Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (1986 - 2023)

(LĐTĐ) Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam đã có nhiều đóng góp vào kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), đưa đất nước ta dần thoát khỏi khó khăn, ổn định đời sống nhân dân và công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Đẩy mạnh các hoạt động chăm lo cho người lao động Công đoàn Hà Nội: Bảo vệ quyền lợi của hơn 500 người lao động qua giải quyết đơn thư Quyền và lợi ích khi người lao động vào tổ chức Công đoàn

Trong bối cảnh đất nước tiến hành đổi mới, từng bước hội nhập, Đại hội lần thứ VI Công đoàn Việt Nam họp từ ngày 17 - 20/10/1988 tại Thủ đô Hà Nội đã xác định mục tiêu "Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội". Đại hội quyết định đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.

Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (1986 - 2023)
Đại hội lần thứ VI Công đoàn Việt Nam họp từ ngày 17 - 20/10/1988 tại Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam gồm 155 ủy viên, Ban Thư ký gồm 15 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Văn Tư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch; đồng chí Cù Thị Hậu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Phó Chủ tịch; đồng chí Dương Xuân An được bầu làm Phó Chủ tịch. Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam đã có nhiều đóng góp vào kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), đưa đất nước ta dần thoát khỏi khó khăn, ổn định đời sống nhân dân và CNVCLĐ.

Đại hội lần thứ VII Công đoàn Việt Nam họp từ ngày 9 - 12/11/1993 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã nhấn mạnh yêu cầu "Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, chăm lo bảo vệ lợi ích công nhân lao động". Đại hội bầu Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam gồm 125 ủy viên, Đoàn Chủ tịch gồm 15 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Văn Tư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu lại làm Chủ tịch; đồng chí Cù Thị Hậu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Phó Chủ tịch; các đồng chí Hoàng Minh Chúc, Nguyễn An Lương, Hoàng Thị Khánh được bầu làm Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Đại hội lần thứ VIII Công đoàn Việt Nam họp từ ngày 3 - 6/11/1998 nhấn mạnh "Vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh". Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam gồm 145 ủy viên, Đoàn Chủ tịch gồm 17 ủy viên. Đồng chí Cù Thị Hậu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch; các đồng chí Nguyễn An Lương, Đặng Ngọc Chiến, Đỗ Đức Ngọ, Nguyễn Đình Thắng được bầu làm Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Đại hội lần thứ IX Công đoàn Việt Nam họp từ ngày 10 - 13/10/2003 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội xác định "Xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh, chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, góp phần tăng cường đại đoàn kết dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".

Đại hội nhất trí số lượng Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam là 155 ủy viên, tại Đại hội bầu 150 ủy viên, bầu Đoàn Chủ tịch gồm 19 ủy viên. Đồng chí Cù Thị Hậu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch; các đồng chí Đặng Ngọc Tùng, Nguyễn Hoà Bình, Nguyễn Đình Thắng, Đỗ Đức Ngọ, Đặng Ngọc Chiến được bầu làm Phó Chủ tịch. Tháng 12/2006, đồng chí Đặng Ngọc Tùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch. Tháng 9/2007 các đồng chí Hoàng Ngọc Thanh, Mai Đức Chính, Nguyễn Thị Thu Hồng, Nguyễn Văn Ngàng được bầu làm Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Đại hội lần thứ X Công đoàn Việt Nam họp từ ngày 2 - 5/11/2008 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã xác định mục tiêu "Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn các cấp; hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy đoàn viên, CNVCLĐ làm đối tượng vận động; chuyển mạnh hoạt động công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước".

Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (1986 - 2023)
Đại hội lần thứ X Công đoàn Việt Nam họp từ ngày 2 - 5/11/2008 tại Thủ đô Hà Nội.

Đại hội nhất trí số lượng Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam là 165 ủy viên, tại Đại hội bầu 160 ủy viên. Đồng chí Đặng Ngọc Tùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch; các đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Hoàng Ngọc Thanh, Mai Đức Chính, Nguyễn Thị Thu Hồng, Nguyễn Văn Ngàng được bầu làm Phó Chủ tịch.

Nhiệm kỳ lần thứ X của Công đoàn Việt Nam hoạt động trong bối cảnh giai cấp công nhân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đây cũng là nhiệm kỳ triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về "Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".

Nghị quyết thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước về xây dựng giai cấp công nhân, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của hàng triệu CNVCLĐ trong cả nước. Những hoạt động triển khai thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, cùng với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và Công đoàn, tạo chuyển biến trong nhiệm kỳ hoạt động, đặc biệt là việc thực hiện nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

Đại hội XI Công đoàn Việt Nam họp từ ngày 27 - 30/7/2013 đã xác định mục tiêu "Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn theo hướng vì đoàn viên và người lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước; tập trung hướng về cơ sở, thực hiện tốt chức năng chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; tham gia có hiệu quả vào công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục và tổ chức thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động; đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, góp phần xây dựng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa".

