Những phận đời “4 không” của lao động nữ vùng biển Khánh Hòa

(LĐTĐ) Những ngày tháng 5, cá cơm được mùa, ngư dân phấn khởi đánh bắt, tàu thuyền về đầy ắp khoang. Nhờ thế, những phụ nữ vùng biển Khánh Hoà với phận đời “4 không”: Không hợp đồng lao động, không bảo hộ, không bảo hiểm xã hội, không được trang bị kiến thức an toàn vệ sinh lao động, được dịp tất bật với công việc để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Nha Trang "thiên đường" du lịch, nhưng thiếu bãi trông xe Nha Trang: 15.000 đèn hoa đăng thắp sáng dòng sông Cái Khánh Hòa: Cận cảnh hai ký túc xá đầu tư hơn trăm tỷ đồng đang bị... bỏ hoang!

Mặn chát mồ hôi

Chúng tôi đến bến cá dân sinh tại phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà khi mới canh 5 để tìm hiểu cuộc sống của những nữ lao động tự do đang mưu sinh tại đây.

Tiếng sóng biển đêm vỗ hoà lẫn với những âm thanh nhộn nhịp của cảnh mua bán, trong ánh sáng lập lòe của những chiếc đèn pin, chúng tôi tận mắt nhìn, nghe và cảm nhận về cuộc sống, hoàn cảnh của nhiều người phụ nữ đang nhọc nhằn lao động trong thời đại công nghệ 4.0.

Họ thuộc nhiều lứa tuổi, đến từ nhiều địa phương khác nhau nhưng có điểm chung là cuộc sống quá khó khăn, không có việc làm ổn định nên các chị tập trung về đây kiếm việc mưu sinh từ… biển.

Công việc của các chị không có giờ giấc cố định. Hôm nào cá về nhiều, các chị phải làm việc từ sáng sớm đến khuya và cũng không có ngày nghỉ. Họ phải mang theo cơm để ăn trưa ngay tại bến, kiếm chỗ nghỉ tạm chừng 20 - 25 phút rồi lại làm. Suốt ngày phơi mình dưới nắng, mưa, mỗi người nhận được 25 ngàn đồng tiền công/tiếng/ngày.

in đậm dấu ấn cuộc đời, số phận của những người phụ nữ làng biển. (Ảnh: Hương Thảo)
Bến cá là nơi in đậm dấu ấn cuộc đời, số phận của những người phụ nữ mưu sinh từ...biển. Ảnh: Hương Thảo.

Trong mớ âm thanh hỗn độn, chúng tôi vẫn nghe những tiếng cười nói giòn tan. Có lẽ, nhờ vậy mà họ xóa được cơn buồn ngủ, sự mỏi mệt để làm việc. Đưa tay quẹt giọt mồ hôi vương trên trán, cô Lê Thị Mỹ Đông (65 tuổi) cho biết, đã gắn bó với công việc này hơn mười năm. Thời điểm này, cá cơm đang được mùa nên cô cũng được dịp bận rộn hơn: “Tôi ra đây từ lúc 1 giờ sáng, nhờ trúng mùa cá cơm nên tôi có việc làm từ sáng sớm đến chiều tối, kiếm được vài trăm nghìn đồng mỗi ngày. Mong cho ngày nào ngư dân ra khơi cũng trúng đậm để phụ nữ chúng tôi có công ăn việc làm”.

Cách đó không xa, chị Nguyễn Thị Quá (53 tuổi) nói thêm vào: Làm nghề này sợ nhất là bệnh đau cột sống lưng. Nhiều hôm đi làm về tôi đứng dậy không nổi, sức khỏe giảm sút. Nhưng vì là lao động tự do, thu nhập thấp, tôi khó tiếp cận được bảo hiểm y tế nên mỗi lần khám bệnh chi phí cũng khá cao”.

Những phận đời “4 không” của lao động nữ vùng biển Khánh Hòa

Mùa cá cơm tạo việc làm cho hàng trăm nữ lao động vùng biển Khánh Hoà. Ảnh: Hương Thảo.

Dù mới tờ mờ sáng, hay khi mặt trời đứng bóng, những người phụ nữ ấy vẫn hăng hái làm việc. Chuỗi ngày mưu sinh của họ như một vòng quay bất tận, đó cũng là chuỗi ngày của những công việc cực nhọc, nhưng không vì thế mà họ vơi đi ước mơ, hy vọng. Từ công việc này, không ít chị đã nuôi con khôn lớn, có cuộc sống tươi sáng hơn.

