Phát triển công nghiệp dược phục vụ nhân dân: Mệnh lệnh cuộc sống!

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Luật Dược (sửa đổi), nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý. Điều này, góp phần giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh, đồng thời tiết kiệm ngoại tệ cho Nhà nước.
Tăng cường đào tạo ngành Dược sĩ lâm sàng Phát triển nền công nghiệp dược xứng tầm

Mỗi năm Việt Nam chi cả tỷ USD cho việc nhập khẩu dược phẩm phục vụ nhu cầu điều trị bệnh và sản xuất thuốc trong nước. Trong đó, có những sản phẩm biệt dược đắt đỏ, ảnh hưởng đến túi tiền của người dân. Vì vậy, việc thúc đẩy nền công nghiệp dược Việt Nam phát triển, vừa cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao, rẻ về giá thành đáp ứng nhu cầu khám, điều trị bệnh cho nhân dân chính là mệnh lệnh cuộc sống.

Kỳ vọng cú hích cho ngành Dược Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan giải trình, tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội dự án Luật Dược (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Hơn một thập kỷ trước, nói đến Y tế Việt Nam, kiều bào ta sinh sống ở nước ngoài đa số đều "lắc đầu". Nhưng nay, “gió đã đổi chiều”, ngày càng nhiều kiều bào về Việt Nam khám, điều trị bệnh. Đặc biệt lĩnh vực nha khoa. Đơn giản, họ được thụ hưởng dịch vụ tốt, giá rẻ, chất lượng lại cao, thủ tục không quá phức tạp như khám, điều trị bệnh tại các nước phát triển.

Lĩnh vực khám, điều trị có bước phát triển vượt bậc là thế, song lĩnh vực dược lại chưa phát triển xứng tầm. Hiện tại, các doanh nghiệp trong nước mới dừng lại ở việc nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc, sản phẩm thông thường, còn các loại thuốc chất lượng cao, thuốc đặc trị, đa số nhập khẩu hoặc từ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, dẫn đến giá thành cao. Đặc biệt, trong bối cảnh bệnh tật ngày càng diễn biến phức tạp, tỷ lệ người dân đến các cơ sở y tế khám và điều trị ngày một tăng, nếu ngành Dược trong nước không đáp ứng được nhu cầu cung cấp thuốc, trong đó có các loại thuốc chất lượng cao, thuốc đặc trị sẽ tiếp tục dẫn đến các hệ lụy: An ninh tài chính của người dân bị ảnh hưởng; người nghèo càng nghèo thêm vì chi phí điều trị bệnh quá cao, còn Nhà nước cũng tốn ngoại tệ cho việc nhập khẩu thuốc.

Nhận thức được điều đó, đồng thời phát huy lợi thế cạnh tranh về điều kiện thổ nhưỡng, trí tuệ của đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam, Bộ Y tế đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn soạn thảo Luật Dược (sửa đổi) vừa được Chính phủ trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV cho ý kiến.

Điểm mới của Dự thảo Luật Dược (sửa đổi) là bổ sung các cơ chế, chính sách phù hợp, mang tính đột phá hơn so với Luật Dược 2016 để thu hút đầu tư và thúc đẩy hơn nữa việc nghiên cứu phát triển sản xuất nguyên liệu làm thuốc; nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc công nghệ cao, thuốc công nghệ sinh học, chuyên khoa đặc trị; đặc biệt là nghiên cứu khoa học, cụ thể: Hỗ trợ đầu tư đặc biệt theo quy định của pháp luật đối với các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đầu tư sản xuất dược chất, thuốc mới, thuốc biệt dược gốc, thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất vắc xin, sinh phẩm, thuốc hiếm, thuốc phòng, chống bệnh xã hội, thuốc dược liệu và thuốc cổ truyền sản xuất từ nguồn dược liệu Việt Nam mang thương hiệu quốc gia; hoạt động nghiên cứu khoa học về phát triển công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới; hoạt động nghiên cứu, sản xuất thuốc mới từ nguồn dược liệu đặc hữu trong nước; hoạt động bảo tồn nguồn gen dược liệu quý hiếm đặc hữu trong nước, hoạt động nghiên cứu tạo giống mới từ nguồn gen dược liệu trong nước và di thực, có giá trị kinh tế cao.

