Phân cấp, gỡ vướng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Nhiều đại biểu nhất trí với sự cần thiết ban hành “Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia”, nhằm tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới.
Phân bổ vốn ngân sách trung ương cần tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc, thứ tự ưu tiên Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc khống chế tỷ lệ sở hữu tối đa tại các ngân hàng

Sáng 16/1, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, các đại biểu thảo luận tổ về dự thảo “Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia”.

Phát biểu thảo luận, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho biết: Hội đồng Dân tộc thống nhất lựa chọn phương án 2 quy định “Hội đồng nhân dân (cấp huyện) được quyết định điều chỉnh phương án phân bổ vốn đầu tư công, kinh phí thường xuyên giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm đã được cấp có thẩm quyền giao; cơ cấu nguồn vốn ngân sách nhà nước giữa chi đầu tư, chi thường xuyên của các dự án thành phần không còn đối tượng hỗ trợ để tập trung vốn thực hiện các dự án thành phần khác thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025”.

Với phương án này sẽ đảm bảo phân cấp triệt để cho cấp huyện chủ động, linh hoạt trong việc điều hành, quản lý triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời là cơ sở để phục vụ xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia cho giai đoạn 2026-2030. Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Văn Cường cũng cho rằng cần làm rõ tiêu chí lựa chọn huyện, điều kiện để thực hiện cơ chế này và kiến nghị Quốc hội sớm ban hành một Nghị quyết riêng để tháo gỡ những khó khăn này, thay vì ban hành nhiều Nghị quyết, cơ chế đặc thù cho các địa phương, lĩnh vực khác nhau.

Phân cấp, gỡ vướng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
Đại biểu Hoàng Văn Cường phát biểu thảo luận. Ảnh: Quốc hội

Đại biểu Phan Thái Bình (Đoàn Quảng Nam) nhìn nhận, các Chương trình mục tiêu quốc gia được đưa ra xem xét lần này, đặc biệt là Chương trình thực hiện theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đều rất có ý nghĩa, rất nhân văn. Nhưng, thời gian qua, do phân bổ vốn khó khăn dẫn đến tiến độ giải ngân của cả 3 Chương trình đều không đạt mục tiêu đề ra.

Do đó, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là rất cần thiết, thể hiện sự đồng hành kịp thời của Quốc hội với Chính phủ trong thực hiện các Chương trình này.

Cơ bản thống nhất về việc ban hành Nghị quyết, tuy nhiên đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn Hà Nội) cho rằng, cách làm phải cân nhắc. Trước đây đã có chương trình mục tiêu quốc gia, nhưng vì sao hiện nay lại cần có những cơ chế đặc thù này. Do đó, cần nhìn lại cả quá trình thực hiện, xem nguyên nhân từ đâu, do năng lực thực hiện hay do quy định pháp luật? Cùng đó, cần phải bóc tách rõ, nếu không nhìn rõ nguyên nhân thì có sửa cũng vẫn vướng mắc.

Phân cấp, gỡ vướng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội thảo luận tại tổ.

Theo đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, cần đánh giá lại toàn bộ Nghị quyết xem việc thực hiện thành công hay không, hay lại tạo ra khó khăn mới. “Khi Nghị quyết được ban hành, chúng ta phải tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến cho các địa phương. Như vậy, năm 2025 chúng ta tổ chức thực hiện chưa chắc đã nhanh hơn việc hoàn thành các việc dở dang của Nghị quyết 5 năm trước đây.

Ngoài ra, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai bày tỏ băn khoăn bản chất của Nghị quyết là thí điểm hay áp dụng ổn định? Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ chế áp dụng mục tiêu quốc gia. Ngoài ra, với cơ chế thí điểm phân cấp, đại biểu cho rằng còn khoảng trống cần bổ sung để đảm bảo tính chặt chẽ khi phân cấp mạnh mẽ nhưng lại chưa có cơ chế kiểm soát đối với các cơ quan được giao nhiệm vụ.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - đại biểu Nguyễn Phương Thủy cho rằng, Nghị quyết đề xuất nhiều cơ chế, chính sách mang tính “thí điểm” để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các Chương trình mục tiêu quốc gia, song các nội dung trong Nghị quyết chưa quy định rõ việc “thí điểm” ra sao.

Đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn về phạm vi điều chỉnh (Điều 1) cũng như thời gian triển khai thực hiện, bởi hiện nay có 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, nhưng thời gian thực hiện khác nhau. Trong đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, trong khi chương trình khác giai đoạn 2021-2025.