Cần nhiều sự quan tâm

Theo ghi nhận của chúng tôi, người lao động tự do trên địa bàn tỉnh hầu hết là lao động thời vụ trong lĩnh vực nghề cá, xây dựng, du lịch, giúp việc.... Những đối tượng này đang thiếu nhiều kỹ năng, hiểu biết chính sách pháp luật lao động để thỏa thuận với chủ khi thương lượng về thời gian, giá cả, điều kiện làm việc… do đó, họ thường phải chịu nhiều thiệt thòi.

Đặc biệt với những nữ lao động tự do lại càng thiệt thòi hơn. Trong số các chị làm việc tại bến cá, có những người làm từ khi tóc còn xanh, nay đã bạc. Cô Trần Thị Khánh Trang (63 tuổi) là người như thế. Hai người con của cô Trang nay đã trưởng thành, có gia đình riêng nhưng đều khó khăn vì không muốn làm phiền con cái nên cô vẫn đi làm để tự nuôi mình.

Đôi tay thoăn thoắt lựa cá theo từng loại, cô Trang chia sẻ: “Vào những dịp lễ, Tết, tôi cũng ít khi được nhận quà, tiền thưởng như các lao động chính thức khác. Lâu lâu có được nhận vài cân gạo từ phía chính quyền địa phương. Bản thân tôi cũng muốn có công việc ổn định, được tham gia các loại hình bảo hiểm để lo cho bản thân, song cuộc sống khó khăn quá, tuổi cũng đã lớn nên tôi chỉ có thể tiếp tục bám víu vào công việc này”.

Những phận đời “4 không” của lao động nữ vùng biển Khánh Hòa
Đội nắng cả trưa để làm việc song cô Trang vẫn nở nụ cười rạng ngời. Ảnh: Hương Thảo

Không những chịu nhiều thiệt thòi về quyền lợi, các nữ lao động này còn phải đối mặt với nhiều rủi ro khác như: Mất sức lao động sớm; khó làm việc lâu dài vì đa phần các cơ sở chỉ thuê người trẻ; hoặc nếu có việc làm thì mức lương được trả thấp.

Mặt khác, vì thu nhập thấp nên họ ít nghĩ đến việc trang bị bảo hộ lao động để bảo vệ bản thân, khi chẳng may xảy ra tai nạn lao động thì chỉ họ phải gánh chịu thiệt thòi. Vì không có kiến thức nên dù muốn mua bảo hiểm y tế nhưng họ cũng không biết mua ở đâu, thủ tục phức tạp... đó cũng là lí do khiến những lao động nữ vùng biển đành từ bỏ.

Chúng tôi ra về khi buổi trưa đã đứng bóng mà lòng vẫn lắng đọng những cảm xúc về các chị. Tuy nhọc nhằn, lo lắng là vậy nhưng ở họ luôn ánh lên niềm hy vọng vào tương lai có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định, không còn những nỗi thấp thỏm về cơm ăn, áo mặc hằng ngày.

Hương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy

(LĐTĐ) Lực lượng Cảnh sát Phòng Cảnh sát PCCC& CNCH đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền Thành phố chỉ đạo quyết liệt tổ chức thực hiện các mặt công tác.
Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức: Chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước

Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức: Chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Cô Nguyễn Thị Kim Hoa, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hồng Thái (xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), có thâm niên công tác trong ngành giáo dục 27 năm.
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

(LĐTĐ) Thông tin từ Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, những ngày gần đây, trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu, nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu của người dân tăng đột biến. Đáng chú ý, có ngày số người đến tiêm vắc xin tại VNVC tăng 1.000% so với thời điểm trước khi phát hiện một số ca bệnh.
Siêu Cup châu Âu - Nam Mỹ: Messi đọ sức với Yamal?

Siêu Cup châu Âu - Nam Mỹ: Messi đọ sức với Yamal?

(LĐTĐ) Trận Finalissima tranh Siêu Cup châu Âu - Nam Mỹ 2025 có thể chứng kiến màn đọ sức giữa thần đồng Lamine Yamal với siêu sao từng tắm cho anh 17 năm trước Lionel Messi.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.

