Sửa đổi Luật Thủ đô: Xây dựng cơ chế để Hà Nội phát triển xứng tầm với vị thế, vai trò

(LĐTĐ) Trong lần sửa đổi này, dự thảo Luật Thủ đô có nhiều quy định mang tính đột phá để tạo cơ hội phát triển xứng tầm cho Hà Nội cũng như góp phần thúc đẩy liên kết và phát triển Vùng Thủ đô. Ông Nguyễn Hồng Tuyến, Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ đã dành cho phóng viên Báo Lao động Thủ đô cuộc trao đổi về dự án Luật này.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Đề xuất thí điểm cho Thủ đô sẽ là tham khảo tốt cho thành phố Hồ Chí Minh Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ phát huy hiệu quả nguồn lực từ đất đai và tài sản công

Đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra

- Theo ông, đâu là sự cần thiết và mục tiêu hướng đến của việc sửa đổi dự án Luật Thủ đô lần này?

Ông Nguyễn Hồng Tuyến: Việc sửa đổi Luật Thủ đô cần đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra. Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước nên người dân đều mong muốn xây dựng, phát triển xứng tầm với vị thế, vai trò, đảm bảo trở thành trung tâm lớn về chính trị, văn hóa, xã hội, là Thủ đô xanh, sạch, đẹp, văn minh, hiện đại.

Đặc biệt, mục tiêu quan trọng của việc sửa đổi Luật đó là thể chế hóa các Nghị quyết của Bộ Chính trị như Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045… Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để Hà Nội phát triển xứng tầm hướng tới đô thị thông minh.

Sửa đổi Luật Thủ đô: Xây dựng cơ chế để Hà Nội phát triển xứng tầm với vị thế, vai trò
Ông Nguyễn Hồng Tuyến, Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ.

Ngoài ra, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng kế thừa các quy định còn giá trị của Luật Thủ đô năm 2012, đồng thời rà soát, tổng hợp các vấn đề thực tiễn còn tồn tại để tập trung khắc phục.

Nhiều quy định mang tính đột phá

- Việc sửa đổi Luật Thủ đô lần này được kỳ vọng sẽ đem lại cho Hà Nội cơ hội phát triển xứng tầm với những cơ chế, chính sách vượt trội, đột phá. Xin ông chia sẻ rõ hơn về nội dung này?

Ông Nguyễn Hồng Tuyến: Luật Thủ đô là một đạo luật đặc thù, khác với các luật khác. Trong lần sửa đổi này, dự thảo Luật có nhiều quy định mang tính đột phá, đặc biệt là các quy định về tổ chức chính quyền. Theo đó, không tổ chức Hội đồng nhân dân phường theo tinh thần Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.

Về tổ chức bộ máy, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bám sát mục tiêu đã được xác định tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong đó, Thành phố kiên định với định hướng phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô là: Thành phố Bắc sông Hồng với định hướng phát triển công nghiệp (Mê Linh - Sóc Sơn - Đông Anh), Thành phố phía Tây Hà Nội với định hướng phát triển khoa học công nghệ và giáo dục (Hòa Lạc - Xuân Mai). Từ đó tạo ra sự liên kết giữa hai hướng của thành phố, thúc đẩy trung tâm lõi phát triển và nâng tầm thành đô thị vệ tinh.

Ngoài ra, dự luật còn có nhiều quy định đột phá về thu hút nguồn lực, đầu tư tài chính, đáp ứng nhu cầu tổ chức chính quyền và phát triển kinh tế của Thủ đô. Hà Nội không giống các địa phương khác, kể cả thành phố có Nghị quyết đặc thù như thành phố Hồ Chí Minh. Đơn cử, nếu thành phố Hồ Chí Minh có đầu tư theo hình thức BT bằng tiền thì Hà Nội vượt trội hơn khi cho cả đầu tư BT bằng đất, đây là đột phá lớn để thu hút các nguồn lực cho Thủ đô.