Kỳ vọng cú hích cho ngành Dược Việt Nam
Người dân mong muốn điều kiện chăm sóc sức khỏe (khám, điều trị) ngày càng tốt hơn, đặc biệt sẽ có nhiều loại thuốc do Việt Nam sản xuất để điều trị bệnh góp phần giảm gánh nặng về tài chính cho nhân dân (Ảnh: BYT).

Ưu đãi đầu tư đối với sản xuất thuốc gốc (generic), nguyên liệu làm thuốc là tá dược, vỏ nang; bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc; xây dựng cơ sở thử nghiệm sinh học, đánh giá sinh khả dụng, tương đương sinh học của thuốc; cơ sở thử nghiệm lâm sàng thuốc; Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng tỷ lệ trích và thời gian sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu làm thuốc mà Việt Nam chưa sản xuất được, đối với các hoạt động nêu trên (do Luật Thuế thu nhâp doanh nghiệp không có quy định rõ ưu đãi đối với sản xuất thuốc)...

Để thực hiện được mục tiêu “kép”, nhằm giảm gánh nặng chi phí tài chính cho người dân, tiết kiệm ngoại tệ cho ngân sách quốc gia, tránh nghèo hóa, đồng thời hướng tới mục tiêu xuất khẩu các sản phẩm dược, biệt dược mang thương hiệu Made in Vietnam hoặc Make in Vietnam... kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, họ đặc biệt quan tâm đến công tác đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Nhà nước sẵn sàng chi tiền dưới nhiều hình thức để đầu tư hoặc đặt hàng các nhà khoa học, các học viện, các trường đại học cho việc nghiên cứu, hoặc có cơ chế tài chính thông qua các quỹ để khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chuyển giao công nghệ. Nói ngắn gọn, chỉ khi nào chúng ta “cởi trói” được cơ chế tài chính cho công tác đào tạo, nghiên cứu, phát triển nguồn nguyên liệu, chuyển giao công nghệ... khi đó chúng ta mới phát triển được nền công nghiệp dược đích thực.

Hy vọng tới đây, khi dự án Luật Dược (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, cùng với các văn bản dưới Luật được Chính phủ, các bộ ban hành chúng ta sẽ có đủ công cụ về chính sách, thể chế để phát triển nền công nghiệp dược Việt Nam hoàn chỉnh từ khâu nghiên cứu, sản xuất đến điều trị, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Người dân có mức thu nhập trung bình không đứng trước nguy cơ bị "nghèo hóa" bởi chi phí điều trị với những sản phẩm thuốc nhập khẩu giá thành quá cao.

Hà Lê
Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Tổ chức chuỗi hoạt động hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025

Tổ chức chuỗi hoạt động hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025

Hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025 cấp quốc gia với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Lan tỏa yêu thương”, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức chuỗi các hoạt động cao điểm như thăm, tặng quà các gia đình liệt sĩ, hỗ trợ xây dựng nhà Chữ thập đỏ, tổ chức Chợ Nhân đạo,…
Dự kiến khởi công đường sắt cao tốc Bắc - Nam trước ngày 31/12/2026

Dự kiến khởi công đường sắt cao tốc Bắc - Nam trước ngày 31/12/2026

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có tổng chiều dài khoảng 1.541km, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; đầu tư phương tiện, thiết bị để vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện giao Bộ Quốc phòng, Công an, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo các cơ quan... tăng cường công tác bảo đảm an ninh dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội tri ân đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Lãnh đạo thành phố Hà Nội tri ân đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Ngày 24/4, thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt đại biểu cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Sự kiện nhằm hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Cán bộ công đoàn thời 4.0: Không chỉ nhiệt huyết, mà cần cả kỹ năng số

