Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn 2065

Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đưa ra định hướng và lộ trình phát triển không gian Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065. Xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê Thành ủy Hà Nội họp về tổ chức bộ máy, biên chế

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1668/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Theo đó, phạm vi, ranh giới lập quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, với 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Quy mô lập quy hoạch khoảng 3.359,84 km2. Thời hạn quy hoạch trong giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030; giai đoạn dài hạn đến năm 2045; tầm nhìn đến năm 2065.

Dân số Hà Nội đến năm 2030 dự kiến 12 triệu người

Quy hoạch đặt ra tầm nhìn đến năm 2065, Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội là đô thị hiện đại, trung tâm hỗ trợ thúc đẩy liên kết vùng, trung tâm dịch vụ tổng hợp của cả nước, điểm đến kinh tế, văn hóa hấp dẫn của quốc tế.

Mục tiêu đến năm 2045 là Thủ đô văn hóa, đô thị thông minh, sinh thái, trung tâm tài chính, dịch vụ, khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, trung tâm tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ của châu Á và quốc tế. Thành phố xanh và sinh thái với sông Hồng là biểu tượng phát triển.

Về tính chất đô thị, Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia; là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; là nơi tập trung, bảo tồn và phát huy các giá trị tinh hoa văn hóa vật thể và phi vật thể; là Thủ đô có quy mô tầm cỡ thế giới với hội nhập các giá trị bản sắc văn hóa, lịch sử truyền thống đặc trưng.

Trục không gian Nhật Tân - Nội Bài là trục đô thị thông minh -
Trục không gian Nhật Tân - Nội Bài là trục đô thị thông minh.

Đây cũng là trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, hạnh phúc; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia; là một trong những trung tâm kinh tế - giao dịch - du lịch và thương mại của khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương.

Quy hoạch dự báo phát triển về dân số đến năm 2030 dự kiến là 12 triệu người (trong đó thường trú khoảng 10,5 triệu người); tỷ lệ đô thị hóa đạt 65% - 70%. Đến năm 2045 là 14,6 triệu người (trong đó thường trú khoảng 13 triệu người); tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 75%.

Về sử dụng đất, đến năm 2030, đất xây dựng khoảng 148.000 - 150.000 ha, trong đó, đất xây dựng đô thị khoảng 89.000 - 90.000 ha (chiếm 26 - 27% diện tích toàn thành phố), đất xây dựng khu vực nông thôn khoảng 59.000 - 60.000 ha.

Đến năm 2045, đất xây dựng khoảng 198.000 - 200.000 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 124.000 - 125.000 ha (chiếm 37 - 38% diện tích toàn thành phố), đất xây dựng khu vực nông thôn khoảng 74.000 - 75.000 ha.

5 vùng đô thị, 5 trục không gian

Quy hoạch xác định cấu trúc phát triển đô thị là vùng đô thị, đa cực, đa trung tâm, với 5 vùng đô thị gồm: Vùng đô thị phía Nam sông Hồng, gồm khu vực nội đô lịch sử, nội đô lịch sử mở rộng, khu vực mở rộng đô thị về phía Tây và Nam - Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Trì và một phần thuộc Thanh Oai, Thường Tín.

Vùng đô thị phía Đông gồm quận Long Biên và huyện Gia Lâm.

Vùng đô thị phía Bắc gồm huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn (dự kiến hình thành thành phố phía Bắc).

Vùng đô thị phía Tây gồm thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ, trong đó có dự kiến hình thành thành phố phía Tây trong tương lai, nâng loại đô thị thành phố Sơn Tây.

Vùng đô thị phía Nam gồm các huyện Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thường Tín, Phú Xuyên, có tính đến nghiên cứu thành phố phía Nam trong tương lai.

Hệ thống đô thị vệ tinh và sinh thái được phân cách bằng hành lang xanh, nêm xanh, liên kết bằng hệ thống giao thông vành đai, hướng tâm.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn 2065
Mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội là đô thị hiện đại.

Kết nối đô thị trung tâm, các vùng đô thị và các đô thị vệ tinh thông qua các vành đai (Vành đai 1, Vành đai 2, Vành đai 2,5, Vành đai 3, Vành đai 3,5, Vành đai 4, Vành đai 5, cao tốc Tây Bắc...).

