Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

13 giờ chiều nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia; Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Xúc động tình cảm đồng bào, đồng chí với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi trong lòng bà con khu phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.

Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Lễ an táng lúc 15 giờ 00 phút cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.

Từ 7 giờ sáng hôm qua (25/7), Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Trong niềm xúc động, tiếc thương sâu sắc, từ sáng sớm, các đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ban, ngành, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang cùng đông đảo tầng lớp nhân dân Thủ đô và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã tập trung tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nhiều người khi vào viếng Tổng Bí thư đã không kìm được nước mắt thương tiếc một nhà lãnh đạo lỗi lạc, cả cuộc đời hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.

Sáng nay 26/7, tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, quê nhà Đông Anh và Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, người dân vẫn xếp hàng dài để được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trước giờ diễn ra Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Rất đông người dân đã đến các tuyến phố quanh Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông, để tỏ lòng thương tiếc vô hạn và được tiễn đưa Tổng Bí thư lần cuối.

Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Người dân xếp hàng trên phố Lò Đúc lưu luyến tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Phía trong nhà Tang lễ công tác chuẩn bị Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã hoàn tất.

Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

13h00: Đồng chí Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư điều hành Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Dự lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có các đồng chí: Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Ủy viên Bộ Chính trị - Chủ tịch nước Tô Lâm; Ủy viên Bộ Chính trị - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước: Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Vương Đình Huệ; các Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; các Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương và các địa phương; cùng đông đảo cán bộ, chiến sĩ, nhân dân, bạn bè quốc tế và gia quyến đồng chí Nguyễn Phú Trọng.

Đại biểu thành phố Hà Nội tham dự có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong...

Điều hành lễ truy điệu tại Nhà tang lễ Quốc gia, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức lễ tang cho biết, những ngày qua, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Phú Trọng, đã có gần 6.000 đại biểu đại diện các cơ quan trung ương, địa phương, các tầng lớp nhân dân, 100 đoàn đại biểu quốc tế, gần 200.000 đồng bào, đồng chí đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và gần 500.000 lượt người dân, cán bộ, chiến sĩ, nhân dân truy cập, gửi lời tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua sổ tang điện tử. Trong niềm tiếc thương vô hạn, chúng ta tề tựu tại đây để tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Lời đồng chí Lương Cường vừa dứt, cũng là lúc Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vang lên trầm hùng.

Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố bắt đầu Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

13h05: Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Lễ tang đọc Điếu văn

Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Lễ tang đọc Điếu văn.

Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng ban lễ tang đã đọc Lời điếu truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Chủ tịch nước xúc động cho biết: Hôm nay, trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng đồng bào, chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế và gia đình long trọng tổ chức lễ truy điệu và tiễn đưa đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, một tấm gương sáng ngời về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, người đảng viên cộng sản kiên trung, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, hiện thân đầy đủ phẩm chất, tài năng, bản lĩnh, trí tuệ của thế hệ lãnh đạo Việt Nam thời kỳ đổi mới về nơi an nghỉ cuối cùng.

"Đồng chí mất đi là tổn thất to lớn, không thể bù đắp của Đảng ta, dân tộc ta, Nhân dân ta. Đất nước ta mất đi nhà lãnh đạo tài năng; phong trào cộng sản, tiến bộ thế giới mất đi nhà lý luận sắc bén; bạn bè quốc tế mất đi người bạn chân thành, người đồng chí thân thiết; gia đình, dòng tộc, quê hương Đông Hội mất đi người con ưu tú", Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh.

13h19: Ông Nguyễn Trọng Trường - con trai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc lời cảm ơn

Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Phát biểu đáp từ, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết: Tổng Bí thư không còn nữa mang đến nỗi đau sâu sắc đối với gia đình. Từ khi đồng chí Tổng Bí thư lâm bệnh đến tận những phút giây cuối cùng và trong suốt quá trình tổ chức tang lễ, gia đình luôn nhận được rất nhiều tình cảm động viên, chia sẻ chân thành, giúp đỡ tận tình của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, đơn vị Trung ương, địa phương, các ông bà, các bác, các cô chú, anh chị em, tình cảm của nhân dân cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế.

Ông Nguyễn Trọng Trường thay mặt toàn thể gia đình bày tỏ sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc, chân thành nhất đến các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, các cơ quan ngoại giao, các cơ quan, đoàn thể Trung ương, địa phương, đồng bào ta và bạn bè quốc tế đã đến viếng và tiễn đưa Tổng Bí thư về nơi an nghỉ cuối cùng.

