Sẽ tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2024
Sáng 9/8, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội đồng tiền lương quốc gia đã tổ chức phiên họp đầu tiên để thảo luận phương án lương tối thiểu vùng năm 2024 cho người lao động (khu vực doanh nghiệp).
Ông Lê Văn Thanh - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia chủ trì phiên họp. Phiên họp có sự tham gia của đại diện các bên: Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và một số thành viên độc lập…
Theo ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam, thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia, trước phiên họp, tổ chức Công đoàn đã khảo sát tại 200 doanh nghiệp thuộc 6 tỉnh, cho thấy, trên 75% người được khảo sát cho biết thu nhập không đáp ứng nhu cầu chi tiêu và 17,3% số người tham gia khảo sát phải vay tiền chi tiêu.
Quang cảnh phiên họp |
Phát biểu tại phiên họp của Hội đồng tiền lương quốc gia, ông Lê Đình Quảng cho biết, trong bối cảnh hiện nay, đời sống người lao động gặp rất nhiều khó khăn, nhất là hơn một năm qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao so với trước đây.
Theo ông Lê Đình Quảng, khi lấy ý kiến của người lao động, họ muốn tăng lương từ đầu năm 2024 với mức trên 11%. Đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng: “Đây là thời điểm cần chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Tuy nhiên, người lao động cũng cần được điều chỉnh tiền lương để bù đắp phần trượt giá, cải thiện một phần đời sống”.
Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị, cần điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng để tiền lương thực tế của người lao động không bị giảm sút. Vì vậy, mức tăng lương tối thiểu vùng khoảng 5 - 6% là mong muốn của tổ chức Công đoàn.
Chia sẻ với báo chí sau phiên họp, ông Lê Đình Quảng cho biết, đề xuất mức tăng lương năm 2024 từ 5 - 6% của tổ chức Công đoàn cơ bản được nhiều thành viên cũng đồng thuận, thậm chí có ý kiến đề xuất tăng cao hơn. Tuy nhiên sau khi nghe ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước, giới sử dụng lao động, các chuyên gia độc lập, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã hội ý và thống nhất sẽ chưa quyết đề xuất mức tăng lương, thời điểm tăng lương năm 2024 tại phiên họp này mà lùi đến phiên họp thứ hai.
“Phía đại diện chủ sử dụng lao động cũng đã nhìn thấy được sự thiện chí của phía đại diện người lao động nêu ra tại phiên họp cũng như thời gian qua, tổ chức Công đoàn và người lao động luôn đồng hành, chia sẻ với doanh nghiệp. Phía đại diện chủ sử dụng lao động cũng thống nhất phải tăng lương trong năm 2024. Tuy nhiên hiện nay, doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều khó khăn, vì vậy họ mong muốn lùi thời điểm xem xét điều chỉnh tiền lương để doanh nghiệp có điều kiện duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động. Với đề xuất của VCCI như vậy, phía Tổng LĐLĐ Việt Nam đã xem xét thấu đáo với tinh thần chia sẻ, nên đã đồng ý lùi lại để phiên họp sau mới xem xét đề xuất mức tăng, thời điểm tăng lương của năm 2024” - ông Lê Đình Quảng nói.
Trên tinh thần chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp và người lao động, phía Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng thống nhất sẽ điều chỉnh tiền lương tối thiểu trong năm 2024, tuy nhiên thời điểm tăng, mức tăng sẽ được xem xét kĩ hơn tại phiên họp diễn ra vào tháng 11 tới đây.
Trong năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38 về việc tăng lương tối thiểu vùng ngay từ ngày 1/7/2022 thay vì 1/1 hằng năm như quy định hiện hành. Mức tăng là 6%, kéo dài đến ngày 31/12/2023. Lần đầu tiên, quy định về mức lương tối thiểu theo giờ cũng đã được ban hành. Theo Nghị định số 38, mức lương tối thiểu tháng đang được áp dụng theo 4 vùng gồm: Vùng 1 là 4.680.000 đồng/tháng; vùng 2 là 4.160.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.640.000 đồng/tháng và vùng 4 là 3.250.000 đồng/tháng. Về mức lương tối thiểu giờ, vùng 1 là 22.500 đồng/giờ, vùng 2 là 20.000 đồng/giờ, vùng 3 là 17.500 đồng/giờ, vùng 4 là 15.600 đồng/giờ. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm
Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. |
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô
Tin khác
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?
Lợi quyền lao động 07/11/2024 15:30
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025
Lợi quyền lao động 07/11/2024 14:28
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động
Emagazine 11/10/2024 20:58
Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 03/10/2024 12:07
Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 01/10/2024 09:47
TP.HCM: Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gần 9.300 tỷ đồng
Lợi quyền lao động 27/09/2024 18:40
Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?
Lợi quyền lao động 23/09/2024 11:02
Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động
Lợi quyền lao động 17/09/2024 09:28
Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH
Lợi quyền lao động 17/09/2024 09:04
Tai nạn lao động với những con số nhức nhối
Lợi quyền lao động 17/09/2024 09:04