Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+
Chú trọng tuyển sinh, đào tạo nghề chương trình 9+ Học nghề hệ 9+ và cơ hội lập nghiệp |
Nhu cầu gia tăng
Tháng 7 là thời điểm các gia đình có con vừa tốt nghiệp THCS lựa chọn hướng đi tiếp theo cho con em mình. Kỳ thi vào lớp 10 năm nay được đánh giá là tương đối “dễ thở” theo hướng giảm áp lực cho học sinh, tuy nhiên, ở Hà Nội vẫn còn một tỉ lệ không ít các em học sinh không vào được trung học phổ thông (THPT) công lập. Với những trường hợp này, Chương trình 9+ đang được triển khai tại nhiều cơ sở GDNN trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội tốt dành cho các em.
Học sinh Chương trình 9+ tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội. Ảnh minh họa |
Có con trai không thi đỗ vào trường THPT công lập như nguyện vọng nhưng gia đình chị Minh Tâm - phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng không buồn bã hay thất vọng. “Lực học của cháu hơi đuối mà việc thi vào lớp 10 công lập bây giờ rất khó khăn nên chúng tôi cũng lường trước kết quả này. Gia đình tôi cũng không đủ điều kiện để cho cháu theo học trường dân lập, vì thế chúng tôi đã xác định là cho cháu đi học nghề. Tôi đã biết về chương trình vừa học nghề, vừa học THPT (Chương trình 9+) ở một số trường nghề nên rất yên tâm. Hiện gia đình đã nộp hồ sơ cho cháu vào Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội với 2 nguyện vọng ngành Công nghệ thông tin (nguyện vọng 1) và ngành Công nghệ ô tô (nguyện vọng 2)”, chị Minh Tâm cho biết.
Tương tự gia đình chị Tâm, gia đình anh Đỗ Mạnh Hải - phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm cũng đã chủ động đăng ký cho con gái Đỗ Hải Anh xét tuyển vào ngành Chăm sóc sắc đẹp của Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội. Anh Hải chia sẻ: “Con gái tôi rất thích làm công việc liên quan đến chăm sóc sắc đẹp nên tôi đã tìm hiểu và nhận thấy Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội đào tạo nghề chất lượng và uy tín. Tôi đã đăng ký cho con học ngành Chăm sóc sắc đẹp theo Chương trình 9+ của trường nên cháu không bị áp lực học hành, thi cử vào lớp 10. Sau khi tốt nghiệp Chương trình 9+, con tôi sẽ được tham gia kỳ thi THPT quốc gia để lấy bằng tốt nghiệp và được cấp bằng trung cấp nghề; sau đó học liên thông lên cao đẳng nghề Chăm sóc sắc đẹp để nâng cao kỹ năng tay nghề”.
Lợi ích được khẳng định
Đúng như tìm hiểu của các phụ huynh, hiện nay, việc thu hút học sinh tốt nghiệp THCS vào học văn hóa THPT song song với học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng tại các cơ sở GDNN (Chương trình 9+) mang lại nhiều lợi ích, trước hết là Chương trình 9+ có lợi ích là giúp người học được rút ngắn thời gian, giảm chi phí học tập, tiếp cận với thị trường lao động sớm… Do đó, con đường này ngày càng được nhiều thí sinh, gia đình lựa chọn và các cơ sở GDNN cũng đang triển khai rộng rãi với chỉ tiêu tuyển sinh tăng cao, tạo cơ hội rộng mở cho thí sinh.