Sửa đổi Luật Thủ đô: Xây dựng cơ chế để Hà Nội phát triển xứng tầm với vị thế, vai trò
Các cơ chế, chính sách trong dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ giúp Thủ đô phát triển xứng tầm.

Thành phố cũng chú trọng phát triển TOD (giao thông công cộng), đây là cơ chế hiệu quả để khai thác nguồn lực từ đất đai, phát triển kinh tế, hạ tầng mà nhiều nước phát triển trên thế giới đã áp dụng. Đi cùng với đó là phát triển không gian ngầm, không gian xanh và không gian giao thông.

Dự thảo Luật cũng đưa ra phương án ngân sách thành phố Hà Nội được giữ lại 100% khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của thành phố để tạo nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và các dự án, công trình, dự án trọng điểm, có tính chiến lược của Thủ đô, Vùng Thủ đô. Về tài chính có nhiều quy định đặc thù cho Hội đồng nhân dân trong việc thuê đất, thuê mặt bằng.

Dự thảo Luật đang thiết kế theo hướng để Thủ tướng Chính phủ quyết định việc này và đang nghiên cứu xin ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Luật sửa đổi cũng có các quy định về đột phá liên kết vùng với các quy định đi sâu về phân cấp, giao quyền cho Hà Nội trong việc chủ trì điều phối, gắn kết và thúc đẩy phát triển Vùng Thủ đô trong 10 lĩnh vực cụ thể.

Không nằm ngoài tổng thể hệ thống pháp luật

- Một trong những vấn đề đang được quan tâm đó là Luật Thủ đô (sửa đổi) có những cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, nhưng phải được đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật. Vậy nếu Luật này được thông qua, chúng ta cần lưu ý gì trong vấn đề áp dụng pháp luật, thưa ông?

Ông Nguyễn Hồng Tuyến: Tuy có nhiều quy định đột phá, vượt trội nhưng chúng ta phải thống nhất rằng Luật Thủ đô (sửa đổi) không nằm ngoài tổng thể hệ thống pháp luật và không thay thế các luật khác.

Song, để Luật sửa đổi lần này đảm bảo được tính đặc thù, vượt trội, khắc phục hạn chế của Luật Thủ đô năm 2012 với nhiều quy định không khả thi do vướng bởi các luật được ban hành sau đó, cơ quan chủ trì soạn thảo đã thiết kế một quy định riêng về nguyên tắc áp dụng pháp luật.

Theo đó, quy định nếu luật ban hành sau có lợi hoặc thuận lợi hơn Luật Thủ đô thì Hà Nội được quyền lựa chọn để áp dụng quy định đó. Đây cũng là nội dung được đưa ra xin ý kiến tại kỳ họp Quốc hội lần này. Tôi tin tưởng rằng nếu được thông qua, Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ đảm bảo được tính khả thi, hiệu quả.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng cường hỗ trợ, tạo thuận lợi cho phụ huynh

Tăng cường hỗ trợ, tạo thuận lợi cho phụ huynh

(LĐTĐ) Từ hôm nay (1/7) đến hết ngày 9/7, thành phố Hà Nội tổ chức tuyển sinh trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2024 - 2025 theo hình thức trực tuyến. Để việc tuyển sinh diễn ra thuận lợi, các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố đã tích cực chuẩn bị, tăng cường hỗ trợ và tạo thuận lợi tối đa cho phụ huynh.
Hà Nội: 17 đội tham gia vòng sơ khảo Hội thi mít đặc sản Hà Nội

Hà Nội: 17 đội tham gia vòng sơ khảo Hội thi mít đặc sản Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 1/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức vòng sơ khảo Hội thi tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024.
Nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế và chất lượng khám chữa bệnh

Nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế và chất lượng khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Sáng 1/7, Bộ Y tế đã chủ trì, phối hợp các bộ, ngành tổ chức Lễ Mít tinh kỷ niệm 15 năm Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam (1/7/2009 - 1/7/2024).
Hà Nội tổ chức Hội thi “Dân vận khéo” chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội tổ chức Hội thi “Dân vận khéo” chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Thông qua việc tổ chức Hội thi “Dân vận khéo” năm 2024 nhằm tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân Thủ đô về vị trí, vai trò công tác dân vận; huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong thực hiện công tác dân vận của Đảng…
Khai mạc Giải thi đấu các môn thể thao hè thành phố Hà Nội năm 2024

Khai mạc Giải thi đấu các môn thể thao hè thành phố Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 1/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức khai mạc Giải thi đấu các môn thể thao hè thành phố Hà Nội năm 2024, nhằm thực hiện kế hoạch hoạt động thể dục thể thao phong trào thành phố Hà Nội năm 2024 và kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mức lương tối thiểu theo vùng tăng bình quân 200.000 - 280.000 đồng/tháng từ 1/7

Mức lương tối thiểu theo vùng tăng bình quân 200.000 - 280.000 đồng/tháng từ 1/7

Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, thay thế Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Theo đó, mức lương tối thiểu theo các vùng từ 1/7/2024 tăng bình quân từ 200.000 đồng đến 280.000 đồng.
Chính thức tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

Chính thức tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng thay cho mức 1,8 triệu đồng/tháng như hiện tại.

Tin khác

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

(LĐTĐ) Ngày 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), bên hành lang Kỳ họp, nhiều đại biểu đã chia sẻ với báo chí về tầm quan trọng, ý nghĩa của dự án Luật này đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội cũng như cả nước.
Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

(LĐTĐ) Luật Thủ đô vừa được thông qua quy định Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

(LĐTĐ) Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào cuối Kỳ họp. Dự thảo Luật có 9 nhóm chính sách cơ bản, rất nhiều điểm mới quan trọng về tổ chức bộ máy chính quyền Thành phố, về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, tài chính ngân sách và huy động nguồn lực, liên kết phát triển vùng...
Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm

Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm

(LĐTĐ) Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm và có thể được gia hạn 1 lần không quá 3 năm. Phạm vi giới hạn thử nghiệm được đề xuất phù hợp với năng lực kiểm soát của chính quyền Thành phố.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí rất cao với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi).
Đại biểu Quốc hội: Gây ô nhiễm môi trường không chỉ có phương tiện giao thông

Đại biểu Quốc hội: Gây ô nhiễm môi trường không chỉ có phương tiện giao thông

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Quốc hội cho rằng, gây ô nhiễm môi trường không phải chỉ có phương tiện giao thông, do đó đề nghị sửa thành “Vùng phát thải thấp là khu vực được xác định để hạn chế nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường”.
Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là cơ sở quan trọng tạo ra thế và lực cho Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới

Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là cơ sở quan trọng tạo ra thế và lực cho Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới

(LĐTĐ) Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy tin tưởng, cùng với Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô, Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là những nền tảng pháp lý, cơ sở quan trọng tạo ra thế và lực cho Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới.
Xây dựng cơ chế vượt trội để văn hóa Thủ đô dẫn dắt sự phát triển văn hóa của đất nước

Xây dựng cơ chế vượt trội để văn hóa Thủ đô dẫn dắt sự phát triển văn hóa của đất nước

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều 28/5 về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Bùi Hoài Sơn đánh giá rất cao nỗ lực của Ban soạn thảo, đặc biệt là những điều, khoản liên quan đến văn hóa để văn hóa Thủ đô thực sự tỏa sáng, dẫn dắt sự phát triển văn hóa của đất nước.
Đại biểu Quốc hội nêu ý kiến về giáo dục chất lượng cao trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Đại biểu Quốc hội nêu ý kiến về giáo dục chất lượng cao trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Thảo luận về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 28/5, nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội quan tâm tới việc phát triển giáo dục tại Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục chất lượng cao.
Đề xuất UBND thành phố Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị

Đề xuất UBND thành phố Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động