Quốc hội hành động, đổi mới vì dân

(LĐTĐ) Đổi mới tư duy, chủ động vào cuộc “từ sớm, từ xa” là thông điệp được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đưa ra từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Từ sự chủ động, vào cuộc “từ sớm, từ xa” đó, năm 2023, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, đạt được nhiều kết quả nổi bật cả trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia. Đây là tiền đề quan trọng bước vào năm 2024 - năm bứt phá để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.
Công bố 10 vấn đề, sự kiện tiêu biểu của Quốc hội năm 2023 Quốc hội xem xét cơ chế đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia Phân cấp, gỡ vướng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Chủ động, từ sớm, từ xa

Chương trình lập pháp của Quốc hội năm 2023 được đề ra với nhiều dự án Luật, Pháp lệnh được xem xét cho ý kiến, thông qua, trong đó có nhiều dự án với những chính sách quan trọng, được nhân dân đặc biệt quan tâm như: Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)…

Quốc hội hành động, đổi mới vì dân
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Để thực hiện được khối lượng công việc lớn này, các chương trình làm việc và tổ chức công việc của Quốc hội đã được xây dựng rất khoa học, hợp lý. Quốc hội thực hiện nhiều cải cách, như tổ chức Kỳ họp bất thường, đổi mới việc tổ chức Kỳ họp theo hướng giảm thời gian họp phiên toàn thể… Khác với trước đây, trong năm 2023, mỗi Kỳ họp được chia làm hai đợt để có khoảng thời gian giữa Kỳ họp dành cho các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu về các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết trước khi trình Quốc hội thông qua.

Sau mỗi Kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo sát sao, yêu cầu cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu tối đa, giải trình thấu đáo, kỹ lưỡng ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội; tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm, khảo sát, tham vấn ý kiến chuyên gia, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động…

Các đại biểu cũng dành thời gian nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng về cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, tính hợp lý, khả thi và các quy định cụ thể về từng nội dung chính sách được sửa đổi, bổ sung trong mỗi dự án Luật. Điều này càng được thể hiện rõ trong xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi). Theo dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án Luật này tại Kỳ họp thứ sáu vừa qua, nhưng qua thảo luận, do còn nhiều vấn đề còn ý kiến khác nhau, Quốc hội đã quyết định chưa thông qua, dành thêm thời gian để nghiên cứu, tiếp thu, đảm bảo Luật khi được ban hành khả thi, hợp lý, thật sự đi vào cuộc sống.

Cùng với hàng nghìn cuộc tiếp xúc cử tri được tổ chức định kỳ, thông lệ, năm 2023, Quốc hội đã tổ chức nhiều diễn đàn, hội thảo về kinh tế, xã hội, tạo thêm các kênh thông tin để Quốc hội lắng nghe ý kiến cử tri. Đặc biệt, lần đầu tiên, Văn phòng Quốc hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đàn Người lao động với chủ đề “Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và tổ chức Công đoàn”.

Chủ tịch Quốc hội và các đồng chí lãnh đạo Quốc hội đã trực tiếp lắng nghe 500 công nhân, viên chức, lao động, đại diện cho người lao động trong cả nước bày tỏ tâm tư nguyện vọng cũng như đưa ra các kiến nghị xây dựng pháp luật từ góc nhìn của người lao động. Từ Diễn đàn này, nhiều kiến nghị của người lao động đã được Quốc hội tiếp thu, ghi nhận, thể chế hóa vào các dự án Luật.

Đó là kiến nghị về việc giao cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm cơ quan chủ quản các dự án đầu tư nhà ở xã hội cho công nhân lao động, xây nhà lưu trú cho công nhân trong khu công nghiệp… trong Luật Nhà ở (sửa đổi). Hàng loạt các vấn đề khác về việc làm, thu nhập, tiền lương, trình độ, kỹ năng nghề của người lao động, bảo hiểm xã hội, cách tính lương hưu, rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm xã hội… được người lao động kiến nghị cũng đang được Quốc hội đưa ra bàn thảo trong quá trình xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội.

Không chỉ góp phần tạo thêm cơ sở thực tiễn cho các cơ quan của Quốc hội trong xây dựng cơ chế, chính sách, Diễn đàn cũng giúp khơi dậy sự chủ động hơn nữa của người lao động trong việc tham gia phản ánh, góp ý quá trình xây dựng và thực thi chính sách…

Đổi mới mạnh mẽ về tư duy và cách làm

Năm 2023 cũng đánh dấu Quốc hội ngày càng đổi mới mạnh mẽ trong công tác giám sát, với nội dung đã bám sát các vấn đề bức xúc của cuộc sống, từ kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước đến văn hóa - giáo dục, khoa học công nghệ... Qua giám sát, Quốc hội đã phát hiện các bất cập, hạn chế, từ đó kịp thời điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật.