Đại hội nhất trí số lượng ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam là 175 ủy viên, tại Đại hội bầu 172 ủy viên, Đoàn Chủ tịch gồm 27 Ủy viên. Đồng chí Đặng Ngọc Tùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu lại làm Chủ tịch. Các đồng chí: Trần Thanh Hải, Mai Đức Chính, Nguyễn Thị Thu Hồng, Nguyễn Văn Ngàng, Trần Văn Lý được bầu làm Phó Chủ tịch. Ngày 14/4/2016, đồng chí Bùi Văn Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ngày 17/3/2017, đồng chí Trần Văn Thuật được bầu làm Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (1986 - 2023)
Đại hội XII Công đoàn Việt Nam họp từ ngày 24 - 26/9/2018 tại Thủ đô Hà Nội.

Đại hội XII Công đoàn Việt Nam họp từ ngày 24 - 26/9/2018 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đề ra mục tiêu "Nâng cao hiệu quả đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên và người lao động, vì việc làm bền vững, đời sống ngày càng cao. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, tinh thần yêu nước, hiểu biết pháp luật, trách nhiệm cao, tay nghề giỏi, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh. Hoàn thiện mô hình tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn bản lĩnh, trí tuệ, chuyên nghiệp; tập hợp, thu hút đông đảo người lao động vào tổ chức Công đoàn Việt Nam; xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh. Tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Đại hội quyết định số lượng Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam là 175 ủy viên, tại Đại hội bầu 161 ủy viên; quyết định số lượng Ủy viên Đoàn Chủ tịch là 27 ủy viên, bầu 22 ủy viên. Đồng chí Bùi Văn Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch. Các đồng chí: Trần Thanh Hải, Trần Văn Thuật, Phan Văn Anh, Ngọ Duy Hiểu được bầu làm Phó Chủ tịch. Ngày 28/7/2019, đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch. Ngày 12/1/2022, đồng chí Thái Thu Xương được bầu làm Phó Chủ tịch. Ngày 22/3/2023, đồng chí Huỳnh Thanh Xuân được bầu làm Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam được triển khai trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến nhanh, phức tạp hơn so với dự báo. Những năm đầu của nhiệm kỳ, các cấp công đoàn triển khai thực hiện Nghị quyết trong điều kiện có nhiều thuận lợi, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tốc độ tăng trưởng khá.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát, cùng tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột vũ trang giữa các quốc gia, sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu, pháp luật quy định cho phép thành lập tổ chức của người lao động ngoài Công đoàn Việt Nam, đã ảnh hưởng trực tiếp và toàn diện đến việc làm, thu nhập, đời sống của đoàn viên, người lao động và hoạt động công đoàn. Đảng đoàn và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tham mưu với Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về "Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới".

Vì phải đổi mới mạnh mẽ hoạt động công đoàn từ nửa nhiệm kỳ XI, Nghị quyết 02-NQ/TW ra đời tạo nên cú hích quan trọng trong việc tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn, giúp Công đoàn Việt Nam vượt mọi khó khăn, đóng góp ngày càng quan trọng cho sự nghiệp phát triển đất nước. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, hoạt động công đoàn tiếp tục đạt nhiều kết quả, thích ứng với bối cảnh, tình hình mới, làm tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, là chỗ dựa tin cậy của người lao động.

Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (1986 - 2023)
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam họp từ ngày 1 - 3/12/2023 tại Thủ đô Hà Nội.

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam họp từ ngày 1 - 3/12/2023 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã đề ra mục tiêu "Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, trọng tâm là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tích cực, chủ động tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội. Hoàn thành mô hình tổ chức, thu hút, tập hợp đông đảo người lao động tham gia công đoàn; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín và phương pháp công tác tốt.

Đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, ý thức pháp luật của đoàn viên, người lao động; xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đến cuối nhiệm kỳ, hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập, Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, là chỗ dựa tin cậy của người lao động, là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng và Nhà nước ta".