Các trục hướng tâm gồm quốc lộ 1A, quốc lộ 1B; quốc lộ 2; quốc lộ 3; quốc lộ 5; quốc lộ 6; quốc lộ 32; trục Hà Đông - Xuân Mai; đại lộ Thăng Long; trục đường Tây Thăng Long; trục đường Hồ Tây - Ba Vì; đường Lê Văn Lương - Tố Hữu - Nguyễn Thanh Bình; trục kinh tế phía Nam; trục Nhật Tân - Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp...).

5 trục không gian quan trọng được định hướng gồm trục sông Hồng, kết hợp với sông Đuống, phát triển là không gian xanh trung tâm của đô thị trung tâm, không gian văn hóa sáng tạo, trục phát triển kinh tế - xã hội và là không gian điểm nhấn biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Thành phố sẽ phát triển đô thị, công viên sinh thái hai bên sông, trị thủy, khai thác giá trị cảnh quan, cảng sông, du lịch hai bên sông.

Trục Hồ Tây - Ba Vì, kết hợp đồng bộ không gian Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 6; xây dựng trục kết nối văn hóa Thăng Long - Xứ Đoài, kết nối trung tâm Thủ đô với thành phố phía Tây và kết nối các tỉnh lân cận phía Tây, Tây Bắc, vùng miền núi và trung du phía Bắc.

Trục Hồ Tây - Cổ Loa là trục kết nối di sản đô thị lịch sử; kết hợp đồng bộ không gian kết nối Hồ Tây - cầu Tứ Liên - Cổ Loa. Thành phố sẽ bố trí các công trình văn hóa, triển lãm, công trình biểu tượng dọc trục này, kết hợp với các làng truyền thống, cảnh quan mặt nước và khu di tích Thành Cổ Loa trở thành không gian lịch sử và văn hóa đặc sắc trong vùng đô thị phía Bắc.

Trục Nhật Tân - Nội Bài là trục phát triển kinh tế, đô thị thông minh, hiện đại (kết hợp đồng bộ với không gian trục Bắc Thăng Long - Nội Bài), kết nối với các tỉnh phía Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc, hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, đường xuyên Á, gắn với Cảng hàng không cửa ngõ quốc tế Nội Bài và thành phố phía Bắc.

Trục Nam Hà Nội phát triển mới gắn với trục văn hóa Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính; kết nối di sản Thăng Long - Hoa Lư, gắn với vùng di tích Hương Sơn - Tam Chúc, Cảng hàng không thứ 2 vùng Thủ đô và đô thị Phú Xuyên, đồng bộ với trục quốc lộ 1A, 1B, đường Hồ Chí Minh, kết nối cao tốc Tây Bắc và các tỉnh phía Nam, tạo không gian và động lực phát triển mới.

Định hướng phát triển từng khu vực Thủ đô

Một trong những nội dung của Quy hoạch là định hướng phát triển không gian cho Thủ đô Hà Nội với không gian tổng thể, không gian theo khu vực; định hướng phát triển nông thôn, không gian xanh, hành lang xanh, vành đai xanh, nêm xanh; định hướng kiến trúc cảnh quan - thiết kế đô thị tổng thể; định hướng quy hoạch không gian ngầm; định hướng quy hoạch sử dụng đất theo các giai đoạn; định hướng phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn 2065
Khu công nghệ cao của Hà Nội.

Đồ án xác định thực hiện quy hoạch theo lộ trình gắn với các chương trình, dự án đầu tư chiến lược, phát triển đồng bộ giữa chức năng, quy mô, cơ sở hạ tầng và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch triển khai chặt chẽ theo lộ trình thời gian cụ thể, gắn với khả năng huy động nguồn lực và có cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp.

Phân kỳ thực hiện quy hoạch được chia theo các giai đoạn 2025 - 2030; 2030 - 2035; 2035 - 2045; 2045 - 2050 và tầm nhìn đến năm 2065.