13:30 Đại diện gia đình và lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi vòng quanh linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối

Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

13:32 Lễ di quan linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

13:41 Linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được đưa ra linh xa

Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

13h43: Quốc kỳ được phủ lên linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

13:45 Lồng kính đã được đóng lại, bảo vệ linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
13:46 Linh xa chở theo linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu di chuyển
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

14:00 Đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang di chuyển qua các tuyến phố của thủ đô Hà Nội

Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Người dân đứng hai bên đường chờ đón đưa tiễn Tổng Bí thư.
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Linh xa chở theo linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua phố Tràng Tiền
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Người dân đứng đợi linh xa để vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Người dân nghẹn ngào tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ trưa ngày 26/7, trên các tuyến đường Trần Thánh Tông, Lê Thánh Tông, Tràng Tiền, Hàng Khay, Tràng Thi, Điện Biên Phủ, Sơn Tây, Kim Mã, Đào Tấn, Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, Lê Quang Đạo, Lê Đức Thọ, Hồ Tùng Mậu… người dân đã đứng dọc các tuyến đường sẽ di quan tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Không khí nghẹn ngào, xúc động bao trùm từng con phố nơi Người sẽ “đi” qua.

Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đứng lặng lẽ ở góc đường Lê Thánh Tông theo dõi lễ truy điệu của Tổng Bí thư được truyền trực tuyến qua truyền hình bằng điện thoại, chị Phạm Thị Mến - một người dân sống ở Hà Nội nghẹn ngào không cầm được nước mắt. Chị Mến cho biết, chị tới Nhà tang lễ từ sáng để vào viếng Tổng Bí thư nhưng do quá đông nên chị không kịp giờ viếng. “Chỉ còn ít phút nữa là Tổng Bí thư thật sự về với đất mẹ rồi, tôi vô cùng tiếc thương Bác. Tổng Bí thư là người có công lao to lớn với đất nước mà sống giản dị, rất gần gũi nhân dân. Tuy chưa được gặp trực tiếp Bác nhưng tôi thấy Bác gần gũi như cha chú của mình, tôi đứng đây để tiễn biệt Bác lần cuối”- chị Mến nói.

Chị Đinh Thị Hiền (Phố Phất Lộc, Hoàn Kiếm, Hà Nội) nghẹn ngào nói: “Trong lòng mỗi người dân Việt Nam, hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ mãi mãi là tấm gương sáng, biểu tượng của lòng yêu nước và sự kiên định trong hành trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự ra đi của ông là mất mát to lớn, nhưng những giá trị và tinh thần của ông sẽ luôn sống mãi, là nguồn động lực để các thế hệ sau tiếp tục phát triển đất nước, vượt qua mọi thử thách để hướng tới một tương lai tươi sáng hơn”.

Bà Phùng Thị Giang (71 tuổi, ở Khu tập thể Nguyễn Công Trứ, Hà Nội): “Tôi mến mộ nhân cách giản dị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trình độ học vấn, tình yêu thương nhân loại, đồng bào của Bác. Nay, dù không được khỏe lắm nhưng tôi vẫn muốn đến để chào tiễn biệt Bác lần cuối”.

Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang di chuyển về Nghĩa trang Mai Dịch.
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Nữ cảnh sát giao thông chào tiễn biệt Tổng Bí thư.
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cháu Lê Công Đạt (8 tuổi ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) xin bố mẹ cho đi tiễn biệt Tổng Bí thư, cùng mọi người đứng chờ đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư đi qua phố Hàng Khay.
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Người dân đứng hai bên đường chờ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.

Tại Nghĩa trang Mai Dịch

Chiều 26/7, đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đã đến Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Theo lịch, 13h bắt đầu lễ truy điệu diễn ra tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, 15h Lễ an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, nhưng từ 11h trưa hàng trăm người dân đã đổ về khu vực quanh Nghĩa trang để được trực tiếp tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối, tưởng nhớ công lao và bày tỏ tình cảm, sự tri ân trước sự ra đi của một nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước hết sức giản dị, gần gũi với người dân...

Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đã đến Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng.

Nghĩa trang Mai Dịch nằm trên đường Hồ Tùng Mậu (thuộc phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) được xây dựng vào năm 1956 trên diện tích 59.000 m2. Đây là nơi an nghỉ của 1.228 liệt sĩ và 394 nhân vật từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ được giải thưởng Hồ Chí Minh, các tướng lĩnh xuất sắc, anh hùng lực lượng vũ trang...

Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Rất đông người dân xếp hàng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nghĩa trang Mai Dịch cũng là nơi an nghỉ dành cho nhiều lãnh đạo cấp cao và những người có đóng góp to lớn cho đất nước. Tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 - 26/7 và được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Chị Nguyễn Thị Hà (Cẩm Phả, Quảng Ninh) chia sẻ: Cách đây một tuần khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời chị và các thành viên trong gia đình, bà con lối xóm đều cảm thấy rất buồn và hụt hẫng. Dù là thế hệ trẻ chỉ được biết về bác qua báo đài, ti vi, nhưng chị luôn dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sự tin yêu kính trọng, biết ơn sâu sắc bởi những gì Bác đã làm cho đất nước. Chị Hà cũng chia sẻ thêm, hiện tại chị đang có bầu ở tháng thứ tư, chị đã đi xe máy cùng với người nhà từ Hà Đông tới khu vực cầu vượt Mai Dịch, Cầu Giấy sau đó gửi xe và đi bộ đến ngã tư Trần Vĩ, Hồ Tùng Mậu để tiễn đưa Bác đoạn đường cuối.

Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Người dân xúc động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tại Nhà Văn hóa thôn Lại Đà

Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đông đảo người dân thôn Lại Đà, huyện Đông Anh đã cùng trở về Nhà văn hoá thôn để tiễn biệt người con ưu tú của quê hương

Ngày 26/7, đông đảo người dân thôn Lại Đà, huyện Đông Anh đã cùng trở về Nhà văn hoá thôn để tiễn biệt người con ưu tú của quê hương. Đúng 13h18 cùng với nhân dân cả nước, hàng trăm người dân có mặt tại Nhà văn hóa thôn cùng kính cẩn cúi đầu dành 1 phút mặc niệm đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Xúc động chia sẻ sau khi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà thôn Lại Đà, cô Nguyễn Thị Thắm, thôn Lại Đà, cho biết, người dân thôn Lại Đà chúng tôi luôn coi Tổng Bí thư là người Bác thân thiết của mình, noi gương Bác, tôi luôn tự nhắc mình phải sống tích cực, lan tỏa những điều tốt đẹp, nuôi dạy con cái thật tốt, trở thành người có ích cho xã hội.

14h50: Đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới Nghĩa trang Mai Dịch

Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

15h00: Thực hiện nghi lễ hạ huyệt

15h13: Phút mặc niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ an táng

Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại biểu trong nước và quốc tế mặc niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN.

15h17: Đồng chí Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang, lên phát biểu ý kiến sau Lễ an táng

Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thay mặt Ban Tổ chức Lễ tang và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban tổ chức Lễ Quốc tang gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng chí lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đồng chí đại biểu, khách quý và đồng bào, đồng chí cả nước, các đơn vị lực lượng vũ trang, các nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, các đoàn ngoại giao, lãnh đạo các nước, các tổ chức và bạn bè quốc tế đã đến viếng, gửi vòng hoa, điện chia buồn, dự Lễ truy điệu, Lễ an táng và tiễn đưa đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về nơi an nghỉ cuối cùng.

15h20: Đại diện gia đình và lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi vòng quanh phần mộ, tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng chí, đồng bào, bạn bè quốc tế và gia đình đã đi vòng quanh mộ vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, một tấm gương sáng ngời về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, người đảng viên cộng sản kiên trung, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

15h34: Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Từ các phong trào thi đua được các cấp Công đoàn quận Đống Đa tổ chức triển khai, trong năm 2024 đã có 312 tập thể, 5.116 lượt cá nhân được công nhận danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” các cấp. Trong đó có 1.146 lượt cá nhân được khen thưởng cấp cơ sở; 15 tập thể, 165 cá nhân tiêu biểu được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận khen thưởng tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024 cấp quận.
Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Đợt rét nàng Bân đang suy yếu dần ở miền Bắc. Dự báo trong vài ngày tới nhiệt độ sẽ tăng lên khá nhiều và nồm ẩm cũng sẽ quay trở lại.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Trong bối cảnh giá nhà vẫn ở mức cao, thu nhập người lao động khó tăng nhanh và chi phí sinh hoạt ngày một lớn, việc sở hữu một căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn là giấc mơ xa vời với nhiều người dân đô thị. Mặc dù đã có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi, thế nhưng mức lãi suất hiện tại vẫn khiến không ít người "chùn bước".
Hà Nội: Học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT tại trường nơi học lớp 12

Hà Nội: Học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT tại trường nơi học lớp 12

Thí sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trong năm học 2024 - 2025 phải đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) tại trường nơi học lớp 12.
Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho nữ đoàn viên

Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho nữ đoàn viên

Trong thời gian tới, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân xác định tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm lo, bảo vệ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến lao động nữ; chủ động tham mưu xây dựng Thỏa ước lao động tập thể, đề xuất những chính sách có lợi hơn quy định pháp luật cho lao động nữ.
Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất

Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất

Mô hình nhà chung cư cao tầng đã được xã hội hiện nay chấp nhận và ngày càng trở thành xu hướng nhà ở chủ yếu tại các khu vực đô thị của nước ta. Tuy nhiên, những hệ luỵ sau trận động đất mạnh từ Myanmar và việc hàng trăm căn hộ ở chung cư Diamond Riverside, đường Võ Văn Kiệt (phường 16, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh) bị nứt tường sau rung chấn, bong tróc nền cũng đang khiến nhiều người có tâm lý lo ngại.

