Những ý tưởng lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Liên quan đến Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã đưa ra những ý kiến đóng góp tâm huyết làm rõ thêm các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của Thủ đô Hà Nội, nhất là các đặc thù về văn hóa, lịch sử, địa lý, tự nhiên, môi trường, khí hậu, nguồn nhân lực… để thấy rõ tiềm năng, lợi thế riêng có của Hà Nội. Đặc biệt, nhiều ý kiến cũng chỉ rõ những điều kiện không thuận lợi, hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của Thủ đô...
Thu hút, “giữ chân” nhân tài để xây dựng và phát triển Thủ đô Tiếp thu trí tuệ, tạo sự đồng thuận trong quy hoạch Thủ đô Hà Nội Phát triển Thủ đô Hà Nội nhanh, bền vững, xứng tầm khu vực và thế giới

Lấy con người là trung tâm và coi trọng phát triển môi trường văn hoá

Đánh giá về những khó khăn trong công tác lập Quy hoạch Thủ đô, Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS.TS) Lê Quân - Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho rằng, đây là đồ án quy hoạch được đặt trên nền hệ thống lý thuyết quy hoạch hiện đại là quy hoạch tích hợp, đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều chuyên gia thuộc mọi lĩnh vực như kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác…

Đưa ra góp ý vào bản dự thảo đồ án, PGS.TS Lê Quân cho rằng, trong xây dựng đồ án Quy hoạch quan trọng này, Hà Nội cần xác định rõ triết lý phát triển, lấy con người là trung tâm và coi trọng phát triển môi trường văn hoá. Vì xa rời văn hoá sẽ không kết nối được với lịch sử, trong khi Hà Nội vốn dĩ là đô thị có bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến.

“Từ cơ sở này, việc xác định hướng phát triển cho một đô thị vừa phải bảo tồn bề dày trầm tích văn hoá với nhiều lớp lịch sử chất chứa trong mình lại phải tạo ra một cộng đồng đô thị hiện đại, lấy con người làm trung tâm là những tiêu chí giúp Hà Nội có bước phát triển vững vàng”, PGS.TS Lê Quân cho hay.

“Hiến kế” phát triển Thủ đô
Theo PGS.TS Lê Quân, di sản không chỉ phát huy vai trò về kiến trúc cảnh quan mà còn đem lại giá trị có tính nhận diện đặc trưng cho đô thị Hà Nội. (Ảnh minh họa)

Đề cập đến mục tiêu xây dựng đô thị Hà Nội xanh, PGS.TS Lê Quân cho rằng, cần phải hoạch định, có cơ chế, chính sách nhất định giúp cho việc bảo tồn không gian xanh sẵn có trong đô thị và phát triển được hành lang xanh, các không gian xanh trong cấu trúc của hệ thống đô thị trong đồ án Quy hoạch Thủ đô tới.

Bên cạnh đó, yếu tố mặt nước cần quan tâm đặc biệt bởi Hà Nội vốn là đô thị có hệ thống sông nước quan trọng với nhiều di sản như hồ Tây, hồ Gươm, hệ thống sông Tô Lịch, sông Nhuệ… Khi kết nối lại hệ thống này sẽ tạo ra những di sản không chỉ phát huy vai trò về kiến trúc cảnh quan mà còn đem lại giá trị có tính nhận diện đặc trưng cho đô thị Hà Nội.

Cần thiết lập mạng lưới cơ sở y tế thực hành cộng đồng trên địa bàn Thủ đô

Đánh giá thực trạng hệ thống y tế của thành phố Hà Nội, Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ (GS.TS.BS) Tạ Thành Văn - Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Y Hà Nội cho rằng, hệ thống y tế còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Với hệ thống y tế công lập, chất lượng khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn Thủ đô chưa đồng đều và chưa xứng tầm với vị thế của Thủ đô Hà Nội.

Nêu quan điểm về phát triển hệ thống y tế Thủ đô, GS.TS.BS Tạ Thành Văn cho rằng, mục tiêu phát triển Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa nghìn năm văn hiến của cả nước mang đậm đà bản sắc dân tộc; là trung tâm đi đầu trong nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ; có giáo dục, đào tạo và y tế tiên tiến, hiện đại, nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chiêu dụng hiền tài, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, là trung tâm giao lưu, phát triển các quan hệ quốc tế và hoạt động đối ngoại quan trọng nhất của đất nước. Theo đó, cần xây dựng hệ thống y tế Thủ đô tiên tiến, hiện đại, tập trung phát triển một số lĩnh vực tiếp cận trình độ khu vực và thế giới, đáp ứng nhu cầu của người dân và hướng tới mục tiêu công bằng, chất lượng, hiệu quả.

