"Lương - giá" bao giờ về chung “một nhà”?

(LĐTĐ) Nhận lương tháng 11, khoảng hơn 20 triệu đồng, ngồi gật gù trà đá vỉa hè, anh Tuấn hiện đang đầu quân cho một công ty về lĩnh vực công nghệ vừa thưởng trà sáng vừa lướt web xem các dự án nhà ở và giá cả ra sao để tìm một căn chung cư, nhưng cứ thấy anh lắc đầu lia lịa. Những tên tuổi gọi là có tiếng, giá được các đại lý chào bán toàn 70 triệu - 100 triệu đồng/m2!
Sẽ tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2024 Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Chính sách tiền lương mới rất tiến bộ, công bằng Siết chi tiêu cho tăng lương

Không những giá bất động sản vẫn đang ở mức quá cao bất chấp kinh tế khó khăn thì giá sinh hoạt cũng mỗi ngày leo thang. Ông Dân Hồng, một cán bộ về hưu, lương khoảng 9 triệu đồng/tháng, so với mặt lương hưu chung như thế cũng khá cao, vậy mà có tháng chỉ “đóng” phong bì đi đám cưới, đám hiếu, thăm người ốm… cũng hết gần cả tháng lương.

Ông Hồng nói, vài năm trước, đi cưới mừng phong thư 500 nghìn đồng là đủ, nay nếu vẫn mức ấy chủ nhà lỗ, nên mặt bằng chung là 1 triệu đồng, thân nữa cao hơn. Tương tự, mọi thứ khác cũng phải “đi” cao hơn. “Kinh tế thế giới đang khó khăn làm cho kinh tế nước nhà cũng vậy. Lẽ ra theo quy luật, giá trị của đồng tiền phải cao lên, đồng nghĩa giá cả phải đi xuống, nhưng thực tế thì đang đi ngược lại” - ông Hồng Dân thắc mắc.

Việc tăng lương cơ bản cho công chức, viên chức, người về hưu theo lộ trình; tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động để hướng tới mục tiêu lương tối thiểu đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu. Song để người lao động sống được bằng lương, tích lũy cá nhân từ lương, thu nhập điều quan trọng quỹ đạo lương - giá phải là một thể thống nhất (Ảnh: minh họa).

Trường hợp của anh Tuấn công tác trong lĩnh vực công nghệ lương tương đối cao; ông Dân Hồng cán bộ về hưu mọi thứ đã ổn định mà vẫn còn “lắc đầu” với mặt bằng giá cả, thì những người làm công ăn lương còn khó khăn hơn nhiều. Những người làm cho các công ty tư nhân, khu vực ngoài Nhà nước thu nhập trung bình từ 8-20 triệu đồng/tháng; viên chức, công chức, người lao động mới ra trường hệ số 2,34 phải chịu cảnh đi thuê nhà và “trăm thứ” cần chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày và các mối quan hệ xã hội… áp lực cuộc sống thực sự lớn. Nỗi lo cơm áo, gạo, tiền cho cuộc sống mưu sinh đã vất vả huống gì giấc mơ “an cư”.

Xét góc độ tổng thế, điều không thể phủ nhận, gần 4 thập kỷ đổi mới, nền kinh tế đất nước đã có những bước tiến dài, đạt được những thành tựu chưa từng có trong lịch sử; đời sống, thu nhập của người dân được cải thiện rõ rệt. Số người giàu, người thu nhập cao, thu nhập trung bình ngày càng nhiều. Tuy nhiên, nhìn vào “hướng đi” của tọa độ lương - giá đang ngày một cách xa nhau. Một nền kinh tế được cho là phát triển tương đối hoàn thiện, lương - giá phải là một thể thống nhất. Nghĩa là, người làm công ăn lương ở bất kỳ lĩnh vực, phân ngành nào của nền kinh tế đều phải sống được bằng lương và có tích lũy từ lương, thu nhập.

Không nói đâu xa, tại một số nước có thu nhập tương đối cao ở khu vực Đông Nam Á, cử nhân hay kỹ sư ra trường đi làm cho các cơ quan Nhà nước, công ty, thông thường họ chỉ nhận được khoảng 80% số tiền lương trong tháng để dùng cho việc chi tiêu cá nhân; còn lại khoảng 20% tự động “chảy vào” ngân hàng… 20% số tiền từ lương đó chính là tài sản đảm bảo để lao động đó mua nhà hay mua xe trả góp.

