Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu
Chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu? Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu |
Bác sĩ chuyên khoa I Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bạch hầu thuộc danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây truyền nhanh và gây tử vong cao, buộc phải cách ly, nghiêm cấm hành vi che giấu, không khai báo.
Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho trẻ. |
Bệnh gây ra các biểu hiện chủ yếu ở đường hô hấp như bạch hầu mũi, họng, thanh quản, khí phế quản… Trong đó, có khoảng 70% người mắc bạch hầu họng. Các thể ít gặp hơn là bạch hầu da, bạch hầu mắt.
Với thể bạch hầu họng, ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có dấu hiệu sốt nhẹ, ho, khàn tiếng, mệt, chán ăn, họng đỏ. Sau 2-3 ngày, mặt sau hoặc hai bên thành họng xuất hiện giả mạc có màu trắng ngà, xám hoặc đen. Giả mạc dai, dính, dễ chảy máu, có thể phình to gây tắc đường thở dẫn đến suy hô hấp, tử vong cho người bệnh. Vi khuẩn bạch hầu cũng có thể xâm nhập vào máu gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác như viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh, đột ngột trụy tim mạch dẫn đến tử vong. Ngoài ra, bạch hầu cũng có thể dẫn đến thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận; liệt do tổn thương hệ thần kinh vận động.
Bệnh lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng của người bệnh hoặc người mang vi khuẩn nhưng không biểu hiện triệu chứng. Bệnh cũng lây gián tiếp khi tiếp xúc với vật dụng, đồ chơi dính dịch tiết chứa vi khuẩn sau đó đưa tay lên mũi, miệng.
Để phòng bệnh bạch hầu lây lan trong cộng đồng, bác sĩ chuyên khoa I Bạch Thị Chính khuyến cáo người dân nên tiêm chủng đầy đủ vắc xin và tiêm nhắc lại theo thời gian để phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất, tỷ lệ bảo vệ đến 97%. Cơ thể chỉ cần 2-3 tuần sau khi tiêm đủ liều để sản sinh miễn dịch với bệnh.
Đối với trẻ em, sau khi hoàn tất lịch tiêm chủng vắc xin “5 trong 1” hoặc “6 trong 1” trong 2 năm đầu đời (vào lúc 2, 3, 4 và 18 tháng), trẻ cần tiêm nhắc một mũi vắc xin có thành phần bạch hầu vào lúc 4 - 6 tuổi và 9 - 15 tuổi. Còn đối với người lớn cần tiêm nhắc vắc xin có thành phần bạch hầu 10 năm/lần.
Đặc biệt, các đối tượng phụ nữ mang thai, người từ 50 tuổi trở lên, người lớn có bệnh mạn tính ở phổi, tim mạch, thận… là các đối tượng có nguy cơ tử vong cao hơn khi mắc bạch hầu, cần rà soát lịch tiêm để bổ sung kịp thời. Với thai phụ, vắc xin được tiêm trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, ngoài bảo vệ mẹ còn giúp truyền kháng thể bảo vệ bé trong những tháng đầu đời trước khi đến tuổi tiêm chủng.
Hiện có đầy đủ các loại vắc xin chính hãng phòng bệnh bạch hầu cho trẻ em và người lớn, gồm: Vắc xin “6 trong 1”, “5 trong 1”, “4 trong 1”, “3 trong 1”, “2 trong 1”, sản xuất tại Pháp, Bỉ, Canada, Việt Nam.
Trước diễn biến dịch bạch hầu phức tạp, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng khuyến cáo người dân cần đưa trẻ đi tiêm các vắc xin chứa thành phần bạch hầu đầy đủ, đúng lịch. Trong trường hợp hoãn tiêm, các gia đình đưa trẻ tham gia tiêm chủng sớm nhất có thể.
Bên cạnh đó, để phòng bệnh, người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hằng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Đồng thời, bảo đảm nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, người bệnh cần phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30