Trao đổi về điều này, Nhà giáo Ưu tú, Tiến sĩ Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội cho biết: Chương trình 9+ đã được trường triển khai từ năm 2018 đến nay mang lại hiệu quả thiết thực và rất đáng khích lệ. “Học chương trình 9+, học sinh được miễn phí học nghề, thời gian đào tạo ngắn. Thay vì học 3 năm THPT rồi sau đó học đại học thêm 4 năm, học hệ 9+, học sinh chỉ mất 2,5 năm cho 2 chương trình học song song (THPT + trung cấp/cao đẳng). “Đặc biệt Không ít học sinh Chương trình 9+ có kết quả học nghề và học văn hóa nổi trội. Nhiều học sinh đạt giải cao tại Kỳ thi học sinh giỏi cấp Thành phố; giành Huy chương Vàng tại Kỳ thi Kỹ năng nghề các cấp. Bên cạnh đó, cơ hội việc làm của những nhóm ngành nghề này đang rất cao. Các nhà tuyển dụng cũng “ráo riết” hơn để tìm được những ứng viên giỏi tay nghề và nghiệp vụ chuyên môn. Chính vì vậy, khi được đào tạo bài bản, chắc chắn, các học sinh sẽ tìm được cơ hội cho mình ở những doanh nghiệp lớn”, Nhà giáo Ưu tú, Tiến sĩ Phạm Xuân Khánh nói.
Cũng theo Nhà giáo Ưu tú, Tiến sĩ Phạm Xuân Khánh, mùa tuyển sinh năm nay, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội ghi nhận một số trường hợp học sinh nhập học rất “đặc biệt”. Cụ thể, có 2 trường hợp học sinh tại huyện Thạch Thất, Hà Nội mặc dù đỗ trường THPT công lập top 1 với số điểm cao, song các em đã lựa chọn theo học Chương trình 9+ tại trường. Điều này chứng tỏ sự thay đổi trong nhận thức của các bậc phụ huynh và các em học sinh về chuyện sớm học nghề để làm chủ tương lai, đồng thời cũng khẳng định sức hút ngày càng mạnh mẽ của Chương trình 9+.
Tại Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội, phát biểu tại lễ bế giảng năm học và trao bằng tốt nghiệp cho 376 học sinh tốt nghiệp Chương trình 9+ được tổ chức mới đây, thầy Nguyễn Văn Ninh - Trưởng phòng Đào tạo Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội khẳng định, các em học Chương trình 9+ được nhà trường đào tạo có kỹ năng tay nghề đáp ứng yêu cầu công việc, tham gia ngay được vào thị trường lao động. “Theo khảo sát của nhà trường, thời gian vừa qua có khoảng 40% số học sinh tốt nghiệp Chương trình 9+ tham gia thị trường lao động với mức lương khởi điểm từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng”, thầy Nguyễn Văn Ninh cho hay.
Cũng theo thầy Nguyễn Văn Ninh, các em học Chương trình 9+ được nhà trường sắp xếp vừa học văn hóa, vừa học nghề ngay tại trường. 100% học sinh trung cấp nghề được học và thực hành trên các trang thiết bị hiện đại của Hàn Quốc. Hiện nay, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động rất lớn, vì thế phần lớn học sinh chủ động liên hệ với các công ty ứng tuyển. Chỉ khoảng 30% số em quay trở lại trường nhờ các thầy cô giới thiệu việc làm phù hợp.
Lợi ích của việc học nghề hệ 9+ đã được khẳng định trên thực tế. Tuy nhiên, hiện nay, tâm lý mong muốn con học THPT, sau đó mới học tiếp lên cao đẳng, đại học vẫn còn tương đối phổ biến đối với các phụ huynh. Đại diện một số trường nghề cho rằng, tâm lý lo lắng của phụ huynh là dễ hiểu. Thế nhưng, phụ huynh có thể yên tâm, vì các nhà trường đã xây dựng Chương trình 9+ phù hợp với độ tuổi của các em. Để tránh tình trạng chọn nhầm nghề, phụ huynh nên đồng hành với con, cùng con tìm hiểu kỹ về khả năng, nguyện vọng của con cũng như chất lượng đào tạo của các nhà trường, bảo đảm thí sinh chọn đúng ngành, nghề, đúng nhà trường, còn nhà trường có được những học sinh đam mê học nghề.
Phạm Diệp
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37