Nhiều điểm mới trong quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định này thay thế Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 4/10/2018).
Vượt thách thức, tạo dựng chất lượng Tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT Đề xuất quy định tích hợp chương trình giáo dục nước ngoài vào trường học

Theo đó, Nghị định số 125/2024/NĐ-CP có một số nội dung mới, thay đổi cơ bản so với Nghị định số 46/2017/NĐ-CP và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP. Cụ thể:

Cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT)

Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Chính phủ “lấy doanh nghiệp, người dân làm trung tâm, động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; thúc đẩy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tham gia hoạt động kinh doanh; cắt giảm, đơn giản hóa những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, là rào cản, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người dân trong các văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm tính công khai, minh bạch; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong việc thực hiện cải cách các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”, Bộ GD&ĐT đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 6/7/2022 phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT.

Trong đó kiến nghị cắt giảm, đơn giản hóa đối với 8 ngành nghề kinh doanh quy định tại Nghị định số 46/2017/NĐ-CP và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP, gồm: Hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non, hoạt động của cơ sở giáo dục phổ thông, hoạt động của cơ sở giáo dục thường xuyên, hoạt động của trường chuyên biệt, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, kiểm định chất lượng giáo dục, dịch vụ tư vấn du học.

Nhiều điểm mới trong quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
Có nhiều điểm mới trong quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Nhằm thực thi Phương án của Thủ tướng Chính phủ về cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ GD&ĐT, Bộ GD&ĐT tiếp tục tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 125/2024/NĐ-CP ngày 5/10/2024 thay thế Nghị định số 46/2017/NĐ-CP và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP.

Nghị định đã kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, là rào cản, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức. Trong đó, tập trung sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định về điều kiện kinh doanh đối với 8 ngành nghề kinh doanh nêu trên; quy định bổ sung rõ trình tự thực hiện 6 thủ tục hành chính còn vướng mắc trong triển khai thực hiện trên thực tế; bổ sung các biểu mẫu trong thành phần hồ sơ của 68/198 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ GD&ĐT (đạt 34,3%) và bổ sung quy định về hình thức nộp hồ sơ trực tuyến để kịp thời triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình, tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí cho cá nhân, tổ chức; giảm tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ, công chức và cơ quan hành chính có thẩm quyền khi giải quyết thủ tục hành chính.

Công nhận đại học vùng, đại học quốc gia

Tại Nghị định số 125/2024/NĐ-CP có một nội dung mới so với quy định tại Nghị định số 46/2017/NĐ-C và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP đó là Nghị định đã bổ sung quy định về điều kiện, thẩm quyền, thủ tục công nhận đại học vùng, đại học quốc gia. Đồng thời, Nghị định cũng quy định trách nhiệm của Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức góp ý, thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Việc này nhằm thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, cũng như để phù hợp với vai trò, vị trí, chức năng của đại học vùng, đại học quốc gia; hình thành đại học vùng, đại học quốc gia trên cơ sở công nhận đại học thành đại học vùng hoặc đại học quốc gia (các đại học này đã được thành lập và đang hoạt động theo quy định, nên việc đặt ra vấn đề thành lập lại là không phù hợp). Việc hình thành đại học vùng, đại học quốc gia theo hướng này nhằm tận dụng những nguồn lực, thành tựu và ưu thế sẵn có của đại học, để bảo đảm ngay sau khi được hình thành thì đại học vùng, đại học quốc gia có đủ điều kiện để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, sứ mệnh được giao.

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

Việc thành lập, cho phép thành lập; đăng ký hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; đăng ký bổ sung hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động ở Việt Nam được quy định tại Chương VII Nghị định 46/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 135/2018/NĐ-CP) đến nay đã hơn 6 năm triển khai thực hiện.

Cùng với sự ra đời của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 và Luật Giáo dục năm 2019, cũng như kinh nghiệm triển khai nghị định số 46/2017/NĐ-CP và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP cho thấy có một số quy định liên quan đến tổ chức kiểm định cần được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ để phù hợp với bối cảnh thực tiễn.

Vì vậy, tại Nghị định số 125/2024/NĐ-CP, điều kiện thành lập, cho phép thành lập đối với tổ chức kiểm định trong nước đã được sửa đổi bổ sung phù hợp với quy định của 2 Luật theo hướng quy định cụ thể tường minh các điểu kiện, bảo đảm tính khả thi và thực chất phù hợp với mô hình tổ chức công, tư theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, tháo gỡ khó khăn do cách hiểu của xã hội chưa thống nhất về việc “độc lập” đối với các tổ chức kiểm định công lập, không làm phát sinh tình huống phức tạp khi phải xây dựng cơ chế đặc thù đối với tổ chức công lập. Tổ chức kiểm định công hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập độc lập tự chủ cấp độ 1 theo quy định chung.

