Nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân
Bộ Tư pháp vừa gửi tới các vị đại biểu Quốc hội báo cáo dự kiến tiếp thu, giải trình bước đầu ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Mô hình chính quyền các cấp giữ ổn định như nhiệm kỳ 2021 - 2026
Về mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, có ý kiến đề nghị nghiên cứu mô hình chính quyền đô thị tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh để áp dụng cho thành phố Hà Nội; quy định về chính quyền cấp thành phố, cấp quận, cấp xã chưa thể hiện được sự tinh gọn, hợp lý, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo định hướng đã được đặt ra trong Nghị quyết số 15-NQ/TW.
Theo Bộ Tư pháp, qua báo cáo sơ kết của thành phố Hà Nội cho thấy, mô hình tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội đang thực hiện thí điểm theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 đã phát huy hiệu lực, hiệu quả. Chính vì vậy, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đề xuất nghiên cứu, sửa đổi Luật Thủ đô, quy định mô hình chính quyền các cấp giữ nguyên và ổn định như nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên cơ sở thực hiện theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP của Chính phủ (không tổ chức HĐND phường).
Dự thảo đề xuất tăng số lượng đại biểu HĐND, tăng số lượng đại biểu chuyên trách. Ảnh: Hoàng Phúc |
Việc quy định của dự thảo Luật là phù hợp với thực tế hiện nay của Thủ đô, đặc biệt trong bối cảnh đang triển khai mạnh mẽ việc phân cấp, ủy quyền cho chính quyền các quận, huyện, thị xã và quá trình đô thị hóa đang diễn ra trên địa bàn Thủ đô.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật quy định về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền Hà Nội theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền; mở rộng chủ thể, đối tượng phân cấp, ủy quyền nhằm phát huy tính linh hoạt, chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền địa phương, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan được ủy quyền cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết các thủ tục hành chính; bảo đảm việc ủy quyền hợp lý giữa các cấp chính quyền theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian, gây nhũng nhiễu.
Về tăng số lượng đại biểu HĐND, tăng số lượng đại biểu chuyên trách, có ý kiến nhất trí đề xuất này và đề nghị số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách cần bảo đảm tính đại diện, bảo đảm cơ cấu phù hợp; có ý kiến đề nghị chỉ tăng số lượng đại biểu HĐND khi không tổ chức HĐND quận; số lượng đại biểu HĐND thành phố nên giao cho Hà Nội chủ động quyết định.
Cơ quan chủ trì soạn thảo cho biết, quy định của dự thảo Luật được đề xuất trên cơ sở xem xét, đánh giá dự báo tác động của một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động của HĐND. Trong giai đoạn sắp tới, nếu được phân quyền mạnh mẽ thì HĐND thành phố Hà Nội sẽ tăng thêm nhiều nhiệm vụ, quyền hạn so với các quy định hiện hành.
Khối lượng công việc của HĐND Thành phố sẽ tăng đáng kể (ngoài 38 nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì với sự phân quyền mạnh mẽ như quy định tại dự thảo Luật, số lượng nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND Thành phố dự kiến sẽ tăng lên khoảng 110 nhiệm vụ, quyền hạn).
Mặt khác, nếu xét về tỷ lệ thì bình quân của Hà Nội là 105.000 người dân/1 đại biểu, thấp hơn bình quân chung cả nước là 26.500 người dân/1 đại biểu). Hiện nay, với việc không tổ chức HĐND phường, số lượng đại biểu HĐND các cấp của Thành phố đã giảm đi đáng kể và tới đây sẽ tiếp tục giảm khi một số huyện phát triển thành quận (không tổ chức HĐND phường nhiệm kỳ 2021 - 2026, Thành phố đã giảm trên 4.000 đại biểu HĐND phường).
Đại biểu HĐND thành phố Hà Nội chất vấn tại kỳ họp. Ảnh: Hoàng Phúc |
Do đó, yêu cầu đặt ra là cơ cấu tổ chức, bộ máy của HĐND Thành phố phải đủ mạnh để không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động, nhất là chất lượng giám sát, bảo đảm thực chất và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới; trong đó việc tăng số lượng đại biểu HĐND giúp mở rộng, tăng tính đại diện, đặc biệt đối với đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ trí thức, tăng tỷ lệ đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách là giải pháp quan trọng giúp nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND Thành phố.
Đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
Bộ Tư pháp cũng cho biết, việc tăng số Phó Chủ tịch HĐND (từ 2 lên 3 Phó Chủ tịch), mở rộng thành phần của Thường trực HĐND so với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (bổ sung Ủy viên là Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND Thành phố) nhằm bảo đảm nguồn nhân lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND.
Việc đề xuất số lượng 3 Phó Chủ tịch HĐND Thành phố bảo đảm sự tương đồng trong hệ thống chính trị và bộ máy thực thi nhiệm vụ của chính quyền Thủ đô.
So với quy định tại Nghị quyết số 160/2021/QH14 ngày 08/4/2021 thí điểm bố trí chức danh đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND thành phố Hà Nội, dự thảo Luật chỉ quy định tăng 3 đại biểu hoạt động chuyên trách của các Ban, không tăng ở lãnh đạo Ban.
Về việc giao Thường trực HĐND một số thẩm quyền của HĐND giữa hai kỳ họp, theo Bộ Tư pháp, trên cơ sở ý kiến tại Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến đề xuất của thành phố Hà Nội, cơ quan chủ trì soạn thảo đã phân tích, đánh giá tác động, cân nhắc kỹ những nội dung giao Thường trực HĐND giải quyết giữa các kỳ họp.
Theo đó, dự thảo Luật quy định 3 nhiệm vụ giao Thường trực HĐND Thành phố quyết định. Đây là những nhiệm vụ diễn ra thường xuyên, đòi hỏi phải quyết định nhanh để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Mặt khác, đây là những việc mà HĐND đã quyết định về chủ trương nhằm bảo đảm tính linh hoạt, kịp thời trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Thành phố và Thường trực HĐND phải báo cáo HĐND Thành phố tại kỳ họp gần nhất, qua đó vẫn bảo đảm thực hiện chức năng thẩm tra, giám sát của HĐND.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 16:05
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 15:46
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 14:03
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà
Luật Thủ đô 2024 13/11/2024 12:34
Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng
Luật Thủ đô 2024 06/11/2024 23:12
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25
Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Luật Thủ đô 2024 04/10/2024 11:56
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024
Luật Thủ đô 2024 05/09/2024 21:53