“Đường xuân” rộng mở

Một mùa xuân nữa lại về, riêng với Thủ đô Hà Nội, mùa xuân này như tươi vui hơn vì có “chiếc áo pháp lý” mới - Luật Thủ đô 2024. PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, Thủ đô Hà Nội thực sự được mặc một chiếc áo mới, đủ vừa vặn để đẹp đẽ, đủ rộng để vươn tầm phát triển...
Đường xuân rộng mở Luật Thủ đô (sửa đổi): Rộng mở để “cất cánh hóa Rồng” Nhân rộng mô hình dân vận khéo

Bảo đảm pháp lý, bảo đảm nguồn lực

Thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị, thành phố Hà Nội đã phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) để thay thế Luật Thủ đô 2012, với mong muốn tạo ra một hệ thống các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm khai thác và phát huy tốt nhất những tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của Thủ đô.

Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, việc sửa đổi Luật Thủ đô 2012 là “cơ hội vàng” định vị lại không gian, mục tiêu, quan điểm phát triển, kiến tạo Thủ đô trong tương lai. Đây sẽ là cơ sở giúp bảo đảm pháp lý, bảo đảm nguồn lực để hướng đến khát vọng xây dựng Thủ đô văn minh, văn hiến, hiện đại.

“Đường xuân” rộng mở
Một góc Thủ đô nhìn từ trên cao. Ảnh: Phương Ngân

Với tinh thần xây dựng Luật Thủ đô không chỉ là xây dựng luật cho một vùng phát triển, mà phải tạo ra khả năng để thu hút được những điều kiện, những tinh túy của cả nước về Thủ đô, sau khi xác định 9 nhóm chính sách, Thành phố đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực tiễn, nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế để xác định rõ các vấn đề đặc thù của Hà Nội.

Thành phố đã tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm, và hội nghị lấy ý kiến của các chuyên gia pháp lý, kinh tế, quy hoạch đô thị, và các nhà quản lý. Đồng thời, thường xuyên lấy ý kiến từ các quận, huyện, thị xã, các sở, ngành, lấy ý kiến các giới... để đưa ra các góc nhìn từ thực tiễn, từ đó xác định các vấn đề cần điều chỉnh và bổ sung trong Luật Thủ đô mới. Vì vậy, 9 nhóm chính sách thành phố Hà Nội đề xuất sửa đổi, bổ sung trong Luật rất toàn diện.

Với sự dày công nghiên cứu, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được hoàn thiện với 7 chương, 54 điều, gần gấp đôi so với Luật 2012, với những cơ chế mới, những chính sách được ban hành với sự phân cấp, phân quyền mạnh mẽ chưa từng có tiền lệ.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy: “Điều này cho thấy Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao năng lực thực thi của Hà Nội và cũng hết sức tin tưởng, tín nhiệm và đặt kỳ vọng rất cao vào khả năng triển khai thực thi các chính sách này của Hà Nội”.

Nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024 được lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND Thành phố xác định là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là trách nhiệm chính trị của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương trong hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở.

Thành phố đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo triển khai tuyên truyền “từ sớm, từ xa”, bài bản, khoa học, với nhiều hình thức phong phú, nội dung phù hợp với từng đối tượng cụ thể, nhằm thu hút cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân quan tâm, tìm hiểu về Luật Thủ đô 2024 từ khi đang là dự thảo cho đến khi được ban hành. Nhờ đó, đã duy trì sự đồng lòng, nhất trí, cũng như tự hào của cán bộ, Nhân dân Thủ đô khi Hà Nội có Luật Thủ đô, xem việc triển khai thi hành Luật Thủ đô là nhiệm vụ chung.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài khẳng định, triển khai thi hành Luật Thủ đô là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng để phát huy được tiềm năng, nội lực của Thành phố phục vụ sự phát triển. Bí thư Thành ủy yêu cầu HĐND, UBND Thành phố tập trung hoàn thành sớm các văn bản triển khai đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống, bảo đảm tận dụng tốt nhất các cơ chế đặc thù vượt trội để phát triển...

Theo Luật Thủ đô 2012, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chủ yếu thuộc về các cơ quan trung ương, còn lần này lại chủ yếu thuộc về Hà Nội. Vì vậy, song song với việc đẩy mạnh tuyên truyền, việc chuẩn bị rà soát, xây dựng văn bản chi tiết để triển khai thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng được chủ động triển khai rất sớm.

Trên cơ sở chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương rà soát từng lĩnh vực để xác định nhiệm vụ xây dựng các văn bản quy định chi tiết. Đồng thời xem xét bổ sung, bãi bỏ các văn bản, bảo đảm đồng bộ hóa, tránh xảy ra chồng chéo, xung đột. Thành phố cũng phát động phong trào thi đua thực hiện tốt các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm trong thi hành Luật Thủ đô...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn, Tổ phó Thường trực Tổ công tác thi hành Luật Thủ đô đã làm việc với hầu hết các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, trực tiếp lắng nghe báo cáo tiến độ, cũng như những khó khăn, vướng mắc mà các đơn vị gặp phải. Tại các buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố luôn nhấn mạnh, khối lượng công việc rất nhiều, thời gian lại gấp, nên các sở, ngành, đơn vị phải xác định rõ lộ trình, nỗ lực vào cuộc một cách kỹ càng và chắc chắn.

