Chuyện những phụ nữ nặng tình với biển

(LĐTĐ) Một ngày mùa hè, sáng sớm canh 3, chúng tôi tìm đến những bến tàu, cảng cá nằm giữa lòng phố biển Nha Trang. Từ xa đã nghe tiếng kêu í ới ra bến của những người phụ nữ vùng biển. Họ ra bến để bắt đầu cuộc mưu sinh.
Những đứa trẻ nơi non cao Giang Ly Khánh Hòa: Cận cảnh hai ký túc xá đầu tư hơn trăm tỷ đồng đang bị... bỏ hoang! 4 đội quốc tế đến Nha Trang tranh tài trình diễn drone light

Hương sắc dần nhạt phai

Tại Cảng cá Hòn Rớ, hàng chục chiếc tàu cưỡi sóng, đang dần dần cập bờ. Sau một đêm ra khơi thuận lợi, những chiếc tàu mang về đầy ắp sản vật của biển. Đèn điện từ những tàu cá nhấp nháy, lung linh như những vì sao đêm, tỏa sáng trên mặt biển. Chỉ vài phút sau khi được đưa lên bờ, từng mẻ tôm, cá đã được "trả giá". Tiếng bước chân, tiếng chào mời, trả giá, tiếng đổ hàng… rộn ràng.

Chuyện những phụ nữ nặng tình với biển
Hành trình mưu sinh quen thuộc của những phận nữ vùng biển. (Ảnh: Hương Thảo)

Những người phụ nữ ở đây đã quá quen với việc dậy sớm để đón những chiếc tàu cập bến. Có gì mua nấy, và có gì làm nấy là những cách thức mưu sinh quen thuộc của họ. Có chị thì chuyên thu mua cá, em thì gom hết tôm, mực, người không có tiền để mua đem bán, thì xin làm phân loại các hải sản cho tiểu thương...

“Mấy chục ký cá dìa đó có người dặn rồi, đừng bán cho ai nhé - một giọng nói ồ ồ vang lẫn trong tiếng sóng biển. Đó là chị Lương (trú Vĩnh Trường), người đang chờ mua để đem đi bán lấy lời cho buổi chợ sáng.

Chờ chị sắp xếp mọi thứ xong, chúng tôi bắt chuyện. Trước đây, vì gia cảnh khó khăn nên chị làm đủ nghề để lo cho cuộc sống, khi thì phụ hồ, khi dọn nhà, sau này vay mượn được chút vốn nho nhỏ, chị thu mua hải sản từ biển để bán. Từ lúc ấy, tôm cá đượm dần vào cuộc đời chị.

Những đứa con được chị nuôi lớn cũng từ những con cá, con mực. Lam lũ mưu sinh, đội mưa, đội nắng, cuộc sống của chị cứ trôi đi ngày ngày với những buổi sớm tinh mơ nơi cảng cá. Rồi chị đã dần quên mất mình cũng cần chăm chút bản thân.

Cạnh đó, mấy chị em đang tụ họp với nhau, ngồi hì hục phân loại mớ để bán, mớ thì xẻ để phơi khô, nghe thấy tiếng chúng tôi nói chuyện, các chị tươi cười nói với lại: “Cô mua cá đi, nay có nhiều mẻ tươi ngon lắm, giá rẻ hơn so với mua ở siêu thị. Tụi tui lấy lời vài chục nghìn thôi”. Các chị cho hay, hầu hết người dân ở đây đều sinh ra từ làng biển, lớn lên cũng bám trụ với nghề biển kiếm kế sinh nhai. Những phụ nữ ấy phó mặc nhan sắc cho thiên nhiên khắc nghiệt, hương sắc bị thả bay theo gió biển.

Tiếp tục ghé đến Bến cá Vĩnh Trường (phường Vĩnh Trường), khung cảnh những chị em phụ nữ đầu đội mũ, chân đi ủng tỉ mỉ ngồi chia từng con cá lớn, nhỏ khác nhau cũng đang ríu rít cười nói.

Bất chợt, tôi thấy ánh mắt của một người phụ nữ tầm hơn 60 tuổi, đang dõi theo gương mặt của một vị khách du lịch ghé qua mua cá đem về làm quà. Tôi phát hiện, người phụ nữ ấy bị cuốn hút và nhìn theo cô gái đó. Trong mắt bà hiện lên vẻ ngưỡng mộ, xuýt xoa: “Cô ấy đẹp và duyên dáng thật”. Một câu nói cửa miệng mà khái quát được câu chuyện nhan sắc của phụ nữ làng biển.