Bên cạnh các nội dung quy định điều kiện đối với tổ chức kiểm định trong nước, điểu kiện để tổ chức kiểm định nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam được sửa đổi theo hướng cụ thể và chặt chẽ hơn để bảo đảm sự công bằng giữa các tổ chức kiểm định trong nước và nước ngoài, với nội dung quy định về điều kiện rõ ràng minh bạch góp phần giảm thời gian giải trình về hồ sơ do sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ đối với một tổ chức nước ngoài có nguyện vọng hoạt động tại Việt Nam.

Về thủ tục cho phép hoạt động kiểm định cũng được quy định rõ ràng, giảm thời gian thực hiện thủ tục và có hướng dẫn biểu mẫu cụ thể về trình tự thực hiện thủ tục hành chính. Ngoài ra tại Nghị định mới đã bỏ một số nội dung quy định không phù hợp về việc giải thể tổ chức kiểm định; hầu hết các thủ tục liên quan đều được “mẫu hóa” và bổ sung hình thức nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến. Những sự thay đổi này phù hợp với chủ trương chính sách thúc đẩy dịch vụ công và đơn giản hóa thủ tục hành chính của Chính phủ.

Một số nội dung khác

Đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông

Về điều kiện thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, Nghị định đã chỉnh sửa điều kiện này theo hướng đề án thành lập trường phải “phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan của địa phương” để phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch.

Nhiều điểm mới trong quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
Nghị định số 125/2024/NĐ-CP quy định các điều kiện cơ bản về đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình giáo dục; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý.

Về điều kiện cho phép cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông hoạt động giáo dục, Nghị định quy định các điều kiện cơ bản về đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình giáo dục; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý. Những tiêu chuẩn, yêu cầu cụ thể, mang tính chuyên môn, kỹ thuật sẽ được thực hiện theo văn bản chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.

Đồng thời, bổ sung quy định: “Đối với khu vực nội thành của các đô thị loại đặc biệt, có thể thay thế diện tích khu đất xây dựng trường bằng diện tích sàn xây dựng và phải bảo đảm diện tích sàn xây dựng không thấp hơn diện tích đất bình quân tối thiểu cho một trẻ em/học sinh theo quy định”. Lý do tại các khu vực đô thị mới, địa bàn đông dân cư đang gặp tình trạng quá tải trưởng học, trong khi đó diện tích đất để xây dựng các cơ sở giáo dục tại các khu vực này ngày càng hạn chế. Vì vậy, bổ sung quy định này nhằm khắc phục phần nào những hạn chế này tại các khu vực đô thị có mật độ dân số cao, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Để bảo đảm nguyên tắc nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư, không phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, Nghị định đã quy định mức vốn đầu tư để cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trong nước hoạt động tương tự như mức vốn để cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động. Việc quy định cụ thể về mức vốn bảo đảm hoạt động của trường nhằm bảo đảm các cơ sở giáo dục có đủ nguồn lực tài chính để tổ chức các hoạt động giáo dục cũng như duy trì và phát triển hoạt động của nhà trường; là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào việc bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; tăng cường vai trò và trách nhiệm của nhà đầu tư khi hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên

Nghị định số 125/2024/NĐ-CP đã quy định điều kiện, thẩm quyền, thủ tục thành lập một số loại hình cơ sở giáo dục thường xuyên mới theo quy định của Luật Giáo dục 2019, gồm: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên. Đặc biệt, Nghị định đã làm rõ một số loại hình trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên như sau: trung tâm ngoại ngữ, tin học; trung tâm ngôn ngữ và văn hóa; trung tâm giáo dục kỹ năng sống; trung tâm bồi dưỡng kiến thức văn hóa, nghệ thuật và các trung tâm khác thực hiện chương trình, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc, cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống đáp ứng nhu cầu người học.

Đối với trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, Nghị định đã đơn giản hóa quy trình thành lập trung tâm (chuyển từ quy trình thành lập trung tâm theo 2 bước thành lập và cho phép hoạt động giáo dục thành quy trình 1 bước để phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 65 Luật Giáo dục.

Đối với trường chuyên biệt

Nghị định bổ sung quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục thành lập và cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường dự bị đại học; trường năng khiếu nghệ thuật, trường lớp dành cho người khuyết tật để thống nhất với quy định của Luật Giáo dục (Điều 61 đến Điều 63).

Trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học

Đối với trường cao đẳng sư phạm, Nghị định điều chỉnh quy định về diện tích đất xây dựng trường cao đẳng sư phạm để thống nhất với điều kiện về diện tích đất xây dựng trường cao đẳng thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp như sau: “02 ha đối với khu vực đô thị hoặc 04 ha đối với khu vực ngoài đô thị.”. Đối với trường tư thục, để bảo đảm về nguồn vốn của nhà đầu tư khi đăng ký thành lập trường, bổ sung quy định: “Vốn đầu tư xây dựng trường tư thục phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận”.

Đối với quy định điều kiện để trường được cấp giấy đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, Nghị định quy định theo hướng cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý phải đáp ứng yêu cầu hoạt động đối với ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo, quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT; có chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu về khối lượng kiến thức tối thiểu và năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp; giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo.

Đồng thời, bổ sung quy định về thẩm quyền, trình tự sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học để đáp ứng yêu cầu hiện nay có một số trường cao đẳng mong muốn được sáp nhập vào trường đại học nhưng không có quy định để thực hiện; bỏ quy định về thành lập, giải thể phân hiệu của trường cao đẳng sư phạm vì hiện nay số lượng các trường cao đẳng sư phạm còn rất ít và xu hướng hiện tại có một số trường cao đẳng sư phạm mong muốn được sáp nhập vào cơ sở giáo dục đại học.

Đối với trường đại học, Nghị định quy định điều kiện cho phép trường đại học hoạt động đào tạo theo hướng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu, đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý phải đáp ứng yêu cầu hoạt động đối với các ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo, quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT. Quy định này phù hợp với quy định tại Điều 104, 105 Luật Giáo dục về nội dung và thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục.

Nghị định cũng bổ sung thêm 02 trường hợp bị đình chỉ hoạt động để tăng cường trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong bảo đảm chất lượng đào tạo của cơ sở và phân hiệu .

Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

Nghị định bổ sung đối tượng được kinh doanh dịch vụ tư vấn du học là chi nhánh của doanh nghiệp để phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp là chi nhánh của doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Đồng thời, quy định cụ thể thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (5 năm) để nâng cao trách nhiệm cũng như chất lượng của tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học và gia hạn quyết định cho phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

Thảo Phạm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

ASEAN tự tin, tự cường và tự chủ chiến lược trong thế giới biến động

ASEAN tự tin, tự cường và tự chủ chiến lược trong thế giới biến động

Ngày 9/10, tiếp tục chương trình làm việc của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị liên quan tại Vientiane (Lào), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng lãnh đạo các nước ASEAN và Timor-Leste tham dự phiên họp hẹp, trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Thế hệ trẻ Gen Z với trách nhiệm gìn giữ và phát triển Thủ đô nghìn năm văn hiến

Thế hệ trẻ Gen Z với trách nhiệm gìn giữ và phát triển Thủ đô nghìn năm văn hiến

(LĐTĐ) Ngày 10/10/1954 đánh dấu một bước ngoặt lịch sử cho Hà Nội, mở ra thời kỳ phát triển mới khi nhân dân lao động được làm chủ vận mệnh của mình. Sau 70 năm, Thủ đô hôm nay rực rỡ chào đón kỷ niệm Ngày Giải phóng, khơi dậy niềm tự hào và lòng biết ơn sâu sắc trong lòng mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Zen Z (những bạn sinh từ 1997 - 2012).
Quận Đống Đa gắn biển công trình “dân vận khéo” chào mừng Giải phóng Thủ đô

Quận Đống Đa gắn biển công trình “dân vận khéo” chào mừng Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), chiều 9/10, Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội và quận Đống Đa đã tổ chức Lễ gắn biển công trình “dân vận khéo” công trình Cải tạo, nâng cấp vườn hoa Đại học Công đoàn.
Khơi thông mọi nguồn lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Khơi thông mọi nguồn lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, chúng ta còn khá nhiều vấn đề phải xử lý để đẩy mạnh hơn nữa phát triển sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024 là chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý và tập trung lại hai nhóm vấn đề mà Ban tổ chức đã chọn để giải quyết.
Siêu bão Milton "trăm năm có một" khiến hàng triệu dân bang Florida được khuyến cáo sơ tán

Siêu bão Milton "trăm năm có một" khiến hàng triệu dân bang Florida được khuyến cáo sơ tán

(LĐTĐ) Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ (NHC) cảnh báo, siêu bão Milton có thể là một trong những cơn bão có sức tàn phá lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử, có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng ở khu vực dọc theo bờ biển phía Tây bang Florida (Mỹ).
Thành phố Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả tích cực về chuyển đổi số

