Nguyên nhân chính khiến người Việt Nam "lùn" nhất khu vực là do dinh dưỡng
![]() | Bạn có biết thời gian hoàn hảo để nấu chín rau củ? |
![]() | Trứng gà, trứng ngỗng: Trứng nào bà bầu nên ăn? |
Đây là thông tin được đưa ra tại Lễ phát động Phong trào đẩy mạnh dinh dưỡng toàn cầu tại Việt Nam và triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về Tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới do Bộ Y tế tổ chức sáng 31/1.
![]() |
Các bộ ngành Việt Nam và các tổ chức ký cam kết (Ảnh:Thùy Linh). |
Tại buổi lễ, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết chiều cao người Việt Nam tăng rất ít trong những năm vừa qua. "Từ năm 1993 đến nay, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam chỉ tăng thêm được 3cm, hiện đạt 164cm ở nam và 153 ở nữ. Chiều cao này thấp hơn chiều cao trung bình cùng nhóm tuổi của đa số các nước trong khu vực Châu Á và còn cách rất xa so với mục tiêu đặt ra", Bộ trưởng Tiến nói.
Trong nguyên nhân khiến chiều cao của người Việt còn hạn chế có trên 50% là vai trò của bảo đảm dinh dưỡng và rèn luyện thể lực. Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, để cải thiện chiều cao của người Việt Nam cần phải có những giải pháp can thiệp mạnh mẽ, đặc biệt là về dinh dưỡng trong những năm đầu đời của trẻ, dinh dưỡng và vận động thể lực cho lứa tuổi tiền dậy thì và dậy thì.
Theo lãnh đạo Bộ Y tế, quá trình triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, còn có những khó khăn, thách thức và chưa đạt được những mục tiêu đã đề ra, không chỉ về chiều cao. Hiện tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em toàn quốc là 5,3%. Riêng ở TP.HCM, con số này tăng gấp 3 lần trong hơn 10 năm qua từ 3,7 lên 11,5%.
Theo Bộ trưởng Tiến, thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hoá và các yếu tố nguy cơ sức khoẻ liên quan đến dinh dưỡng đang gia tăng nhanh ở cả trẻ em lẫn người trưởng thành - là nguyên nhân quan trọng làm gia tăng gánh nặng bệnh tật do các bệnh không lây nhiễm. “Ước tính Việt Nam hiện có tới 12 triệu người bị mắc tăng huyết áp và khoảng 3 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, trên 2 triệu người mắc bệnh hô hấp mạn tính, trên 125.000 ca được phát hiện mắc ung thư” - bà Tiến nói.
Tại lễ phát động, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Y tế cùng nhiều lãnh đạo các bộ ngành khác đã cùng các tổ chức quốc tế ký cam kết trong việc đẩy mạnh dinh dưỡng toàn cầu tại Việt Nam, tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động
Tin khác

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Y tế 28/03/2025 17:05

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Y tế 27/03/2025 17:27

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế
Y tế 27/03/2025 15:58

Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025
Y tế 27/03/2025 10:31

Nguy kịch vì uống nước kiềm chữa bệnh
Y tế 27/03/2025 06:38