Quốc hội xem xét cơ chế đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, xuất phát từ thực tiễn triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia và cụ thể hóa nhiệm vụ Quốc hội giao, Chính phủ đề xuất các giải pháp chính sách đặc thù vượt thẩm quyền của Chính phủ nhằm tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc.
Trình Quốc hội phương án về 18 vấn đề tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) Quốc hội thảo luận về kiểm soát đặc biệt, can thiệp sớm tổ chức tín dụng

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, sáng 16/1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chính phủ trình Quốc hội Tờ trình về “dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia”.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Theo Dự thảo Nghị quyết, về cơ chế phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm: Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế đặc thù khác quy định của Luật Ngân sách nhà nước để phân cấp cho các địa phương quyết định việc phân bổ chi tiết dự toán chi thường xuyên nguồn hỗ trợ của ngân sách trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Quốc hội xem xét cơ chế đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Tờ trình. Ảnh: Quốc hội

Cụ thể, Quốc hội quyết định phân bổ dự toán; Thủ tướng Chính phủ giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm cho các địa phương theo tổng kinh phí từng chương trình mục tiêu quốc gia. Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết đến dự án thành phần. Trường hợp cần thiết, HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định.

Về cơ chế điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn hằng năm, Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế chưa được quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công. Theo đó, HĐND tỉnh quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước 2024 (chi thường xuyên) và dự toán ngân sách nhà nước chưa giải ngân hết trong năm 2023 (bao gồm chi đầu tư, chi thường xuyên được chuyển nguồn từ các năm trước sang năm 2023) của các chương trình mục tiêu quốc gia đã được chuyển sang năm 2024.

Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, huyện, theo thẩm quyền, quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước của các chương trình mục tiêu quốc gia các năm trước đã được kéo dài sang năm 2024.

Quốc hội xem xét cơ chế đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Toàn cảnh kỳ họp. Ảnh: Quốc hội

Về cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp giao chủ dự án phát triển sản xuất tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa, Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế khác quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Đấu thầu. Trong đó, đề xuất quy định chủ dự án phát triển sản xuất (gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, người dân) khi được giao thực hiện việc mua sắm hàng hóa từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước cũng được tự quyết định phương thức mua sắm hàng hóa trong phạm vi nội dung dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bổ sung đối tượng được tự thực hiện mua sắm hàng hóa từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước).

Các trường hợp cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện việc mua sắm hàng hóa để bàn giao lại chủ dự án, hoặc hỗ trợ trực tiếp cho người dân trong thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất phải thực hiện đấu thầu mua sắm hàng hóa theo quy định Luật Đấu thầu.

Về cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Chính phủ đề xuất 2 phương án: Phương án 1 là chưa thực hiện cơ chế thí điểm ngay trong giai đoạn 2024-2025, chỉ quy định nội dung chính sách mang tính chất định hướng cho tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2026-2030.

Phương án 2 là thực hiện cơ chế thí điểm phân cấp ngay trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024-2025 như đề xuất tại Tờ trình số 686/TTr-CP ngày 8/12/2023 của Chính phủ. Theo đó, HĐND cấp tỉnh quyết định lựa chọn một huyện thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp trong giai đoạn 2024-2025.

Về cơ chế giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, đầu tư vốn hằng năm đối với dự án đầu tư quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, trên cơ sở thực tiễn triển khai và nguyện vọng của nhiều địa phương, Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế đặc thù khác quy định tại Luật Đầu tư công.

Cụ thể, các địa phương được dự kiến một phần vốn trong trung hạn để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp; không bắt buộc giao tên danh mục dự án này trong trung hạn. Hằng năm, các địa phương thực hiện phân bổ, giao kế hoạch chi tiết đến từng dự án cụ thể và đảm bảo không vượt mức vốn đã dự kiến trong trung hạn…

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội vào mùa hoa ban: Chị em leo thang "săn" khoảnh khắc đẹp

Hà Nội vào mùa hoa ban: Chị em leo thang "săn" khoảnh khắc đẹp

Khi những cánh hoa sưa đã tàn, các chị em Hà Nội lại nô nức rủ nhau “check-in” hàng hoa ban nở rộ trên đường Hoàng Diệu (Ba Đình, Hà Nội). Để có được những bức ảnh lung linh, nhiều người sẵn sàng thuê thợ ảnh và leo cả lên thang để có góc chụp ấn tượng.
Diện mạo hai khu đất xây dựng trường học sau chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội

Diện mạo hai khu đất xây dựng trường học sau chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội

Sau hơn 10 năm, hai khu đất được Thành phố lựa chọn xây dựng Trường Tiểu học Vietschool Đặng Xá và Trường THCS Vietschool Đặng Xá tại Khu đô thị mới Gia Lâm, huyện Gia Lâm vẫn chỉ là khu đất trống. Tới đây, theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, dự án đầu tư xây dựng hai trường học sẽ được triển khai. Thêm trường học cũng đồng nghĩa với việc thêm môi trường sống và học tập lành mạnh, các em học sinh an toàn hơn mỗi khi tham gia giao thông.
Vinmec là hệ thống y tế số 1 Việt Nam dành cho người nước ngoài

Vinmec là hệ thống y tế số 1 Việt Nam dành cho người nước ngoài

Ngày 20/3/2025, hệ thống Y tế Vinmec vừa đạt vị trí số 1 Việt Nam trong lĩnh vực "Dịch vụ y tế dành cho người nước ngoài" do Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu trong khu vực Indochina Research Vietnam thực hiện.
6 cán bộ quận Hoàng Mai bị bắt về hành vi "nhận hối lộ"

6 cán bộ quận Hoàng Mai bị bắt về hành vi "nhận hối lộ"

Bùi Thanh Nhã - Chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt; Đặng Thanh Tùng - Chủ tịch UBND phường Thanh Trì; Nguyễn Vũ Diêm - Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Trì và cán bộ Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Hoàng Mai... đã buông lỏng quản lý, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, tạo cơ chế xin cho, nhận tiền, gây phiền hà cho những người có nhu cầu thi công xây dựng trên địa bàn.
Hơn 34.000 chỉ tiêu tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Hơn 34.000 chỉ tiêu tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Ngày 20/3, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm 5 tỉnh tổ chức Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc.
Ngành Công nghiệp chế biến - chế tạo: Khát nhân lực tay nghề cao

Ngành Công nghiệp chế biến - chế tạo: Khát nhân lực tay nghề cao

Ghi nhận thị trường lao động những tháng đầu năm 2025 cho thấy, ngành Công nghiệp chế biến - chế tạo có mức tăng tuyển dụng 41% so với cùng kỳ năm ngoái, song vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lao động có tay nghề.
Bảo đảm chất lượng, tiến độ sửa đổi 3 Luật quan trọng của ngành Giáo dục

Bảo đảm chất lượng, tiến độ sửa đổi 3 Luật quan trọng của ngành Giáo dục

Ngày 20/3, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn chủ trì phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) và dự án Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi).

Tin khác

Bảo đảm chất lượng, tiến độ sửa đổi 3 Luật quan trọng của ngành Giáo dục

Bảo đảm chất lượng, tiến độ sửa đổi 3 Luật quan trọng của ngành Giáo dục

Ngày 20/3, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn chủ trì phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) và dự án Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi).
Ưu tiên sửa đổi các luật về tổ chức, phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính

Ưu tiên sửa đổi các luật về tổ chức, phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh vừa chủ trì buổi làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan về tình hình, kết quả triển khai nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) dự kiến cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Chương trình Gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam - Trung Quốc các thời kỳ

Chương trình Gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam - Trung Quốc các thời kỳ

Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại chương trình gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam - Trung Quốc nhân kỷ niệm 75 năm quan hệ.
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ, chất lượng thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương

Hà Nội đẩy nhanh tiến độ, chất lượng thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương

Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Thành ủy khẳng định, ngay sau hội nghị, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội sẽ triển khai thực hiện kết luận của Đoàn kiểm tra và những lưu ý của đồng chí Trưởng đoàn. Cùng với các giải pháp đang thực hiện và các giải pháp mới để tập trung khắc phục những hạn chế, tồn tại, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tinh gọn bộ máy để đáp ứng yêu cầu đổi mới

Tinh gọn bộ máy để đáp ứng yêu cầu đổi mới

Việc tuyên truyền, quán triệt thực hiện Kết luận số 127-KL/TƯ được Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ thực hiện bằng nhiều hình thức; đưa vào nội dung sinh hoạt cấp ủy, thông tin kịp thời các phương án, mô hình hệ thống tổ chức, đề án sắp xếp; các chế độ, chính sách đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động. Qua đó đã động viên, khích lệ mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phát huy tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung.
Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Hà Nội thống nhất cải tạo, mở rộng các tuyến đường xung quanh hồ Tây

Hà Nội thống nhất cải tạo, mở rộng các tuyến đường xung quanh hồ Tây

Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 132/TB-VP kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh về chủ trương thực hiện quy hoạch, dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường xung quanh hồ Tây, quận Tây Hồ.
Hungary sẵn sàng hợp tác, giúp Việt Nam đào tạo chuyên gia về vận hành nhà máy điện hạt nhân

Hungary sẵn sàng hợp tác, giúp Việt Nam đào tạo chuyên gia về vận hành nhà máy điện hạt nhân

Chiều 19/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Kinh tế đối ngoại Hungary Szijjártó Péter đang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18 - 19/3.
Công bố 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024

Công bố 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024

Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024 họp lần 2, thảo luận, cho ý kiến và bỏ phiếu kín chọn ra 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024 và 8 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động