Tin khác

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa họp cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan nhằm phục vụ việc tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW.
Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách

Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách

Là phóng viên chuyên trách mảng Lao động, Công đoàn, Bảo hiểm xã hội đến nay đã 24 năm, ngoài thực hiện tin, bài về chủ trương, chính sách, tôi còn có cơ duyên trở thành “chuyên gia bất đắc dĩ” trong vai trò là người dẫn chương trình các cuộc đối thoại, giao lưu trực tuyến truyền thông về chính sách do Báo Lao động Thủ đô chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức.
Hành trình khẳng định thương hiệu

Hành trình khẳng định thương hiệu

Trong nhiều lần thăm, làm việc với Báo Lao động Thủ đô, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã ghi nhận, đánh giá cao vai trò của Báo Lao động Thủ đô đối với sự phát triển của phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn Thủ đô. Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố nhấn mạnh, Báo Lao động Thủ đô đã thực hiện tốt chức năng, vai trò của mình là tuyên truyền kịp thời, chính xác mọi mặt hoạt động của các cấp Công đoàn Thủ đô và tích cực, chủ động tham gia thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn; đội ngũ cán bộ Công đoàn và CNVCLĐ Thủ đô tự hào về tờ báo của mình.
32 năm chuyện của chúng tôi

32 năm chuyện của chúng tôi

Tính đến thời điểm này, Báo Lao động Thủ đô tròn 32 năm kể từ ngày phát hành số báo đầu tiên. Và năm nay, theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị, cùng với hệ thống báo chí cả nước, trong đó các cơ quan báo chí Thủ đô sẽ được tổ chức lại để hoạt động theo mô hình mới. 32 năm qua, người đã nghỉ hưu, người chuyển cơ quan khác, song với “đại gia đình ngôi nhà Lao động Thủ đô” được làm việc, cống hiến tại địa chỉ 1A Yết Kiêu là cả quãng thời gian tươi đẹp. Chính nhờ Lao động Thủ đô mà mỗi người đều có những kỷ niệm đáng nhớ trong đời làm báo. Nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 32, Báo Lao động Thủ đô xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các bác, các anh, các chị và các cộng tác viên đã đồng hành với báo, đồng thời giới thiệu những “thước phim” của các cán bộ, phóng viên, người lao động đang làm việc tại Tòa soạn.
Niềm vui mỗi lần nhận giải

Niềm vui mỗi lần nhận giải

Với tôi, mỗi lần được nhận giải thưởng là một lần may mắn. Nhưng, cũng không thể phủ nhận, để tác phẩm được công nhận và giành giải thưởng ở cuộc thi nào đó là cả một hành trình không hề dễ dàng, rất tốn thời gian, tâm sức và cần nhiều sự ủng hộ từ Ban Biên tập tòa soạn cũng như đồng nghiệp trong cơ quan.
Từ tiếng nói công nhân đến nghị trường Quốc hội...

Từ tiếng nói công nhân đến nghị trường Quốc hội...

“An cư, lạc nghiệp” là mong mỏi của hầu hết mọi người, và với công nhân lao động, đó cũng là một trong những mong mỏi lớn nhất. Những cuộc gặp gỡ, khảo sát, giao lưu, trò chuyện... cùng công nhân lao động cho thấy, nhu cầu được thuê, mua nhà ở xã hội thật sự rất bức thiết và khó khăn, nhất là trên địa bàn những thành phố lớn như Hà Nội.
Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân bày tỏ băn khoăn dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) chưa có quy định về khoảng cách an toàn đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh hóa chất trong khu dân cư, các doanh nghiệp nhỏ lẻ vẫn có thể kinh doanh hóa chất trong khu dân cư...
Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân chưa quy định rõ về việc quản lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam khi dữ liệu này được lưu trữ, xử lý hoặc chia sẻ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Sáng 29/3, Bộ Y tế phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV gây ra.
Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bình Dương chỉ còn 27 xã

Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bình Dương chỉ còn 27 xã

Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bình Dương từ 91 xã sẽ giảm xuống còn 27 xã.
Xem thêm
Phiên bản di động