Chuyện những phụ nữ nặng tình với biển
Hương sắc của họ dần nhạt phai theo từng đợt chạy theo biển mưu sinh. (Ảnh: Hương Thảo)

Hỏi ra mới biết đó là bà Đông (trú tại Vĩnh Trường), bà kể, công việc của chị không có giờ giấc cố định. Hôm nào cá về nhiều, bà làm từ sáng sớm đến tối. Tiền công bà nhận được là 25.000 đến 30.000 đồng/tiếng/ngày.

Trời càng sáng, ánh nắng chói chang hắt lên từ phía biển khiến màu da của bà cũng như những người phụ nữ mưu sinh nhọc nhằn bị sạm nhiều, hằn lên trên gương mặt nhiều nếp tàn nhang và vài nếp nhăn trước tuổi. Họ không dám mơ nhiều đến chuyện làm đẹp, và mặc nhiên chấp nhận vẻ đẹp của mình bị bỏ quên, đó hẳn là sự thiệt thòi.

Nặng lòng với biển

Nhìn làn da sạm, đôi tay chai sạn, mới thấy hết được sự khắc nghiệt trong cuộc sống của họ. Và chính cuộc sống mưu sinh đầy khắc nghiệt ấy đã đẩy những người phụ nữ vốn được xem là “liễu yếu đào tơ” phải mạnh mẽ, vươn lên.

Cuộc sống của họ là chuỗi ngày làm nghề, sống bằng nghề biển, bằng những đặc ân mà biển cả ban tặng. Qua những câu chuyện kể, chúng tôi được biết, dạo gần đây, cá, tôm cũng mất mùa, hải sản cũng dần cạn kiệt, nên giá bán cho thương lái cũng không được cao. Có nhiều chị còn theo chồng là ngư dân ra khơi, mưu sinh trên con sóng.

Họ cho rằng, biển lúc được mùa, lúc gặp khó là lẽ thường tình. Trót gắn cuộc đời với biển thì không dứt được. Họ chỉ mong, ngư dân luôn được mùa, tàu chở hải sản về đầy ắp khoang, có thế thì mọi người mới có thu nhập, cuộc sống mới cải thiện.

Hành trình đến những bến tàu, cảng biển để được trò chuyện với những người phụ nữ mưu sinh từ biển đã để lại trong chúng tôi nhiều cảm xúc. Có sự ngưỡng mộ, khâm phục, có lòng trân trọng, quý mến và cả sự cảm thông, thấu hiểu, chia sẻ với những khó khăn, cơ cực mà những phụ nữ làm nghề biển đã và đang trải qua.

Hương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chắp cánh để sản phẩm sáng tạo ra thế giới

Chắp cánh để sản phẩm sáng tạo ra thế giới

(LĐTĐ) Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sản phẩm sáng tạo của Hà Nội đã vươn xa hơn trên thị trường nhờ được lan tỏa thông qua các phương tiện truyền thông. Có thể nói, báo chí đã có những đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền mở ra cơ hội cho những sản phẩm khởi nghiệp - sáng tạo của Thủ đô.
Bao giờ giáo viên mầm non được công nhận là nghề đặc thù nặng nhọc, độc hại?

Bao giờ giáo viên mầm non được công nhận là nghề đặc thù nặng nhọc, độc hại?

(LĐTĐ) Trước thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét đưa đối tượng giáo viên mầm non là ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nhiều giáo viên mầm non thực sự quan tâm vấn đề này.
Nền tảng để xây dựng thành phố thông minh

Nền tảng để xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác chuyển đổi số ở Thủ đô Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả khả quan. Chuyển đổi số đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà, đến từng đối tượng” nhằm hướng tới xây dựng Thành phố thông minh và mục tiêu cao nhất là phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Lan tỏa Lao động Thủ đô giữa vùng đất phương Nam

Lan tỏa Lao động Thủ đô giữa vùng đất phương Nam

(LĐTĐ) Hai năm thành lập (từ tháng 4/2022) Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chưa phải là nhiều, nhưng trong quãng thời gian đó, với sự đam mê nghề nghiệp, phóng viên của Báo đã dấn thân trong những tuyến tin bài điều tra, phản ánh, mang đậm hơi thở cuộc sống của vùng đất phương Nam.
Vượt qua thách thức  “kỷ nguyên số”

Vượt qua thách thức “kỷ nguyên số”

(LĐTĐ) Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ góp phần tạo thuận lợi cho nhiều lĩnh vực phát triển, trong đó có lĩnh vực thông tin - truyền thông, báo chí. Việc đổi mới tư duy, cách làm báo, đặc biệt là việc tiếp cận với công nghệ với người làm nghề là tất yếu. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, nếu không bắt kịp với sự phát triển này, các cơ quan báo chí cũng như đội ngũ người làm báo sẽ bị tụt hậu.
Sát cánh vì thành phố bình yên