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đề ra 7 nhóm chỉ tiêu phấn đấu hàng năm, 3 nhóm chỉ tiêu đến hết nhiệm kỳ và 3 khâu đột phá: Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động; tập trung phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; xây dựng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là chủ tịch công đoàn tại doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

Đại hội quyết định số lượng Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII là 177 ủy viên, đã bầu 168 ủy viên; Đoàn Chủ tịch là 31 ủy viên, đã bầu 28 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch. Các đồng chí: Ngọ Duy Hiểu, Phan Văn Anh, Thái Thu Xương, Huỳnh Thanh Xuân, Nguyễn Xuân Hùng được bầu làm Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân xếp hàng dài viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

Người dân xếp hàng dài viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

(LĐTĐ) Từ sáng 26/7, đông đảo người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và các tỉnh, thành phía Nam tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

(LĐTĐ) Ngày 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Sáng 26/7, Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm Trưởng đoàn đã vào viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) 13 giờ chiều nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia; Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Phụ nữ Thanh Trì tri ân gia đình có công nhân ngày Thương binh liệt sĩ

Phụ nữ Thanh Trì tri ân gia đình có công nhân ngày Thương binh liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), các cấp Hội Phụ nữ huyện Thanh Trì đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa nhằm tri ân, tôn vinh công lao to lớn của Mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ, các thương binh bệnh binh đã hy sinh xương máu vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Người dân tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lòng tiếc thương vô hạn

Người dân tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lòng tiếc thương vô hạn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/7) tại 3 điểm tổ chức Lễ Quốc tang là Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) hàng nghìn người dân đã có mặt từ sớm chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tiễn biệt Tổng Bí thư lần cuối.
Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc qua các phong trào thi đua

Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc qua các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân đã phát động công nhân lao động tại các doanh nghiệp ra sức thi đua nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề, phát huy sáng kiến, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc...

Tin khác

Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc qua các phong trào thi đua

Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc qua các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân đã phát động công nhân lao động tại các doanh nghiệp ra sức thi đua nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề, phát huy sáng kiến, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc...
Công nhân, viên chức, người lao động thành kính tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Công nhân, viên chức, người lao động thành kính tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Sáng nay (25/7) - ngày đầu tiên thực hiện Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - đoàn viên công đoàn, người lao động tại nhiều địa phương trên cả nước đã dành thời gian mặc niệm, thành kính bày tỏ sự tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Những Chủ tịch Công đoàn cơ sở cống hiến hết mình vì người lao động

Những Chủ tịch Công đoàn cơ sở cống hiến hết mình vì người lao động

(LĐTĐ) Trong bối cảnh đất nước hội nhập, nhiệm vụ của những người làm công tác Công đoàn tại cơ sở rất quan trọng và nặng nề. Không thể nói hết được vai trò và sự đóng góp lớn lao của đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS), những người “làm dâu trăm họ”, nhưng họ vẫn luôn nỗ lực cố gắng, xây dựng mối quan hệ hài hòa, xây dựng những tập thể đoàn kết và phát triển vững mạnh.
LĐLĐ tỉnh Nghệ An dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ

LĐLĐ tỉnh Nghệ An dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Sáng ngày 25/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nghệ An đã dâng hương, dâng hoa tưởng niệm, tri ân Bác Hồ và các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Nghi Lộc.
Tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đổi mới phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn để đáp ứng tình hình mới

Tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đổi mới phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn để đáp ứng tình hình mới

(LĐTĐ) Tầm nhìn và những chỉ đạo, định hướng quan trọng cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới đã được đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gợi mở xuyên suốt qua 3 kỳ Đại hội Công đoàn Việt Nam.
LĐLĐ quận Cầu Giấy gắn biển công trình “Vườn hoa cây xanh”

LĐLĐ quận Cầu Giấy gắn biển công trình “Vườn hoa cây xanh”

(LĐTĐ) Vừa qua, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Cầu Giấy đã tổ chức gắn biển công trình “Vườn hoa cây xanh” tại Trường Mầm non Bình Minh.
Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)

Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)

Thắng lợi của công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa đã tạo ra những tiền đề quan trọng góp phần xây dựng và đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Thành quả đó có đóng góp quan trọng của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Thi thợ giỏi, luyện tay nghề để tăng năng suất lao động

Thi thợ giỏi, luyện tay nghề để tăng năng suất lao động

(LĐTĐ) Được coi là nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn, những năm qua, phong trào thi đua “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội khởi xướng và phát động đã phát triển rộng khắp trong công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, không chỉ khơi dậy mạnh mẽ tinh thần thi đua yêu nước, mà còn góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, xây dựng đội ngũ công nhân lao động (CNLĐ) có trình độ tay nghề cao.
Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức: Đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động

Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức: Đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động

(LĐTĐ) Trong năm học vừa qua, Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh…
Trường Trung học cơ sở Phú Túc: Chú trọng các phong trào thi đua yêu nước

Trường Trung học cơ sở Phú Túc: Chú trọng các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Trong năm học vừa qua, Công đoàn Trường THCS Phú Túc (xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã phối hợp tốt với chính quyền luôn đảm bảo thực hiện đúng mọi chế độ chính sách đối với cán bộ, nhà giáo và người lao động. Đặc biệt, chú trọng các phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Xem thêm
Phiên bản di động