Quốc hội hành động, đổi mới vì dân
Quốc hội luôn đồng hành, đổi mới để đáp ứng nguyện vọng của cử tri và nhân dân (Ảnh: Nhân dân)

Tại Kỳ họp thứ sáu vừa qua, lần đầu tiên Quốc hội không chất vấn theo nhóm vấn đề, mà chất vấn về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ tư đối với các lĩnh vực: Khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; lao động, thương binh và xã hội; thông tin và truyền thông. Việc thay đổi cách thức tổ chức và nội dung chất vấn đã cho thấy quyết tâm đổi mới hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, được cử tri, nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Công tác dân nguyện của Quốc hội cũng có sự đổi mới cơ bản khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định đưa nội dung này vào xem xét định kỳ tại phiên họp hàng tháng để kịp thời xem xét, giải quyết các vấn đề được cử tri và nhân dân quan tâm, gửi đến Quốc hội. Đồng thời, năm 2023 cũng là lần đầu tiên, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri - là hình thức giám sát trực tiếp tối cao của Quốc hội đối với vấn đề này…

Có thể thấy, với phương châm hành động “Chủ động, Trí tuệ, Đoàn kết, Đổi mới và Trách nhiệm”, năm 2023, Quốc hội đã hoàn thành khối lượng công việc vô cùng lớn. Đây cũng là tiền đề quan trọng để bước vào năm 2024 - năm bứt phá để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group (gồm các hãng: Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1 - 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”

Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”

(LĐTĐ) Vạn Phúc - Khu đô thị ven sông tầm cỡ bậc nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự và nhà phố “cuối cùng” tại khu đô thị cùng hàng loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn, đáp ứng yêu cầu của nhiều khách hàng mong muốn trở thành cư dân tại nơi đây.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

(LĐTĐ) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông, góp phần hạn chế các hành vi liên quan dẫn đến tai nạn giao thông liên trên địa bàn quận, thời gian qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã triển khai thực hiện kết hợp nhiều giải pháp và bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức

Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Để nắm bắt, thấu hiểu hơn nữa những tâm tư, nguyện vọng; kịp thời ghi nhận, giải đáp những băn khoăn vướng mắc của cán bộ, chiến sĩ công tác tại cơ sở, mới đây, Đại tá Nguyễn Thành Long - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã có buổi đối thoại trực tiếp với lực lượng Công an xã, thị trấn thuộc Công an huyện Mỹ Đức.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng

Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng

(LĐTĐ) Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 đối tượng liên quan vụ án "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Tin khác

Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Đất nước đã đi được chặng đường gần 40 năm đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Những thành tựu đạt được trên bình diện kinh tế - đối ngoại… là chưa từng có. Song để hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường vào thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước, cần phải có những bước đột phá chiến lược.
Đoàn kết vì mục tiêu chung

Đoàn kết vì mục tiêu chung

(LĐTĐ) Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Chính vì thế, ngày 18/11 hằng năm được lấy làm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

(LĐTĐ) Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424/426 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 88,52% tổng số đại biểu Quốc hội).
Xây trường và học phí

Xây trường và học phí

(LĐTĐ) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển kinh tế với nhiều loại hình nhằm thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất, thu ngân sách nhiều nhất để Nhà nước đầu tư tốt nhất cho chính sách an sinh - xã hội góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu - nước mạnh; dân chủ, công bằng, văn minh.
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

(LĐTĐ) Chỉ với 21,7 km thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn từ Ba La (Hà Đông) đến Xuân Mai (Chương Mỹ) có tổng mức đầu tư trên 8.100 tỷ đồng, được khởi công cuối năm 2022 và dự kiến hoàn thành năm 2027, song đến thời điểm này “chưa chắc” về đích đúng tiến độ là điển hình về các điểm nghẽn liên quan đến các luật Đầu tư công, Quy hoạch và một số vấn đề khác.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

(LĐTĐ) Không phải ngẫu nhiên, trong bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (nay là Tổng Bí thư) tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 21/10, nhấn mạnh “ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực. Trong đó, thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của trọng tâm phải cải cách thể thế hướng tới một nền hành chính công không thể tham nhũng, lãng phí.
Xem thêm
Phiên bản di động