Tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đổi mới phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn để đáp ứng tình hình mới
Trong chặng đường 5 năm của nhiệm kỳ Đại hội XI Công đoàn Việt Nam (2008 - 2013), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gợi mở vấn đề để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp Công đoàn “Đẩy mạnh việc xây dựng tổ chức, kiện toàn đội ngũ cán bộ và cải tiến phương thức hoạt động phù hợp với yêu cầu mới. Chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức Công đoàn, làm cho Công đoàn không ngừng lớn mạnh, thật sự là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng rộng lớn của công nhân, lao động, đại diện cho sức mạnh, tài năng, trí tuệ và lợi ích của công nhân, lao động”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, ngày 2/12/2023. |
Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, giai đoạn 2008 - 2013, Công đoàn Việt Nam đã có nhiều đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Công tác công đoàn và phong trào công nhân đã đạt được kết quả toàn diện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động. Công đoàn đã có những sáng tạo, đề xuất và tổ chức được nhiều chương trình hoạt động mới như: Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn; tổ chức "Tết Sum vầy" cho người lao động; xây dựng các thiết chế Công đoàn, góp phần tháo gỡ những vấn đề bức xúc về nhà ở, nhà trẻ, nơi sinh hoạt văn hóa… cho người lao động.
Cùng đó, Công đoàn Việt Nam đã có nhiều biện pháp linh hoạt, kịp thời cùng hệ thống chính trị giải quyết những vụ, việc liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự, quyền lợi, đời sống của công nhân, viên chức, người lao động. Tổ chức đối thoại, thương lượng Thỏa ước lao động tập thể, góp phần bảo đảm chế độ, chính sách và từng bước nâng cao phúc lợi, bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Hoạt động tuyên truyền, giáo dục tạo được sức lan tỏa trong hệ thống. Phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động có sự chuyển biến tích cực. Tổ chức Công đoàn ngày càng được củng cố và phát triển. Công tác tập hợp công nhân, người lao động đạt nhiều kết quả, số lượng đoàn viên tăng nhanh so với các nhiệm kỳ trước, xuất hiện nhiều hình thức tập hợp công nhân, viên chức, phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở rộng khắp trong các doanh nghiệp. Mô hình tổ chức bộ máy, tổ chức Công đoàn đang được hoàn thiện; chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn từng bước được nâng cao.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà Tết tới công nhân lao động tỉnh Hưng Yên dịp Tết Mậu Tuất (19/2/2018). Ảnh: Hải Nguyễn |
Trong tầm nhìn khách quan, phát biểu chỉ đạo tại Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, đồng chí Tổng Bí thư cũng chỉ ra: “Tổ chức Công đoàn cũng còn lúng túng trong nghiên cứu, dự báo, đề xuất giải pháp để khắc phục, nhất là những bức xúc về cường độ lao động, việc làm, đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của công nhân, lao động. Mô hình tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Công đoàn chậm được đổi mới, chưa bắt kịp sự chuyển đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội và quan hệ lao động”.
Do đó, tại Đại hội XII Công đoàn Việt Nam (nhiệm kỳ 2018 - 2023), đồng chí Tổng Bí thư đặt ra yêu cầu đối với Công đoàn Việt Nam là “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức, phương thức và hiệu quả hoạt động công đoàn cho phù hợp với tình hình mới, yêu cầu mới, thích ứng với tình hình thực tế nước ta đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”.
Một năm sau, trong cuộc gặp mặt 10 đại biểu được tôn vinh trong Lễ trao "Giải thưởng Nguyễn Văn Linh" lần thứ I và 90 Chủ tịch Công đoàn cơ sở tiêu biểu toàn quốc lần thứ IV năm 2019 tại Phủ Chủ tịch, trên vai trò của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, đồng chí Tổng Bí thư trăn trở “hoạt động công đoàn phát triển như thế nào?...”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ cán bộ Công đoàn tiêu biểu sáng 2/7/2019, trước thềm Lễ trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ nhất. Ảnh: Tùng Lâm |
Giai đoạn 2018 - 2023, hoạt động của tổ chức Công đoàn và đoàn viên, người lao động diễn ra trong bối cảnh có nhiều điểm đặc biệt. Đại dịch Covid-19 bùng phát, cùng tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột vũ trang xảy ra ở nhiều nơi; sự suy giảm kinh tế, thương mại và lạm phát toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp và toàn diện đến việc làm, thu nhập, đời sống của đoàn viên, người lao động và hoạt động công đoàn. Tình trạng thiếu việc làm của người lao động diễn ra trên diện rộng, số người lao động phải rời các doanh nghiệp về quê hoặc chuyển sang khu vực phi chính thức tăng nhanh.
Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp đúng đắn, quyết liệt duy trì việc làm, bảo đảm thu nhập, giảm thiểu khó khăn cho người lao động. Đặc biệt, ngày 12/6/2021, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam, tạo cơ sở chính trị vững chắc để đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Đây là Nghị quyết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, chỉ đạo, định hướng, đồng thời là cơ sở để đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Nghị quyết xác định: “Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh và xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới là trách nhiệm của Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội”. Việc đổi mới “phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng, phù hợp với thể chế chính trị đất nước, yêu cầu hội nhập quốc tế”, “có trọng tâm, trọng điểm”, “bảo đảm tính kế thừa, ổn định, có lộ trình phù hợp, vững chắc, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm thế giới”.
Sau 3 năm triển khai, Công đoàn Việt Nam không ngừng đổi mới nâng cao năng lực hoạt động, xứng đáng đại diện cho tiếng nói, niềm tin và khát vọng của người lao động. Hoạt động công đoàn đã hướng mạnh về cơ sở, tập trung hơn vào các nhiệm vụ đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Công đoàn xây dựng và ra mắt các mô hình để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, công nhân, lao động; chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn từng bước được nâng cao.
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định mục tiêu phát triển đất nước: Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam): Trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để thực hiện được mục tiêu cao cả đó, Công đoàn Việt Nam phải “ngày càng vững mạnh toàn diện, xứng đáng là tổ chức đại diện lớn nhất, trung tâm tập hợp, đoàn kết giai cấp công nhân và người lao động cả nước; là lực lượng tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nhanh và bền vững đất nước”.
Với truyền thống vẻ vang của Công đoàn Việt Nam suốt 95 năm qua, cùng những thành tựu to lớn đã đạt được, trong giai đoạn tiếp theo, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam nguyện nỗ lực đổi mới tổ chức và hoạt động để “có bước phát triển mới, lập nên những thành tích to lớn và ấn tượng hơn nữa, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, góp phần thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân với đất nước và dân tộc; xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh” - như phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Bài viết cùng chủ đề
Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngCó thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Hoạt động 20/11/2024 16:23
Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn 19/11/2024 22:13
Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội
Hoạt động 19/11/2024 21:01