Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Luật Thủ đô (sửa đổi) có rất nhiều quy định mới, đặc thù, trong đó mô hình phát triển thành phố trong Thủ đô là một hướng đi khả thi và hợp lý cho thành phố Hà Nội nhằm giảm tải áp lực đô thị hóa, đồng thời phát huy tiềm năng của các khu vực lân cận.
Luật Thủ đô 2024: Tạo cơ hội cho Hà Nội bước vào kỷ nguyên số, kỷ nguyên xanh Tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao đưa Thủ đô phát triển nhanh, bền vững

Theo Luật, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc Thành phố thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hội đồng nhân dân thành phố thuộc Thành phố có 2 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách không quá 9 người; được thành lập không quá 3 Ban để tham mưu về các lĩnh vực cụ thể.

Tương tự các quận, huyện, thị xã, Hội đồng nhân dân thành phố thuộc Thành phố quyết định về đại biểu Hội đồng nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố hoạt động chuyên trách; quyết định số lượng, tên gọi, phạm vi lĩnh vực phụ trách, việc thành lập và số lượng thành viên các Ban của Hội đồng nhân dân. Đồng thời, ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Hội đồng nhân dân thành phố thuộc Thành phố cũng có thẩm quyền quyết định, phân bổ, điều chỉnh dự toán thu, chi ngân sách; phê chuẩn quyết toán thu, chi ngân sách quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố, trong đó bao gồm ngân sách của các phường trực thuộc theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Bố trí trong dự toán chi ngân sách của Ủy ban nhân dân phường trực thuộc khoản chưa phân bổ từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách phường để thực hiện chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố, thảm họa, cứu trợ, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cần thiết khác chưa được dự toán.

Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm
Với hạ tầng giao thông phát triển thuận lợi, sẽ giúp kéo giãn dân khu vực nội đô ra các thành phố thuộc Thủ đô.

Cùng đó, Hội đồng nhân dân thành phố thuộc Thành phố có quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công tại các phường trực thuộc theo quy định của Luật Đầu tư công; giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp mình ở phường; giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thuộc Thành phố có thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường theo quy định của pháp luật…

GS.TS Hoàng Văn Cường - đại biểu Quốc hội Đoàn thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029 nhìn nhận: “Mô hình thành phố trong Thành phố là mô hình đặc biệt được tổ chức cho Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Về cơ chế sẽ cho phép chúng ta xây dựng mô hình có cả đô thị và nông thôn, nhưng có điểm chung đối với cả đô thị và nông thôn là đều phải phát triển theo quy chuẩn của một đô thị. Trong đó, vấn đề về hạ tầng, môi trường, giao thông, xây dựng phải tuân thủ các quy chuẩn. Mô hình này sẽ tạo điều kiện cho Thủ đô có không gian phát triển môi trường sống ở khu vực nông thôn còn thuận lợi và phù hợp hơn cả ở khu vực trung tâm.

Chính điều đó nó sẽ tạo ra sức hút cho những khu vực được gọi là thành phố, nhưng không phải đô thị trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sinh sống ở khu vực đó, qua đó giãn dân khu vực trung tâm đô thị hiện nay".

Hiện nay, người dân chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm vì điều kiện sống tốt hơn. Vì vậy, mô hình thành phố trong Thủ đô sẽ giải quyết được vấn đề về giãn dân khu vực trung tâm, giúp phân bố lại dân cư, phân bố lại khu vực sản xuất, phân bố lại hoạt động đầu tư. Khi đó, toàn bộ Thủ đô sẽ phát triển một cách đồng đều, trở thành đô thị văn minh, hiện đại.

Trong định hướng phát triển, tương lai Thủ đô Hà Nội sẽ có một đô thị trung tâm là những quận hiện hữu ở phía Nam sông Hồng và phát triển đô thị lên phía Bắc, phía Tây sông Hồng. Như vậy, quá trình phát triển sẽ lấy sông Hồng thành điểm nhấn, khi đó sẽ có 4 thành phố trực thuộc Thủ đô, mà trước mắt là hai thành phố đã được đưa vào Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị là thành phố phía Bắc và thành phố phía Tây.

Cũng theo GS.TS Hoàng Văn Cường, khi đó, việc di chuyển, giao lưu rất dễ dàng, hệ thống này không chỉ dừng lại ở những khu đô thị trong Thủ đô mà còn kết nối với các đô thị trong vùng như: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam...