Còn ở ta, lương viên chức, công chức dao động ở mức 5 triệu đến gần 20 triệu đồng/tháng (kể cả phụ cấp), nhưng giá một mét vuông nhà chung cư lên tới 30 - 100 triệu đồng/m2. Không nói đâu xa, mệnh giá phong thư đi mừng một đám cưới hiện nay cũng bằng khoảng 10-20% tiền lương của người lao động. Đây là một trong những bất cập và khiếm khuyết lớn nhất xét trên góc độ lý thuyết về kinh tế hiện nay. Và cũng là lý do, tại sao lại diễn ra tình tình trạng dạy thêm, học thêm; khám, chữa bệnh thêm, hay nói ngắn gọn người lao động phải làm thêm mới có đủ tiền tích lũy cho những việc lớn hơn…

Trở lại câu chuyện của ông Dân Hồng, khi bàn về vấn đề lương - giá ông nói, theo đúng quy luật, hai yếu tố này phải như “vợ với chồng” cùng phải ở chung một nhà. Nhưng thực tế, mặt bằng lương hiện đang dưới đất, mặt bằng giá lại đang trên cao. Để người lao động sống, tích lũy được từ đồng lương điều quan trọng chúng ta phải nghĩ cách làm thế nào để đưa quỹ đạo lương - giá là một thể thống nhất!

Hà Lê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Nghị quyết số 18 - Đột phá chính sách đất đai mang dấu ấn đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghị quyết số 18 - Đột phá chính sách đất đai mang dấu ấn đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Nghị quyết số 18-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XIII ban hành ngày 16/6/2022 về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” (gọi tắt là Nghị quyết số 18) thực sự là “chìa khóa” đang và sẽ dần khắc phục những bất cập tồn tại trong quản lý đất đai. Trong đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại dấu ấn đặc biệt...
“Đại sứ” du lịch

“Đại sứ” du lịch

(LĐTĐ) Các cụ xưa có câu “đáng đồng tiền bát gạo”. Khi khách hàng, người tiêu dùng bỏ tiền ra mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ thì bên cung cấp phải đáp ứng các tiêu chí về giá thành, chất lượng, an toàn, hành xử văn hóa.
Lương tăng rồi, giá thì sao?

Lương tăng rồi, giá thì sao?

(LĐTĐ) Dù ngân sách Nhà nước còn khó khăn, song để tiến tới hiện thực hóa mục tiêu lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, Chính phủ đã quyết định việc tăng lương theo lộ trình từ ngày 1/7 vừa qua. Người lao động mừng vì lương tăng, song cũng mong muốn Nhà nước có chính sách vĩ mô đủ mạnh để “ghìm cương” giá!
Kỳ vọng bước đột phá để Thủ đô hóa rồng

Kỳ vọng bước đột phá để Thủ đô hóa rồng

(LĐTĐ) Việc Quốc hội thông qua Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 sẽ tạo hành lang pháp lý để Hà Nội có mọi yếu tố phát triển nhanh, bền vững hơn.
Từ công trình 500kV mạch 3 nghĩ về tiến độ các dự án

Từ công trình 500kV mạch 3 nghĩ về tiến độ các dự án

(LĐTĐ) Trước đây, việc xây dựng dự án đường dây 500kV mạch 1 dài khoảng 1.500km chỉ mất khoảng 2 năm (hoàn thành năm 1994). Nay việc triển khai dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối dự kiến chưa đến 1 năm sẽ hoàn thành. Với các dự án khác, xét về mặt thời gian là vấn đề đáng để nghĩ suy.
Phát triển công nghiệp dược phục vụ nhân dân: Mệnh lệnh cuộc sống!

Phát triển công nghiệp dược phục vụ nhân dân: Mệnh lệnh cuộc sống!

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Luật Dược (sửa đổi), nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý. Điều này, góp phần giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh, đồng thời tiết kiệm ngoại tệ cho Nhà nước.
Tăng lương phải điều chỉnh chính sách thuế

Tăng lương phải điều chỉnh chính sách thuế

(LĐTĐ) Công chức, viên chức rất mừng khi Bộ Nội vụ loan tin từ ngày 1/7 sẽ tăng lương cơ sở lên khoảng 30% (từ mức 1,8 triệu đồng lên mức 2,34 triệu đồng/tháng). Tuy nhiên, để việc tăng lương tiến tới hiện thực hóa được mục tiêu “lương tối thiểu phải đáp ứng được các nhu cầu sống tối thiểu” đi kèm đó phải có những điều chỉnh về mặt “kỹ thuật” liên quan đến chính sách thuế.
Xứng đáng báo chí cách mạng

Xứng đáng báo chí cách mạng

(LĐTĐ) Ngày 21/6, giới báo chí cả nước long trọng kỷ niệm 99 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024).
Học Bác cho bút sắc, lòng trong

Học Bác cho bút sắc, lòng trong

(LĐTĐ) Tại thời khắc đặc biệt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), những người làm báo Việt Nam thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới và cũng là Người đặt nền móng cho sự nghiệp vẻ vang báo chí nước nhà.
Tư duy mới, đột phá mới

Tư duy mới, đột phá mới

(LĐTĐ) Điều không thể phủ nhận, nếu ai đi xa đất nước hoặc Thủ đô Hà Nội, giờ có dịp quay về đều không khỏi ngỡ ngàng vì sự “thay da đổi thịt ”, tất cả đều có chung nhận định: Thay đổi khó tin. Nhưng bên cạnh niềm vui thì vẫn còn đó những trăn trở.
Xem thêm
Phiên bản di động