“Hà Nội có thể chọn Singapore làm mô hình phát triển y tế của mình. Trong đó, thực hiện chiến lược xây dựng nền y tế hướng nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, thay cho chiến lược tập trung phát hiện và điều trị bệnh, xây dựng mạng lưới cơ sở y tế phù hợp với yêu cầu chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe của người dân”, GS.TS.BS Tạ Thành Văn gợi ý.

“Hiến kế” phát triển Thủ đô
GS.TS.BS Tạ Thành Văn cho rằng Hà Nội cần có các chính sách, cơ chế sử dụng nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. (Ảnh minh họa)

Góp ý về cơ chế chính sách phát triển hệ thống y tế, GS.TS.BS Tạ Thành Văn cho rằng, Hà Nội cần có các chính sách, cơ chế sử dụng nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó, cần ban hành các chính sách, cơ chế sử dụng nguồn nhân lực y tế chất lượng cao thuộc các bệnh viện, trường đại học y - dược trực thuộc Trung ương đóng trên địa bàn.

Song song với đó, Hà Nội cần ban hành chính sách nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện, chiến lược và có kế hoạch cụ thể để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực y tế chất lượng cao. Xây dựng mạng lưới các cơ sở đào tạo nhân lực y tế đặc thù của Thủ đô, phù hợp với quy hoạch mạng lưới đào tạo nhân lực y tế tổng thể quốc gia. Đầu tư ngân sách của Hà Nội cho các trường đại học nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ theo cơ chế đặt hàng, phục vụ các mục tiêu của Thủ đô.

Ngoài ra, cần thiết lập mạng lưới cơ sở y tế thực hành cộng đồng trên địa bàn Thủ đô cho các cơ sở đào tạo nhân lực y tế Trung ương và Hà Nội nhằm thử nghiệm, triển khai, phát triển các mô hình chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo chuẩn mực quốc tế ở ba khu vực: miền núi, đồng bằng và đô thị lõi.

Tăng cường năng lực tuyến y tế cơ sở theo hướng y học gia đình, phát triển mạng lưới bác sĩ gia đình khu vực công và tư, các bác sĩ gia đình - y tế cơ sở phụ trách việc xây dựng kế hoạch nâng cao sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cho từng người dân theo khu vực, giải quyết 70% nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân Thủ đô.

Hà Nội cũng cần phải có các chính sách ưu đãi tuyển dụng, chi trả lương phù hợp, khuyến khích nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc tại tuyến y tế cơ sở. Có chế độ đãi ngộ, quy định về khám, chữa bệnh và cơ chế chi trả bảo hiểm y tế phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa và đặc thù của Thủ đô. Cần có tư duy thống nhất đối với hệ thống y tế.

Dù cơ sở y tế công lập hay ngoài công lập thì đều có chung một sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân, chủ thể của xã hội, tạo nên sự phát triển của Thủ đô và đất nước. Do vậy, cần có một chính sách công bằng cho sự phát triển của cả hai nhóm y tế này.

“Hiến kế” phát triển Thủ đô
Cần tập trung phát triển cơ sở hạ tầng để Thủ đô Hà Nội trở thành một thành phố thông minh. (Ảnh minh họa)

Về mặt hệ thống các cơ sở y tế, theo GS.TS.BS Tạ Thành Văn, Hà Nội cần có các chính sách tổng thể, phân vai và phối kết hợp vai trò của ba lĩnh vực: bệnh viện trực thuộc Trung ương/trường đại học y - dược; cơ sở y tế trực thuộc Hà Nội và cơ sở y tế tư nhân trong chiến lược chăm sóc sức khỏe người dân Thủ đô. Cần chú trọng đến vai trò của y tế tư nhân với chính sách ưu đãi đặc thù trong việc thực thi nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân Thủ đô.

Đặc biệt, cần thiết phải xây dựng trung tâm quản lý cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực y tế của Thủ đô. Cơ sở dữ liệu bao gồm: Thông tin chung: Số lượng nhân viên y tế của từng khoa/phòng trong các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập trên địa bàn Thủ đô; sự thay đổi và biến động hàng tháng; nhu cầu phát triển hàng năm; danh mục kỹ thuật chuyên môn đang và sẽ triển khai…

Phát triển Thủ đô Hà Nội trong vai trò dẫn dắt và kết nối vùng

Theo PGS.TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, việc quy hoạch và phát triển của thành phố Hà Nội không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Thủ đô mà còn có vai trò trụ cột đối với sự phát triển của Vùng Thủ đô với tư cách là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của vùng và của cả nước.

