Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Thành ủy; sự chỉ đạo thống nhất của Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND Thành phố; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc soạn thảo các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô.
Khen thưởng 5 tập thể và 38 cá nhân có thành tích trong xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) Sửa Luật Tổ chức Chính phủ: Tiếp tục hoàn thiện các quy định về “phân cấp”, “ủy quyền”

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Kế hoạch số 31/KH-UBND về việc soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô trong năm 2025.

Kế hoạch nhằm soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), văn bản cá biệt để triển khai thi hành Luật Thủ đô kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả. Qua đó, xác định rõ các nội dung công việc, thời hạn hoàn thành, và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc soạn thảo, ban hành các văn bản để tổ chức thi hành Luật.

Nội dung triển khai: Tham gia xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ theo Quyết định số 717/QĐ-TTg ngày 27/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ: Nghị định quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, chương trình giáo dục, việc cấp văn bằng, chứng chỉ thực hiện liên kết giáo dục, giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp (khoản 3 Điều 22); Nghị định quy định về quản lý, sử dụng không gian ngầm (Khoản 2 Điều 19); Nghị định quy định về thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp, tham gia góp vốn vào doanh nghiệp để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ (khoản 4 Điều 23).

Xây dựng văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND, UBND Thành phố: Văn bản thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố gồm 64 VBQPPL, 10 văn bản cá biệt; Văn bản thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố gồm 16 VBQPPL, 8 văn bản cá biệt.

UBND Thành phố giao Giám đốc các sở, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm được giao chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm trực tiếp phụ trách, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố về chất lượng, tiến độ xây dựng, ban hành văn bản theo Kế hoạch này; chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể để phân công rõ nhiệm vụ, thời hạn, kết quả, trách nhiệm tổ chức thực hiện; bảo đảm chất lượng, tiến độ.

Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô
Ảnh minh họa.

Chỉ đạo việc lập, thực hiện dự toán kinh phí xây dựng văn bản theo quy định của pháp luật và Nghị quyết số 22/2024/NQ-HĐND ngày 4/10/2024 của HĐND Thành phố quy định một số nội dung chi, mức chi xây dựng văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô. Chủ động đề xuất với Tổ Công tác về việc: Thuê chuyên gia (trong trường hợp cần thiết); đề xuất tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm; hoạt động khảo sát, nghiên cứu, trao đổi với các địa phương trong nước và nước ngoài.

Huy động, tập trung nguồn lực của cơ quan, đơn vị để thực hiện nhiệm vụ soạn thảo các VBQPPL triển khai thi hành Luật Thủ đô theo phân công của UBND Thành phố; ưu tiên bố trí công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt tham gia vào công tác xây dựng văn bản; bố trí thời gian, công việc phù hợp và ưu tiên phân công lãnh đạo sở, công chức các phòng, đơn vị tham gia đầy đủ, đúng thành phần vào nhiệm vụ xây dựng VBQPPL của Tổ Công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô của Thành phố và kế hoạch xây dựng VBQPPL triển khai thi hành Luật Thủ đô của cơ quan, đơn vị.

Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp UBND Thành phố theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc Thành phố, UBND cấp huyện triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch này theo đúng tiến độ, nội dung được phân công.

Phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố, các sở, ngành được giao chủ trì xây dựng văn bản tham mưu Tổ công tác tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, thuê chuyên gia. Tham mưu Tổ công tác định kỳ tổ chức họp với các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo để cập nhật tình hình và chỉ đạo về nội dung, quy trình, tiến độ soạn thảo văn bản.

UBND Thành phố đề nghị Thường trực HĐND Thành phố chỉ đạo, các ban của HĐND Thành phố phối hợp, tham gia với các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì trong quá trình soạn thảo, góp ý, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo văn bản. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội quan tâm, phối hợp trong việc xây dựng các văn bản bản; nghiên cứu, lựa chọn nội dung để tổ chức phản biện xã hội đối với các dự thảo VBQPPL để thi hành Luật Thủ đô.