Tin khác

6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, toàn thành phố Hà Nội hiện có trên 203.000 đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; tổng kinh phí chi trả 6 tháng đầu năm 2024 cho các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội là 896,9 tỷ đồng.
Điều độ viên hệ thống điện: Những chỉ huy “dàn nhạc giao hưởng” của lưới điện Thủ đô

Điều độ viên hệ thống điện: Những chỉ huy “dàn nhạc giao hưởng” của lưới điện Thủ đô

(LĐTĐ) Nếu ví lưới điện là một bản nhạc thì người điều độ viên được coi là những “nhạc trưởng”, đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ huy dàn nhạc giao hưởng của lưới điện của Thành phố. Vì thế, Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện thành phố Hà Nội, ngoài nhiệm vụ giám sát và điều khiển hệ thống điện thành phố Hà Nội hoạt động liên tục và ổn định, còn là nơi theo dõi tình trạng vận hành của các trạm biến áp, đường dây truyền tải và phân phối điện.
LĐLĐ tỉnh Bình Dương hỗ trợ công nhân bị thương trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ

LĐLĐ tỉnh Bình Dương hỗ trợ công nhân bị thương trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ

(LĐTĐ) Đại diện tổ chức Công đoàn trên địa bàn tỉnh, bà Nguyễn Kim Loan, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương vừa đến Bệnh viện Chợ Rẫy để thăm hỏi, động viên các công nhân bị bỏng trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ xảy ra tại Chi nhánh Công ty TNHH MTV Gỗ Hoàng Thông, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Trả lương hưu qua tài khoản: Tiện lợi, nhanh gọn

Trả lương hưu qua tài khoản: Tiện lợi, nhanh gọn

(LĐTĐ) Từ những ngày đầu tháng 7 năm 2024, nhiều người dân Thủ đô đã được nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng. Có thể với một số người còn bỡ ngỡ, song nhìn chung theo ghi nhận đa số người hưởng lương hưu đều tỏ ra hài lòng.
Chất lượng nhà trọ công nhân: Đến lúc cần có tiêu chuẩn?

Chất lượng nhà trọ công nhân: Đến lúc cần có tiêu chuẩn?

(LĐTĐ) Với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, Hà Nội thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh, thành đến sinh sống và làm việc. Từ đó kéo theo nhu cầu nhà trọ ngày càng lớn, nhất là tại các cụm, khu công nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế nhà trọ vẫn là nỗi ám ảnh không chỉ của người lao động mà còn là áp lực lớn của đô thị.
Cần chính sách hỗ trợ để người nghỉ hưu đủ sống

Cần chính sách hỗ trợ để người nghỉ hưu đủ sống

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, giảm năm đóng là chính sách khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng mức hưởng lương hưu không đủ sống, cần có sự hỗ trợ thêm của Nhà nước, bằng một chính sách về lương hưu tối thiểu đối với những người có mức hưởng thấp.
Tạo xung lực phát triển nhà ở xã hội

Tạo xung lực phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đề nghị Sở Xây dựng cùng với sở, ban, ngành khác của Thành phố phải xử lý công việc với tinh thần nhanh nhất, quyết liệt để có quỹ nhà cung ứng cho công nhân lao động (CNLĐ).
Dấu ấn Tháng Công nhân tại Nghệ An

Dấu ấn Tháng Công nhân tại Nghệ An

(LĐTĐ) Triển khai Tháng Công nhân với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”, Công đoàn Nghệ An đã tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, sôi nổi, ý nghĩa, lan tỏa sâu rộng, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong công nhân, lao động.
An toàn lao động vẫn… đáng báo động!

An toàn lao động vẫn… đáng báo động!

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, đặc biệt là từ đầu tháng 5 đến nay, liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Điều này cho thấy quy trình đảm bảo an toàn lao động vẫn còn nhiều lỗ hổng và đảm bảo an toàn lao động tiếp tục là vấn đề bức thiết, cần được quan tâm, chú trọng hơn nữa.
PC Hà Tĩnh tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ

PC Hà Tĩnh tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, Công ty Điện lực Hà Tĩnh (PC Hà Tĩnh) triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức, tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ cho cán bộ, nhân viên, người lao động trong toàn Công ty.
Xem thêm
Phiên bản di động