Theo đó, giai đoạn năm 2025 – 2030 hoàn thiện hệ thống các cơ sở pháp lý, các lớp quy hoạch thống nhất để tạo nền tảng cho sự phát triển theo quy hoạch. Xây dựng hoàn thiện mạng lưới hạ tầng khung gồm các tuyến giao thông Vành đai 4, Vành đai 5, đường Vành đai 4,5 (trục Bắc Nam); nâng cấp các trục hướng tâm kết nối vùng. Phát triển hoàn thiện các khu đô thị mở rộng phía Tây (Hà Đông, Hoài Đức, Đan Phượng, Thường Tín) theo mô hình TOD và đô thị Hòa Lạc. Triển khai đồng bộ hệ thống đường sắt đô thị, cải tạo hệ thống sông, hồ nội đô, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết các khu vực đô thị cũ.

Giai đoạn năm 2030 - 2035 phát triển hoàn thiện chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng (Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh) với cơ sở hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, thông minh, gắn với giao thông công cộng hiện đại, tạo nên các trung tâm phát triển mới của Thủ đô. Phát triển hình thành trục sông Hồng, các cầu qua sông Hồng, tạo dấu ấn, biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

Giai đoạn năm 2035 - 2045 phát triển mở rộng và hoàn thiện các đô thị vệ tinh như Sơn Tây, Phú Xuyên để hình thành các đô thị cửa ngõ, thu hút các nhu cầu phát triển mới vào Thủ đô Hà Nội. Kết nối với mạng lưới đô thị vùng tạo nên không gian phát triển đồng nhất. Phát triển mở rộng mạng lưới giao thông công cộng ra các đô thị vệ tinh và các địa phương lân cận để kết nối không gian phát triển. Xây dựng cảng hàng không thứ 2 ở phía Nam theo quy hoạch gắn với mô hình đô thị sân bay, dịch vụ logistics quốc tế và đầu mối tiếp vận quan trọng.

Giai đoạn 2045 - 2050 và tầm nhìn đến năm 2065 phát triển hoàn thiện không gian đô thị, kết hợp hài hòa giữa không gian đô thị và nông thôn, giữa phát triển mới và cải tạo chỉnh trang đô thị, hình thành đô thị có bản sắc, sinh thái, có cơ sở hạ tầng hiện đại.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp Nhà nước sử dụng sai mục đích

Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp Nhà nước sử dụng sai mục đích

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Chỉ thị số 47/CT-TTg yêu cầu Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp Nhà nước sử dụng đất không đúng mục đích Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; đất cho mượn, cho thuê không đúng quy định; đất được Nhà nước giao quản lý mà để bị lấn đất, chiếm đất; không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư…
Chính sách mới với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở

Chính sách mới với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở

(LĐTĐ) Để tăng cường cán bộ, công chức, viên chức ở Trung ương, cấp tỉnh đi công tác ở cơ sở (thời gian 3 năm), Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định 5 chế độ ưu đãi.
Phụ nữ chung sức, đồng lòng xây dựng Thủ đô phát triển thịnh vượng

Phụ nữ chung sức, đồng lòng xây dựng Thủ đô phát triển thịnh vượng

(LĐTĐ) Sáng 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Tổng kết công tác Hội năm 2024, phát động phong trào thi đua năm 2025.
Phạt gần 62 tỷ đồng vi phạm giao thông trong 2 ngày đầu năm 2025

Phạt gần 62 tỷ đồng vi phạm giao thông trong 2 ngày đầu năm 2025

(LĐTĐ) Sau 2 ngày áp dụng xử phạt theo Nghị định 168/2024, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an các địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 25.079 trường hợp vi phạm, tạm giữ 169 xe ô tô, 8.147 xe mô tô, và 245 phương tiện khác...
Nét mới ở Hội hoa Xuân Ất Tỵ - quận Tây Hồ năm 2025

Nét mới ở Hội hoa Xuân Ất Tỵ - quận Tây Hồ năm 2025

(LĐTĐ) Hội hoa Xuân và các sản phẩm OCOP vùng miền Xuân Ất Tỵ - quận Tây Hồ năm 2025 được tổ chức từ ngày 16 - 20/1, tại Không gian văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ với sự góp mặt của gần 100 nhà vườn tham dự Hội thi “Tinh hoa nghệ thuật quất cảnh, đào cảnh”, thể hiện quyết tâm của người dân vượt qua thiên tai, khôi phục nghề, làng nghề truyền thống.
Đóng góp 95.523 sáng kiến, công nhân lao động Thủ đô được thưởng 6,5 tỷ đồng