Ngoài ra, UBND Thành phố yêu cầu bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Thành ủy; sự chỉ đạo thống nhất của HĐND, UBND Thành phố; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc soạn thảo các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Việc xây dựng VBQPPL để triển khai thi hành Luật Thủ đô phải bảo đảm đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL. Thường xuyên, kịp thời kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ, giải quyết vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

LĐLĐ quận Tây Hồ tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Tây Hồ tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên, người lao động

Ngày 23/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ phối hợp với Công ty TNHH Medlatec Tây Hồ tổ chức khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho 100 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tại các Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Lan tỏa nếp sống văn hóa, văn minh trong người lao động

Lan tỏa nếp sống văn hóa, văn minh trong người lao động

Cùng với việc thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, trong những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã chỉ đạo và phối hợp với các Công đoàn cơ sở (CĐCS) thường xuyên duy trì, đẩy mạnh các hoạt động góp phần lan tỏa nếp sống văn hóa, văn minh trong người lao động.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng bị đề nghị mức án 6-7 năm tù

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng bị đề nghị mức án 6-7 năm tù

Trưa ngày 23/4, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã luận tội và đề nghị mức án đối với cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 bị cáo khác liên quan vụ án xảy ra tại Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực và một số tỉnh, thành.
Thủ tướng chỉ đạo không được để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào

Thủ tướng chỉ đạo không được để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 49/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới.
DolphinGemma - AI đầu tiên giúp con người “hiểu” được tiếng cá heo

DolphinGemma - AI đầu tiên giúp con người “hiểu” được tiếng cá heo

Một bước tiến đột phá trong nghiên cứu giao tiếp liên loài vừa được công bố: Google đang hợp tác với các nhà khoa học để phát triển một mô hình AI mới, mang tên DolphinGemma, nhằm giải mã ngôn ngữ của cá heo - loài vật nổi tiếng thông minh và có hệ thống giao tiếp phức tạp bậc nhất trong thế giới động vật.
Vay dài, trả nhẹ - HDBank tiếp sức người trẻ an cư

Vay dài, trả nhẹ - HDBank tiếp sức người trẻ an cư

Với ưu đãi đặc biệt từ chương trình hỗ trợ mua nhà ở xã hội của HDBank, khách hàng chỉ cần chi trả từ 200 nghìn đồng/ngày, thời hạn lên đến 50 năm - dài nhất thị trường cho vay mua nhà ở xã hội. Cơ hội cho người có mức lương dưới 15 triệu đồng/tháng sở hữu ngôi nhà mơ ước.
Không được lùi tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án cao tốc

Không được lùi tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án cao tốc. Một số dự án phải hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 30/4/2025, không được lùi tiến độ.

Tin khác

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Theo Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất, đầu tư hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các trung tâm công nghiệp văn hóa.
Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Trong khuôn khổ Hội thảo "Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức ngày 18/4, TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có những ý kiến tham góp quan trọng về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa từ đơn vị sự nghiệp công lập.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Với vai trò định hướng, thành phố Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ về công nghệ, truyền thông, hợp tác quốc tế và phát triển thị trường. Việc phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa cần được thực hiện theo lộ trình với những bước đi phù hợp, chắc chắn.
Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trên cơ sở xác định các ngành công nghiệp văn hóa ưu tiên, cùng với các nội dung có liên quan được xác định tại các văn bản Luật Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô đã được phê duyệt, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục cụ thể hoá các cơ chế, chính sách (cả cơ chế đặc thù) cho lĩnh vực quan trọng này để góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong giai đoạn tới.
Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về khu phát triển thương mại và văn hóa, (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực thi hành, đã tạo ra hành lang pháp lý mới, với những cơ chế đặc thù, vượt trội chưa từng có, là dấu ấn rất quan trọng để Thủ đô Hà Nội bứt phá, phát triển. Cùng với các sở, ngành khác, ngành Tư pháp Thủ đô đang nỗ lực thực hiện tốt vai trò cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền tới các cấp, ngành và toàn thể người dân về những quy định mới của Luật, cũng như nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của Luật Thủ đô trong quản lý, xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.
Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Chiều 24/3, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô 2024: Cơ sở khoa học và thực tiễn".
Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Luật Thủ đô (sửa đổi) có rất nhiều quy định mới, đặc thù, trong đó mô hình phát triển thành phố trong Thủ đô là một hướng đi khả thi và hợp lý cho thành phố Hà Nội nhằm giảm tải áp lực đô thị hóa, đồng thời phát huy tiềm năng của các khu vực lân cận.
Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

Thành phố thông minh, bền vững sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, tiện ích cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ mục tiêu này, Thủ đô Hà Nội đang từng bước hoàn thiện các tiền đề để hướng tới mục tiêu đến năm 2030 sẽ là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, thành phố thanh bình, người dân hạnh phúc; đến năm 2050, trở thành đô thị toàn cầu, nơi người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao.
Luật Thủ đô 2024: Tạo cơ hội cho Hà Nội bước vào kỷ nguyên số, kỷ nguyên xanh

Luật Thủ đô 2024: Tạo cơ hội cho Hà Nội bước vào kỷ nguyên số, kỷ nguyên xanh

Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép thành phố Hà Nội áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo trong điều kiện thực tế với phạm vi được giới hạn.
Xem thêm
Phiên bản di động