Cán bộ công đoàn thời 4.0: Không chỉ nhiệt huyết, mà cần cả kỹ năng số

Công tác công đoàn ngày càng đòi hỏi nhiều hơn: không chỉ là sự nhiệt tình, tận tâm mà còn cần tư duy đổi mới, kỹ năng số và khả năng kết nối đa chiều. Trong cuộc trò chuyện cùng bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì, chúng tôi đã lắng nghe nhiều chia sẻ tâm huyết về những khó khăn, nỗ lực và kỳ vọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở trong bối cảnh hiện đại.
Trải nghiệm đẳng cấp với giá ưu đãi tại các khách sạn hàng đầu Hà Nội

Trải nghiệm đẳng cấp với giá ưu đãi tại các khách sạn hàng đầu Hà Nội

Các khách sạn 4-5 sao trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tung ra nhiều gói sản phẩm với đa dạng chính sách ưu đãi nhằm thu hút người dân và du khách đến trải nghiệm du lịch tại Thủ đô.
Techcombank tiếp tục ra mắt chi nhánh thế hệ mới tại Bình Dương

Techcombank tiếp tục ra mắt chi nhánh thế hệ mới tại Bình Dương

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) tiếp tục khai trương chi nhánh thế hệ mới tại Bình Dương - từng bước hoàn thiện chiến lược mở rộng quy mô và nâng tầm trải nghiệm khách hàng tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tin khác

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những trụ sở cơ quan của hệ thống chính trị sau sắp xếp sẽ được sử dụng đúng mục đích, trong đó ưu tiên xây trường học, cơ sở y tế và thiết chế văn hóa cho nhân dân.
Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Việc Công an phá đường dây sữa giả lên tới 573 chủng loại ngay tại Hà Nội đã gây hoang mang dư luận, người dân, đặc biệt là cha mẹ các em. Điều đáng nói, khi có vấn đề xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn điệp khúc “biết rồi khổ lắm, nói mãi” đó là bộ, ngành “tôi” không quản lý.
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá bất động sản cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án nhà ở xã hội giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”. Tuy nhiên, vừa qua một dự án nhà ở xã hội (NƠXH) công bố giá bán 1m2 trên 13,6 triệu đồng (đã gồm thuế VAT) làm nhiều người lao động sống lại hy vọng.
Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thông tin có vai trò quan trọng đối với đời sống, xã hội. Bởi thế, điều cần và đủ, nguồn cung cấp tin phải chuẩn, việc truyền tải thông tin phải khách quan, trung thực, tránh tình trạng giật tít, câu view làm ảnh hưởng xấu đến dư luận, sai bản chất sự việc.
Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Ngoài kia mưa xuân lất phất bay, Hà Nội những ngày này cây cối cũng bắt đầu đơm chồi, nảy lộc. Với Thành phố, “cả núi” công việc đang được “thần tốc” phải giải quyết, hàng loạt các công trình trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ và chuẩn bị khởi công. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục triển khai Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể là Kết luận số 127 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, thành phố Hà Nội cũng đang dồn lực để đưa các dự án đã triển khai hoàn thành đúng tiến độ; đồng thời chuẩn bị triển khai hàng loạt dự án mới.
Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", đúng như chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy - điều quan trọng phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo các bước đột phá.
Những “ánh điện” nơi công sở

Những “ánh điện” nơi công sở

Những ngày này, cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng, các cơ quan từ Thành ủy đến các cấp chính quyền, đoàn thể của hệ thống chính trị đang “căng mình” thực hiện nhiệm vụ kép: Tập trung phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết 18, Kết luận 127 của Bộ Chính trị về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
Học suốt đời và tự học

Học suốt đời và tự học

Trong bài viết “Học tập suốt đời”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận xét: “Bên cạnh kết quả, thực hiện chủ trương học tập suốt đời vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đào tạo, bồi dưỡng còn chạy theo số lượng mà chưa thực sự chú trọng tới chất lượng; việc tự học, thực học và học tập suốt đời của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa đạt kết quả như mong muốn; còn tình trạng học theo phong trào, sính bằng cấp…”. Đây là vấn đề thời sự đáng suy nghĩ và đến lúc cần phải thay đổi.
Xem thêm
Phiên bản di động