Đóng góp 95.523 sáng kiến, công nhân lao động Thủ đô được thưởng 6,5 tỷ đồng

(LĐTĐ) Năm 2024, đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô đã có 95.523 sáng kiến với giá trị làm lợi trên 86,2 tỷ đồng, số tiền được thưởng là 6,5 tỷ đồng.
Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI

Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI

(LĐTĐ) Thời gian qua, Việt Nam đã ghi nhận những bước tiến thực chất qua các doanh nghiệp công nghệ số lớn đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực AI như Viettel, VNPT, Mobifone, FPT, CMC, VinAI... Nhiều doanh nghiệp đã đạt được các thành tựu nghiên cứu ứng dụng nổi bật, góp phần xây dựng nền tảng cho một hệ sinh thái AI phát triển, giúp Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành trung tâm công nghệ của khu vực.

Tin khác

Chính sách mới với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở

Chính sách mới với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở

(LĐTĐ) Để tăng cường cán bộ, công chức, viên chức ở Trung ương, cấp tỉnh đi công tác ở cơ sở (thời gian 3 năm), Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định 5 chế độ ưu đãi.
Sau sáp nhập, thành phố Vinh có 6 cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi

Sau sáp nhập, thành phố Vinh có 6 cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi

(LĐTĐ) 6 cán bộ này thuộc các phòng, cơ quan, đơn vị của thành phố Vinh, đã nộp đơn xin nghỉ hưu trước tuổi từ ngày 1/1/2025.
Thư chúc mừng Xuân Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang

Thư chúc mừng Xuân Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang

(LĐTĐ) Nhân dịp chào đón năm mới 2025, thay mặt Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có Thư chúc mừng gửi tới cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động trong và ngoài nước.
Hưng Yên: Quyết tâm không còn nhà tạm, nhà xuống cấp

Hưng Yên: Quyết tâm không còn nhà tạm, nhà xuống cấp

(LĐTĐ) Với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau, tỉnh Hưng Yên phấn đấu trong năm 2025 cơ bản xóa xong nhà tạm, nhà xuống cấp.
Báo Đại Đoàn Kết có Tổng Biên tập và Phó Tổng Biên tập mới

Báo Đại Đoàn Kết có Tổng Biên tập và Phó Tổng Biên tập mới

(LĐTĐ) Theo Quyết định, ông Trương Thành Trung sẽ giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết từ ngày 1/1/2025. Cùng đó, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Mặt trận cũng được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, hàng loạt luật và quy định mới sẽ chính thức có hiệu lực, tác động đến nhiều lĩnh vực từ giao thông, bảo hiểm y tế, vận tải, thuế đến tài chính ngân hàng. Những thay đổi này được kỳ vọng sẽ tạo ra bước chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước, đồng thời mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.
Nghệ thuật phải giản dị, phản ánh hiện thực sống động sự bứt phá, vươn mình của đất nước

Nghệ thuật phải giản dị, phản ánh hiện thực sống động sự bứt phá, vươn mình của đất nước

Chiều 30/12, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ toàn quốc. Buổi gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ được tổ chức nhằm lắng nghe ý kiến, trao đổi, chia sẻ, hiến kế, khẳng định quyết tâm cống hiến của đội ngũ văn nghệ sĩ, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông xe 3 dự án giao thông trọng điểm

Thành phố Hồ Chí Minh: Thông xe 3 dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Ngày 30/12, Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố Hồ Chí Minh (Ban Giao thông) đồng loạt tổ chức lễ thông xe 3 dự án trọng điểm gồm: Cầu Phước Long, hầm chui HC1 Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, đường song hành Quốc lộ 50 (giai đoạn 1).
Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam công bố bộ máy mới theo Nghị quyết 18-NQ/TW

Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam công bố bộ máy mới theo Nghị quyết 18-NQ/TW

(LĐTĐ) Ngày 30/12, tại Hà Nội, ông Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã chủ trì Hội nghị công bố các quyết định về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ của Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong kỷ nguyên mới

Tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong kỷ nguyên mới

Sáng 30/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã gặp mặt 200 trí thức, nhà khoa học có nhiều thành tích, đóng góp, đang hoạt động trong các ngành, lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng, giáo dục và đào tạo trên toàn quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động