Thi thợ giỏi, luyện tay nghề để tăng năng suất lao động
Nâng cao tay nghề qua các hội thi thợ giỏi
Thành phố Hà Nội hiện có 10 khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động, thu hút 709 dự án, trong đó có 301 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và tạo việc làm cho trên 167.000 người lao động. Với số lượng CNLĐ lớn, hằng năm, các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động luôn được LĐLĐ Thành phố và các Công đoàn cấp trên cơ sở cụ thể hóa bằng việc ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các Công đoàn cơ sở triển khai thực hiện gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Nâng cao tay nghề cho người lao động qua các hội thi thợ giỏi. |
Trong đó, nhiều phong trào thi đua đã được các cấp Công đoàn Thành phố gắn với các chương trình, kế hoạch theo từng lĩnh vực, từng ngành nghề công tác cụ thể. Qua đó, không chỉ mang lại hiệu quả thiết thực, mà còn đóng góp vào sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và vì sự phát triển chung của tổ chức Công đoàn, của hệ thống chính trị toàn Thành phố.
Luôn xác định các phong trào thi đua như “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi”, là dịp để CNLĐ học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề cho người lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp; thời gian qua, Ban Thường vụ Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tích cực chỉ đạo và triển khai các phong trào thi đua “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” đến 100% các Công đoàn cơ sở và thu hút sự hưởng ứng, tham gia tích cực của CNLĐ.
Điển hình như trong tháng 5/2024 vừa qua, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã tổ chức Hội thi thợ giỏi năm 2024. Hội thi thu hút sự tham gia của 49 thí sinh, đại diện cho gần 11.000 CNLĐ trong toàn ngành tham gia. Trong đó, 49 thí sinh tham dự Hội thi với 6 nội dung, gồm: Hàn điện, hàn Tig, hàn CO2, tiện vạn năng, phay vạn năng, vẽ thiết kế trên máy tính. Các thí sinh trải qua phần thi lý thuyết theo hình thức trắc nghiệm với thời gian 45 phút và phần thi thực hành với thời gian 60 phút...
Cũng là một trong những đơn vị mạnh trong phong trào thi đua “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi”, những năm qua, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất (KCN&CX) Hà Nội thường xuyên phối hợp với Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức Hội thi thợ giỏi trong CNLĐ với các nghề tiêu biểu như: Tiện CNC, phay CNC, tiện vạn năng, phay vạn năng, hàn điện, vẽ và thiết kế trên máy tính...
Theo Chủ tịch Công đoàn các KCN&CX Hà Nội Nguyễn Đình Thắng, sau hội thi, đơn vị sẽ chọn và cử thí sinh đạt thành tích cao tham gia Hội thi thợ giỏi Thành phố và đạt được nhiều giải cao. Cụ thể như năm 2023, đơn vị chọn 158 thí sinh tham gia dự thi 10/11 nghề tại Hội thi thợ giỏi Thành phố, kết quả có 51 thí sinh đoạt giải, trong đó 8/10 nghề đoạt giải Nhất, 10 giải Nhì, 14 giải Ba, 19 giải Khuyến khích.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trực thuộc còn chủ động tổ chức các phong trào thi đua như Hội thi Bàn tay vàng của Công ty TNHH Toto Việt Nam; Hội thi Kỹ năng đo đạc, Kỹ năng lắp ráp máy in văn phòng của Công ty TNHH Canon Việt Nam; Hội thi Kỹ năng lắp ráp, Hội thi Kỹ năng chất lượng của Công ty TNHH Denso Việt Nam... Cùng đó, các doanh nghiệp đã chọn cử CNLĐ tham gia hội thi thợ giỏi trong tập đoàn trên toàn thế giới và tham dự kỳ thi đạt chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, quốc tế tiêu biểu và đạt được nhiều giải cao, đơn cử như Công ty TNHH Canon Việt Nam, Công ty TNHH Denso Việt Nam, Công ty TNHH Toto Việt Nam...
Lan tỏa giá trị người lao động
Có thể thấy, các phong trào thi đua “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” được các cấp Công đoàn Thủ đô triển khai luôn tạo sức hút, sân chơi hấp dẫn, thiết thực để CNLĐ với bàn tay, khối óc của mình được thỏa sức nghiên cứu, sáng tạo. Qua đó, giúp nâng cao hiệu quả công tác, lao động, học tập và sản xuất.
Đánh giá về hiệu quả các phong trào thi đua như “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” trong CNLĐ, ông Phạm Anh Minh - Chủ tịch Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội, cho biết, các phong trào thi đua được tổ chức không chỉ là dịp để CNLĐ nâng cao trình độ, học hỏi kinh nghiệm, lựa chọn các thao tác kỹ thuật nhằm áp dụng linh hoạt vào sản xuất, mà còn là cơ hội cho CNLĐ phát huy tiềm năng sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp của mình trong quá trình rèn luyện, công tác để vươn lên làm chủ kỹ thuật. Từ đó, góp phần tăng năng suất, thu nhập cho người lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực cạnh tranh, ổn định sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp…
Đề cập đến sự hiệu quả và sức lan tỏa của các phong trào thi đua “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” trong CNLĐ; tại Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia” được tổ chức tại Hà Nội cuối tháng 5 vừa qua, ông Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch Công đoàn các KCN&CX Hà Nội, khẳng định, thi đua là động lực hết sức quan trọng để khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, ý thức trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đặt biệt là tăng năng suất lao động, giảm hàng lỗi hàng hỏng, cải tiến mẫu mã, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh. Qua đó, khẳng định sự sáng tạo, đổi mới về nội dung, hình thức trong hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Cũng theo ông Nguyễn Đình Thắng, các phong trào thi đua “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” do Công đoàn tổ chức được thực hiện rất hiệu quả và thiết thực. Đây cũng là dịp để CNLĐ học tập, trao đổi kinh nghiệm nâng cao tay nghề và lan tỏa đến CNLĐ trong các doanh nghiệp, qua đó xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động…
Từ những kết quả của phong trào thi đua “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” trong CNLĐ, có thể khẳng định thi đua là động lực hết sức quan trọng để khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, ý thức trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; đặc biệt là tăng năng suất lao động, cải tiến mẫu mã, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Qua đó, khẳng định sự sáng tạo, đổi mới về nội dung, hình thức trong hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Phong trào thi đua “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” do Công đoàn phối hợp với chính quyền tổ chức không chỉ tìm ra những “bàn tay vàng” để tôn vinh mà quan trọng hơn qua các phong trào này như muốn gửi gắm thông điệp và cũng là sự sát hạch về trình độ, tay nghề đối với CNLĐ để biết được trình độ công nhân đang ở đâu nhằm có biện pháp khắc phục, đào tạo lại kịp thời, góp phần tăng năng suất lao động, một trong những điểm trũng của công nhân lao động Việt Nam. |
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Tin khác
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Hoạt động 20/11/2024 16:23