Đồng thời, phát huy tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo trong công tác tham mưu xây dựng các chính sách triển khai cụ thể hóa Luật Thủ đô. Bởi chất lượng của các văn bản quy định chi tiết là yếu tố quyết định để Luật phát huy được tác dụng trong thực tiễn, thể hiện được tầm nhìn chiến lược, hướng tới mục tiêu xây dựng Thủ đô thành một đô thị hiện đại, phát triển bền vững.

Luật Thủ đô 2024 được tin tưởng khi có hiệu lực sẽ tạo hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh thông thoáng hơn; thủ tục hành chính đơn giản và những văn bản hướng dẫn cụ thể để các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện đúng; tạo đà cho cộng đồng doanh nhân khởi nghiệp, góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người dân và đóng góp cho kinh tế Thủ đô càng ngày càng phát triển...

Với sự chỉ đạo sát sao của Trung ương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thành phố Hà Nội, Luật Thủ đô 2024 với nhiều cơ chế chính sách vượt trội đang được thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng quyết tâm, nỗ lực triển khai thi hành, chắc chắn sẽ giúp Thủ đô khai thác được tiềm năng, thế mạnh để bứt phá, trở thành đầu tàu dẫn dắt sự phát triển của cả nước.

Phương Thảo
Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chi tiết về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Ngày 13/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có công văn số 1409/UBND-NC về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại số 8 ngách 14 ngõ 69 phố Trung Liệt, phường Trung Liệt, quận Đống Đa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
TP.HCM: Xử lý nhóm học sinh cấp 2 đánh nhau dã man ngoài trường học

TP.HCM: Xử lý nhóm học sinh cấp 2 đánh nhau dã man ngoài trường học

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có báo cáo chính thức về việc nhóm học sinh của Trường Trung học cơ sở (THCS) Thái Văn Lung đánh nhau ngoài nhà trường gây xôn xao dư luận.
Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Yên Thành

Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Yên Thành

Ngày 13/4/ thực hiện chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với LĐLĐ huyện Yên Thành tổ chức chương trình truyền thông pháp luật và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, viên chức và người lao động.
Nhanh chóng khắc phục hậu quả vụ cháy rừng tại Quảng Ninh

Nhanh chóng khắc phục hậu quả vụ cháy rừng tại Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Công điện số 36/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả do cháy rừng trên địa bàn phường Đại Yên, thành phố Hạ Long và thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh; tiếp tục chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng.

Tin khác

Ra mắt kênh tiếp nhận đề xuất các sản phẩm, giải pháp mới về công nghệ, chuyển đổi số

Ra mắt kênh tiếp nhận đề xuất các sản phẩm, giải pháp mới về công nghệ, chuyển đổi số

Ngày 9/4, Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức công bố, ra mắt Cổng thông tin điện tử sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đây là một sự kiện quan trọng nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, góp phần thúc đẩy hệ sinh thái khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong

Sáng 9/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu tại buổi gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Không thể từ từ, chậm trễ trong thực thi các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân

Không thể từ từ, chậm trễ trong thực thi các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân

Theo đại biểu Phan Đức Hiếu, Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội, để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế, Nghị quyết mới về phát triển kinh tế tư nhân cần đạt được yêu cầu đột phá cả trong giải pháp và cách làm.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Báo Lao động Thủ đô xin trân trọng giới thiệu bài viết “Vươn mình trong hội nhập quốc tế” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Báo Lao động Thủ đô xin trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của lĩnh vực dữ liệu

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của lĩnh vực dữ liệu

Tổng Bí thư khẳng định Đảng và Nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lĩnh vực dữ liệu, để Việt Nam sớm trở thành một quốc gia số, một xã hội số, một nền kinh tế số thịnh vượng.
Tinh gọn bộ máy để đáp ứng yêu cầu đổi mới

Tinh gọn bộ máy để đáp ứng yêu cầu đổi mới

Việc tuyên truyền, quán triệt thực hiện Kết luận số 127-KL/TƯ được Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ thực hiện bằng nhiều hình thức; đưa vào nội dung sinh hoạt cấp ủy, thông tin kịp thời các phương án, mô hình hệ thống tổ chức, đề án sắp xếp; các chế độ, chính sách đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động. Qua đó đã động viên, khích lệ mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phát huy tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung.
Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Chặng đường gần 40 năm đổi mới đã ghi dấu một Việt Nam kiên cường, bứt phá và khát khao phát triển.
Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", đúng như chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy - điều quan trọng phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo các bước đột phá.
Xem thêm
Phiên bản di động