Thành phố Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả tích cực về chuyển đổi số

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã đạt nhiều kết quả tích cực về chuyển đổi số trong 9 tháng đầu năm 2024.
53 đội bóng tranh tài tại Cúp bóng đá 7 người Quốc gia Hyundai Thành Công 2024

53 đội bóng tranh tài tại Cúp bóng đá 7 người Quốc gia Hyundai Thành Công 2024

(LĐTĐ) Công ty Cổ phần bóng đá Việt (VietFootball) và Ban Tổ chức Cúp bóng đá 7 người Quốc gia Hyundai Thành Công Cup 2024 vừa công bố thông tin chi tiết về giải đấu năm nay. Đây là mùa giải thứ tư liên tiếp được tổ chức, tiếp nối thành công của các mùa giải trước và hứa hẹn sẽ là sân chơi hấp dẫn cho bóng đá phong trào cả nước.

Tin khác

Nghệ An: Yêu cầu làm rõ trách nhiệm về việc học sinh mầm non 5 tuổi đánh bạn

Nghệ An: Yêu cầu làm rõ trách nhiệm về việc học sinh mầm non 5 tuổi đánh bạn

(LĐTĐ) Ngày 8/10, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An đã có công văn gửi Trường Mầm non Nghĩa Lộc (huyện Nghĩa Đàn) yêu cầu làm rõ trách nhiệm của nhà trường, giáo viên trong vụ việc học sinh mầm non 5 tuổi đánh bạn.
Trường THCS Văn Yên tổ chức phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024

Trường THCS Văn Yên tổ chức phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024

(LĐTĐ) Với chủ đề "Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời", ngày 7/10 vừa qua, Trường Trung học cơ sở (THCS) Văn Yên (Hà Đông, Hà Nội) đã tổ chức chương trình phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024. Lễ phát động có sự tham gia của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường.
Đề xuất quy định tích hợp chương trình giáo dục nước ngoài vào trường học

Đề xuất quy định tích hợp chương trình giáo dục nước ngoài vào trường học

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang dự thảo Nghị định quy định tích hợp chương trình giáo dục nước ngoài vào các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, đảm bảo phù hợp điều kiện Việt Nam, áp dụng tại Hà Nội, với quy định cấp văn bản, chứng chỉ.
Tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT

Tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký ban hành Chỉ thị số 37/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025.
Xây dựng quy chế tuyển sinh lớp 10 tránh tình trạng học lệch, học tủ

Xây dựng quy chế tuyển sinh lớp 10 tránh tình trạng học lệch, học tủ

(LĐTĐ) Chiều 7/10, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết Bộ đang trong quá trình xây dựng quy chế thi tuyển sinh vào lớp 10, đảm bảo học sinh có đủ phẩm chất, năng lực.
Đoàn học sinh Hà Nội đạt thành tích xuất sắc tại Olympic Toán và Khoa học quốc tế

Đoàn học sinh Hà Nội đạt thành tích xuất sắc tại Olympic Toán và Khoa học quốc tế

(LĐTĐ) Ngày 6/10, tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức đón đoàn học sinh Hà Nội đại diện Việt Nam tham gia kỳ thi Olympic Toán và Khoa học quốc tế (IMSO) năm 2024, lần thứ 21.
Tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động dạy và học

Tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động dạy và học

(LĐTĐ) Năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học trên địa bàn Thành phố cần tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động dạy, học và quản lý giáo dục đi cùng với phát triển các giải pháp bảo đảm an toàn môi trường học tập số; nâng cao năng lực số cho người học và đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Vượt thách thức, tạo dựng chất lượng

Vượt thách thức, tạo dựng chất lượng

Gắn liền với 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội cũng trải qua chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển. Để rồi vượt qua bao gian khó, ngành GD&ĐT Thủ đô đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, vun đắp trí tuệ, tạo dựng chất lượng giáo dục toàn diện.
Bộ GD&ĐT đề xuất thi vào lớp 10 có 2 môn bắt buộc, môn thứ 3 bốc thăm ngẫu nhiên

Bộ GD&ĐT đề xuất thi vào lớp 10 có 2 môn bắt buộc, môn thứ 3 bốc thăm ngẫu nhiên

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa tổ chức lấy ý kiến các địa phương, trường học góp ý một số nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh Trung học cơ sở và tuyển sinh Trung học phổ thông, trong đó có việc góp ý cho phương án thi tuyển vào lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Áp mức thu học phí mới đối với trường công lập chất lượng cao của Hà Nội

Áp mức thu học phí mới đối với trường công lập chất lượng cao của Hà Nội

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của Hà Nội năm học 2024 - 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động