Sát cánh vì thành phố bình yên

(LĐTĐ) Thời gian qua công tác phối hợp giữa các cơ quan báo chí với lực lượng Công an nhân dân ngày càng chặt chẽ, đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, Báo Lao động Thủ đô là một trong những đơn vị đồng hành cùng lực lượng Công an, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn Thủ đô, đặc biệt vì sự bình yên của Thành phố.
Tự hào tờ báo của tổ chức Công đoàn

Tự hào tờ báo của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Được thành lập từ nhu cầu của đoàn viên, người lao động và yêu cầu của tổ chức Công đoàn thành phố Hà Nội, hơn 30 năm qua, báo Lao động Thủ đô luôn xác định trọng trách và cũng là niềm tự hào là tờ báo của tổ chức Công đoàn để không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vừa phụng sự, vừa đồng hành với tổ chức Công đoàn, đội ngũ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên chặng đường tiến về phía trước, xây dựng tổ chức Công đoàn, đội ngũ CNVCLĐ ngày càng vững mạnh.

Tin khác

Chất lượng nhà trọ công nhân: Đến lúc cần có tiêu chuẩn?

Chất lượng nhà trọ công nhân: Đến lúc cần có tiêu chuẩn?

(LĐTĐ) Với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, Hà Nội thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh, thành đến sinh sống và làm việc. Từ đó kéo theo nhu cầu nhà trọ ngày càng lớn, nhất là tại các cụm, khu công nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế nhà trọ vẫn là nỗi ám ảnh không chỉ của người lao động mà còn là áp lực lớn của đô thị.
Cần chính sách hỗ trợ để người nghỉ hưu đủ sống

Cần chính sách hỗ trợ để người nghỉ hưu đủ sống

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, giảm năm đóng là chính sách khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng mức hưởng lương hưu không đủ sống, cần có sự hỗ trợ thêm của Nhà nước, bằng một chính sách về lương hưu tối thiểu đối với những người có mức hưởng thấp.
Tạo xung lực phát triển nhà ở xã hội

Tạo xung lực phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đề nghị Sở Xây dựng cùng với sở, ban, ngành khác của Thành phố phải xử lý công việc với tinh thần nhanh nhất, quyết liệt để có quỹ nhà cung ứng cho công nhân lao động (CNLĐ).
Dấu ấn Tháng Công nhân tại Nghệ An

Dấu ấn Tháng Công nhân tại Nghệ An

(LĐTĐ) Triển khai Tháng Công nhân với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”, Công đoàn Nghệ An đã tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, sôi nổi, ý nghĩa, lan tỏa sâu rộng, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong công nhân, lao động.
An toàn lao động vẫn… đáng báo động!

An toàn lao động vẫn… đáng báo động!

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, đặc biệt là từ đầu tháng 5 đến nay, liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Điều này cho thấy quy trình đảm bảo an toàn lao động vẫn còn nhiều lỗ hổng và đảm bảo an toàn lao động tiếp tục là vấn đề bức thiết, cần được quan tâm, chú trọng hơn nữa.
PC Hà Tĩnh tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ

PC Hà Tĩnh tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, Công ty Điện lực Hà Tĩnh (PC Hà Tĩnh) triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức, tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ cho cán bộ, nhân viên, người lao động trong toàn Công ty.
Công nhân vẫn khó… có nhà!

Công nhân vẫn khó… có nhà!

(LĐTĐ) Khi hay tin từ Bắc tới Nam, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ triển khai hàng loạt nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, người lao động rất mừng. Nhưng đến nay, trong bối cảnh thu nhập giảm sút, giá nhà lại đang có xu hướng tăng cao… khiến giấc mơ có nhà để ở của công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiêp - chế xuất nói riêng, người lao động có thu nhập từ khá đến trung bình, thấp vẫn xa vời.
Hà Nội: Lao động giúp việc gia đình được trả lương cao hơn lương tối thiểu vùng

Hà Nội: Lao động giúp việc gia đình được trả lương cao hơn lương tối thiểu vùng

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, người sử dụng lao động trả tiền lương giúp việc gia đình cao hơn mức lương tối thiểu vùng trong khu vực, dao động từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.
Bình Dương: Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo người lao động trong Tháng Công nhân

Bình Dương: Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo người lao động trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Cùng với các hoạt động chăm lo về vật chất lẫn tinh thần cho đoàn viên, người lao động (NLĐ), Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương còn tổ chức nhiều hoạt động tri ân, tôn vinh lao động giỏi, lao động sáng tạo...
Trình Chủ tịch nước tặng quà gần 420 tỷ đồng cho người có công dịp 27/7

Trình Chủ tịch nước tặng quà gần 420 tỷ đồng cho người có công dịp 27/7

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng, nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động