĐ) Theo thống kê Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội, trong tháng 8/2024 (số liệu tính đến hết 31/8/2024, lấy ngày 5/9/2024), trên địa bàn Thủ đô hiện còn nhiều doanh nghiệp, đơn vị chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động với thời gian kéo dài (từ 6 tháng đến 24 tháng), ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người tham gia.
Xem thêm
Phiên bản di động