Ông cho rằng, cần phải xây dựng một cơ quan điều phối quy hoạch và phát triển chung cho Vùng Thủ đô. Cơ quan này phải giải quyết được bài toán cạnh tranh và hợp tác giữa thành phố Hà Nội với các địa phương khác trong Vùng Thủ đô về nguồn lực phát triển, vị thế phát triển, tác động lan tỏa của sự phát triển trong một chỉnh thể thống nhất và phải được quản lý bởi đội ngũ lãnh đạo có khả năng thực thi quyền lực.

“Thành phố Hà Nội cần tiên phong đề xuất, xây dựng và hình thành cơ quan điều phối này trên cơ sở sự hợp tác của các địa phương trong Vùng Thủ đô”, PGS.TS Bùi Anh Tuấn đề xuất.

Cũng theo PGS.TS Bùi Anh Tuấn, việc quy hoạch và xây dựng không gian, các hành lang, vành đai phát triển, trục động lực cho phát triển của thành phố Hà Nội nói riêng và Vùng Thủ đô nói chung cần phải được triển khai dựa trên các nghiên cứu, các phân tích, đánh giá, căn cứ khoa học đầy đủ về thế mạnh của thành phố Hà Nội trong sự tương quan so sánh với thế mạnh của các địa phương khác trong Vùng Thủ đô.

Khi đó bài toán về tăng trưởng và phát triển của thành phố Hà Nội được giải quyết một cách tối ưu trong mối quan hệ với quy mô và tốc độ tăng trưởng và phát triển của các địa phương khác trong Vùng Thủ đô sao cho các nguồn lực được di chuyển tới những địa phương, ngành nghề mà ở đó được sử dụng một cách hiệu quả nhất trong điều kiện cạnh tranh và tính kinh tế quy mô có vai trò quan trọng.

PGS.TS Bùi Anh Tuấn cũng cho rằng, cần tập trung phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm giao thông vận tải, hạ tầng điện… để Thủ đô Hà Nội trở thành một thành phố thông minh, có hiệu quả cao đối với các hoạt động đầu tư, thương mại và du lịch. Đồng thời, thúc đẩy phát triển hạ tầng số làm nền tảng cho sự phát triển nền kinh tế số và làm động lực phát triển và hợp tác của các vùng kinh tế quanh khu vực; đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư dựa trên thế mạnh của thành phố Hà Nội và sự phân công lao động trong Vùng Thủ đô; tập trung mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu phục vụ thu hút đầu tư, đặc biệt phát triển các ngành công nghiệp không khói.

“Cần xác định rõ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phải trở thành động lực chính để phát huy vai trò dẫn dắt và kết nối của thành phố Hà Nội nhằm phát triển Vùng Thủ đô hiện đại và bền vững”, PGS.TS Bùi Anh Tuấn nói.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nestlé nỗ lực quảng bá hình ảnh cà phê Việt ra thế giới

Nestlé nỗ lực quảng bá hình ảnh cà phê Việt ra thế giới

(LĐTĐ) Nhằm quảng bá hình ảnh cà phê của Việt Nam ra thế giới, Nestlé Việt Nam vừa tổ chức một chuyến đi dành cho báo chí quốc tế đến các vườn cà phê canh tác theo mô hình bền vững NESCAFÉ Plan, nhà máy chế biến cà phê, và tìm hiểu văn hóa thưởng thức cà phê tại một số địa phương như tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh.
Vinh danh 79 công trình tiêu biểu trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023

Vinh danh 79 công trình tiêu biểu trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023

(LĐTĐ) Nhằm tôn vinh, biểu dương các tập thể, cá nhân có công trình, giải pháp sáng tạo đóng góp thiết thực, hiệu quả trong hoạt động khoa học và công nghệ; hưởng ứng phong trào “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”, ngày 6/12, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023.
Khi hương ước phát huy hiệu quả

Khi hương ước phát huy hiệu quả

(LĐTĐ) Cùng với hệ thống pháp luật, hương ước, quy ước đang trở thành công cụ hữu hiệu để quản lý, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong cộng đồng dân cư trên địa bàn Thủ đô.
Nâng cao chất lượng sức khỏe học đường

Nâng cao chất lượng sức khỏe học đường

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, việc phát triển, nâng cao chất lượng công tác y tế trường học (YTTH) là giải pháp quan trọng tạo nền tảng sức khỏe thể chất, tinh thần, giúp học sinh học tập tốt, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Đảm bảo nơi ở an toàn cho người lao động

Đảm bảo nơi ở an toàn cho người lao động

(LĐTĐ) Việc Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội sẽ giúp đoàn viên, người lao động có nơi ở an toàn, yên tâm, gắn bó với doanh nghiệp, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.
Sắp xét xử vụ cựu Cảnh sát Giao thông bắt cóc bé trai 7 tuổi

Sắp xét xử vụ cựu Cảnh sát Giao thông bắt cóc bé trai 7 tuổi

(LĐTĐ) Toà án nhân dân thành phố Hà Nội dự kiến sẽ đưa vụ án cựu cán bộ Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Vĩnh Phúc bắt cóc bé trai 7 tuổi ở quận Long Biên ra xét xử vào ngày 26/12.
Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về dạy thêm, học thêm và bạo lực học đường?

Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về dạy thêm, học thêm và bạo lực học đường?

(LĐTĐ) Chiều 6/112, tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã chia sẻ quan điểm liên quan đến vụ việc học sinh ném dép vào giáo viên tại tỉnh Tuyên Quang và vấn đề dạy thêm, học thêm.

Tin khác

Cơ chế TOD sẽ tạo nguồn lực nội sinh, giúp Hà Nội hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị

Cơ chế TOD sẽ tạo nguồn lực nội sinh, giúp Hà Nội hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã quy định về phương thức phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), qua đó cho phép thành phố Hà Nội huy động nguồn lực từ đất để phát triển đường sắt đô thị.
Luật Thủ đô là cơ sở pháp lý để hướng đến khát vọng xây dựng Hà Nội văn minh, hiện đại

Luật Thủ đô là cơ sở pháp lý để hướng đến khát vọng xây dựng Hà Nội văn minh, hiện đại

(LĐTĐ) Sáng 1/12, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh và các đại biểu Quốc hội Đoàn thành phố Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 10 đã tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với cử tri huyện Sóc Sơn sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Cần chính sách ưu tiên thực sự đột phá để phát triển nông nghiệp Thủ đô

Cần chính sách ưu tiên thực sự đột phá để phát triển nông nghiệp Thủ đô

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, nông nghiệp Hà Nội phải mang gương mặt mới: Nông nghiệp đô thị, nông nghiệp vùng ven đô, nông nghiệp trong lòng Thủ đô. Hà Nội cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn để tạo bước đột phá, tạo sự khác biệt và là động lực phát triển nông nghiệp cho các tỉnh khác.
Ưu tiên ngân sách cho đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật vùng Thủ đô

Ưu tiên ngân sách cho đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật vùng Thủ đô

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều điểm đột phá quan trọng về sử dụng nguồn ngân sách cho phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội. Nổi bật, Điều 51 và 52 (Chương V) của Dự thảo quy định các công trình, dự án trọng điểm của Vùng thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, quản lý và bảo vệ môi trường được đầu tư toàn bộ từ nguồn vốn xã hội hóa được hưởng ưu đãi.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Lĩnh vực văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục và công nghệ được ưu đãi đầu tư

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Lĩnh vực văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục và công nghệ được ưu đãi đầu tư

(LĐTĐ) Tại Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), thành phố Hà Nội ưu tiên ưu đãi đầu tư đối với các dự án mới vào lĩnh vực thể thao, văn hóa, giáo dục, y tế, công nghệ và một số ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được trình Quốc hội xem xét lần đầu tại Kỳ họp thứ 6. Qua hai phiên thảo luận tại tổ và tại hội trường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, có 117 ý kiến tham gia góp ý vào dự án Luật. Trong đó, các ý kiến của đại biểu Quốc hội đều thống nhất cao với sự cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi).
Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

(LĐTĐ) "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", nên trong chiến lược phát triển Thủ đô không thể thiếu chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao như một khâu đột phá bảo đảm cho sự thành công. Vì vậy, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần xây dựng các cơ chế đặc thù tương xứng, cụ thể và khả thi về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ưu tiên đầu tư văn hóa, giáo dục để hiện thực hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến- Văn minh- Hiện đại

Ưu tiên đầu tư văn hóa, giáo dục để hiện thực hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến- Văn minh- Hiện đại

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội mong muốn lãnh đạo Thủ đô nên ưu tiên lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ hơn là lĩnh vực kinh tế. Tập trung bảo tồn các di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội, các giá trị văn hóa người Hà Nội...
Khi Thành phố được phân quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án quy mô đến 20.000 tỷ đồng

Khi Thành phố được phân quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án quy mô đến 20.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Ngoài thẩm quyền đầu tư theo quy định của pháp luật, Điều 43 Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đẩy mạnh phân quyền cho Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Trong đó, phân quyền cho Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công tối đa 20 nghìn tỷ đồng.
Cần có tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét thế nào là người tài

Cần có tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét thế nào là người tài

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đến vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài quy định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Các ý kiến đề nghị cần đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét như thế nào là người tài ở tất cả các lĩnh vực; trước hết là phải thu hút đúng người, sau đó mới bố trí, sử dụng đúng người thì chắc chắn mới đem lại hiệu quả và có bước đột phá.
Xem thêm
Phiên bản di động