Như vậy các đô thị trong vùng không còn là đô thị độc lập nữa, mà sẽ trở thành các đô thị vệ tinh. Chính điều đó tạo ra sự liên kết giữa Thủ đô với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, từ đó sẽ tạo ra sự phân công, trong đó Thủ đô sẽ đóng vai trò trung tâm, dẫn dắt, vai trò là đầu tàu...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân

Không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân

Sáng 24/3, Ban Chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025” tổ chức tổng kết, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.
Hà Nội: Triển khai ngay phòng họp không giấy

Hà Nội: Triển khai ngay phòng họp không giấy

Ngày 24/3, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số các cơ quan Đảng, đoàn thể thành phố Hà Nội (Ban Chỉ đạo 204) tổ chức phiên họp thứ nhất. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong - Trưởng ban Chỉ đạo 204 chủ trì phiên họp.
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2025

Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2025

Ngành Du lịch Việt Nam đã khởi đầu năm 2025 với những tín hiệu tích cực. Trong bối cảnh ngành đang phấn đấu đạt mục tiêu đón 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế và 120 - 130 triệu lượt khách nội địa trong năm nay, kết quả 3 tháng đầu năm cho thấy sự tăng trưởng đáng khích lệ tại nhiều địa phương.
Hơn 100 hộ dân ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì được bàn giao về Sơn Tây

Hơn 100 hộ dân ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì được bàn giao về Sơn Tây

Mới đây, tại Ủy ban nhân dân (UBND) xã Vân Hòa, UBND huyện Ba Vì đã tổ chức bàn giao hộ dân, nhân khẩu thôn Xuân Hòa, xã Vân Hòa, huyện Ba Vì về thị xã Sơn Tây quản lý theo địa giới hành chính.
Nghiên cứu mở rộng, tăng làn xe cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Nghiên cứu mở rộng, tăng làn xe cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Dự kiến, tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ sẽ được mở rộng lên quy mô 10 - 12 làn xe theo phương thức PPP (đối tác công tư).
Tháng 7/2025, khai trương GO! Hưng Yên

Tháng 7/2025, khai trương GO! Hưng Yên

Tập đoàn Central Retail và Ban lãnh đạo hệ thống siêu thị GO! miền Bắc vừa tổ chức Ngày hội tuyển dụng tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Hưng Yên. Kết thúc Ngày hội tuyển dụng, GO! Hưng Yên đã tuyển được 90% thành viên quản lý của cửa hàng, chuẩn bị khai trương vào tháng 7/2025, để đưa các sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên vào kinh doanh.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông 2025: Cầu nối doanh nghiệp và người lao động

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông 2025: Cầu nối doanh nghiệp và người lao động

Nhằm cung cấp thông tin về lao động việc làm, xuất khẩu lao động cho người sử dụng lao động, người lao động, sáng 24/3, Sở Nội vụ Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hà Đông và Trường Đại học Đại Nam tổ chức “Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2025”. Sự kiện thu hút 55 đơn vị, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, tuyển sinh và cùng với gần 3.000 sinh viên, người lao động tham gia tuyển dụng, tìm kiếm cơ hội việc làm.

Tin khác

Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

Thành phố thông minh, bền vững sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, tiện ích cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ mục tiêu này, Thủ đô Hà Nội đang từng bước hoàn thiện các tiền đề để hướng tới mục tiêu đến năm 2030 sẽ là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, thành phố thanh bình, người dân hạnh phúc; đến năm 2050, trở thành đô thị toàn cầu, nơi người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao.
Luật Thủ đô 2024: Tạo cơ hội cho Hà Nội bước vào kỷ nguyên số, kỷ nguyên xanh

Luật Thủ đô 2024: Tạo cơ hội cho Hà Nội bước vào kỷ nguyên số, kỷ nguyên xanh

Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép thành phố Hà Nội áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo trong điều kiện thực tế với phạm vi được giới hạn.
“Đường xuân” rộng mở

“Đường xuân” rộng mở

Một mùa xuân nữa lại về, riêng với Thủ đô Hà Nội, mùa xuân này như tươi vui hơn vì có “chiếc áo pháp lý” mới - Luật Thủ đô 2024. PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, Thủ đô Hà Nội thực sự được mặc một chiếc áo mới, đủ vừa vặn để đẹp đẽ, đủ rộng để vươn tầm phát triển...
Thủ đô “Rồng bay” từ tầm nhìn quy hoạch

Thủ đô “Rồng bay” từ tầm nhìn quy hoạch

Là người chủ trì tham mưu xây dựng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, cũng là người có nhiều đóng góp quan trọng về các vấn đề quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang đô thị trong Luật Thủ đô năm 2024, nhân dịp xuân Ất Tỵ, Giáo sư, Tiến sĩ, đại biểu Quốc hội (GS. TS. ĐBQH) Hoàng Văn Cường, Công dân Thủ đô ưu tú năm 2024 đã dành cho phóng viên Báo Lao động Thủ đô cuộc trò chuyện về diện mạo Thủ đô khi triển khai Quy hoạch Thủ đô và Luật Thủ đô mới.
Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

Theo ông Đặng Huy Đông, quy định tại Điều 31 của Luật Thủ đô 2024 có điểm nhấn rất lớn làm thay đổi cả về chất và lượng trong phát triển đô thị Hà Nội thời gian tới.
Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

Sáng 31/12, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức khởi động các sự kiện truyền thông đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống, nhân dấu mốc Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Để hướng dẫn thi hành khoản 2, khoản 3, Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

Theo Luật Thủ đô năm 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý, được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

Luật Thủ đô năm 2024 đã cho phép thành phố Hà Nội được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Xem thêm
Phiên bản di động