Bên cạnh đó, Nghị quyết đề xuất nhiều cơ chế, chính sách để đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp cho địa phương triển khai thực hiện các dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia. Tuy nhiên, nếu như không có cơ chế bổ sung thì rất khó kiểm soát để phòng trừ nếu như xảy ra tiêu cực, trục lợi. Vì vậy, cần cơ chế giám sát một cách hợp lý…

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

"Cắt đá tìm ngọc" người phụ nữ bị lừa gần 300 triệu đồng

"Cắt đá tìm ngọc" người phụ nữ bị lừa gần 300 triệu đồng

Thủ đoạn của các đối tượng là dụ dỗ người chơi đầu tư đặt cọc các viên đá trên livestream. Do thấy dễ chơi, có thưởng lại được hứa sẽ trả lại tiền, chị T đã tham gia đặt cược cắt đá rồi "sập bẫy" của các đối tượng lừa đảo.
Hà Nội: Biểu dương điển hình đạt danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Hà Nội: Biểu dương điển hình đạt danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Ngày 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình đạt danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”; tập thể, cá nhân xuất sắc trong hoạt động văn hóa - thể thao năm 2024.
"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI và khu vực hành chính công về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn.
Tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp

Tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp

Các trường hợp không phải sắp xếp là đơn vị hành chính có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông thuận lợi với các đơn vị liền kề; đơn vị hành chính có vị trí đặc biệt quan trọng nếu thực hiện sắp xếp sẽ ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh và việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Những điều cần biết về Tết Thanh minh năm 2025

Những điều cần biết về Tết Thanh minh năm 2025

Tết Thanh minh, hay còn gọi là ngày Thanh minh, là một trong những dịp lễ truyền thống quan trọng trong văn hóa của nhiều nước Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Tại Việt Nam, đây là dịp không thể thiếu để con cháu thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên thông qua phong tục tảo mộ và cúng bái trang nghiêm.
Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong trên cả nước. Đáng lo ngại, đa phần số ca bệnh mắc sởi có chỉ định nhập viện đều chưa được tiêm vắc xin, hoặc tiêm chưa đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc sởi nhập viện là do cha mẹ do dự tiêm vắc xin, hoặc "anti"- chống vắc xin, điều này đã vô tình đẩy trẻ vào nguy hiểm.
Hà Nội: Giải quyết các chế độ bảo hiểm kịp thời tới gần 90.000 lượt người

Hà Nội: Giải quyết các chế độ bảo hiểm kịp thời tới gần 90.000 lượt người

2 tháng đầu năm, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I đã thực hiện giải quyết các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho 88.208 người/lượt người.

Tin khác

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo xử lý thông tin báo chí phản ánh giá lợn hơi tăng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo xử lý thông tin báo chí phản ánh giá lợn hơi tăng cao

Mới đây, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2546/VPCP-NN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà liên quan đến vấn đề thịt lợn và giá thịt lợn hơi.
Bộ Nội vụ đề xuất cán bộ, công chức xã thuộc biên chế của tỉnh

Bộ Nội vụ đề xuất cán bộ, công chức xã thuộc biên chế của tỉnh

Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi thực hiện thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ trung ương đến địa phương.
Bình Dương: Tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi giấy phép lái xe tại 91 địa điểm

Bình Dương: Tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi giấy phép lái xe tại 91 địa điểm

Với việc đưa 91 điểm cấp, đổi giấy phép lái xe trên địa bàn toàn tỉnh vào hoạt động, người dân sẽ rất thuận lợi trong việc làm các thủ tục.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Singapore Lawrence Wong

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Singapore Lawrence Wong

Chiều 26/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lawrence Wong đang thăm chính thức Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong

Ngày 26/3, ngay sau Lễ đón chính thức tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Đến năm 2026 sẽ cắt giảm, đơn giản hóa 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Đến năm 2026 sẽ cắt giảm, đơn giản hóa 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026 (Chương trình).
Tỉnh Nghệ An chỉ đạo tăng cường kiểm tra chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính

Tỉnh Nghệ An chỉ đạo tăng cường kiểm tra chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh vừa ký ban hành Văn bản số 2259/UBND-KSTT, ngày 25/3/2025 về việc chấn chỉnh việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Đảng viên sinh con thứ ba sẽ không bị áp dụng hình thức kỷ luật

Đảng viên sinh con thứ ba sẽ không bị áp dụng hình thức kỷ luật

Đảng viên sinh con thứ ba trở lên sẽ không bị áp dụng hình thức kỷ luật, theo quy định mới được Ủy ban Kiểm tra Trung ương sửa đổi và có hiệu lực từ ngày 20/3.
Thống nhất phương án làm đường kết nối sân bay Gia Bình - Bắc Ninh

Thống nhất phương án làm đường kết nối sân bay Gia Bình - Bắc Ninh

Lãnh đạo thành phố Hà Nội lưu ý có thể đề xuất lựa chọn phương án đầu tư xây dựng tuyến đường từ sân bay Gia Bình kết nối trung tâm Thủ đô theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BT của toàn tuyến.
Hàng không tăng tốc dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hàng không tăng tốc dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo thông tin từ Cục Hàng không, dịp lễ 30/4 -1/5 trên các đường bay nội địa, các hãng hàng không Việt Nam dự kiến thực hiện 7.536 chuyến bay, trung bình 685 chuyến/ngày.
Xem thêm
Phiên bản di động