Tăng lương phải điều chỉnh chính sách thuế
Đề xuất tăng 15% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng Đề xuất trả lương hưu mới ngay từ ngày 1/7 Chính phủ trình Quốc hội nội dung cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu |
Như thường lệ, mỗi lần điều chỉnh chính sách tiền lương là mỗi lần giá cả trên thị trường lại tăng. Nhìn lại suốt chặng đường hơn 30 năm qua, bên cạnh kinh tế tăng trưởng, đời sống của đông đảo người dân không ngừng được cải thiện thì vẫn còn đó một lĩnh vực chưa đi theo đúng quỹ đạo của kinh tế chính là yếu tố lương - giá.
Vì khoảng cách lương - thu nhập - giá cả quá chênh lệch nhau nên căn nhà để ở trở thành mơ ước của rất nhiều người. Lương tăng phải điều chỉnh chính sách thuế sao cho đưa lương - giá về thể thống nhất mới thực sự ý nghĩa. (Ảnh minh họa: LĐ) |
Một nền kinh tế phát triển bình thường ví như Singapore, Malaysia khi và chỉ khi lương của một công chức, viên chức, người lao động hàng tháng sau khi trang trải các nhu cầu của cuộc sống (tùy theo mức lương và nhu cầu) phải tích lũy được khoảng 10-20%. Số tiền tích lũy đó có thể dùng để mua nhà, mua xe trả góp hoặc tích lũy cho tuổi già. Còn ở ta, với mức lương cơ bản hiện tại chưa đủ chi tiêu cho cuộc sống tối thiểu. Chẳng hạn, một công chức loại A1, hưởng hệ số lương từ 2,34 - 4,98, nếu một tháng chỉ cần đi vài đám cưới, thăm người ốm, đám hiếu… coi như gần hết tiền, chưa kể còn bao nhiêu thứ chi tiêu cần đến. Trong khi đó, một mét vuông nhà chung cư ở Hà Nội có giá từ 40 - 100 triệu đồng. Hơn 3 thập kỷ qua, lương - giá ngày càng cách xa nhau, đẩy nhiều người dân vào tình cảnh khó khăn.
Nay với việc Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh lương cơ bản từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng là một tin vui, đồng thời cũng khẳng định thông điệp hướng tới mục tiêu “lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu”. Song để việc tăng lương không dẫn đến giá cả trên thị trường tăng theo; đặc biệt thực hiện chiến lược đưa “lương - giá” về một thể thống nhất, có lẽ Chính phủ cần điều chỉnh về mặt “kỹ thuật” liên quan đến chính sách thuế. Cụ thể, nên tăng thuế nhà đối với người sử dụng, sử hữu từ 2 nhà trở lên, đi kèm đó tăng thuế thu nhập cá nhân đối với người có mức thu nhập từ 100 triệu đồng/tháng. Cùng với đó, nâng mức thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân từ khoảng 11 triệu đồng như hiện tại lên mức khoảng 25 triệu đồng (nghĩa là người lao động, công chức, viên chức có mức thu nhập từ 25 triệu đồng/tháng mới thuộc diện chịu thuế thu nhập).
Điều chỉnh về mặt “kỹ thuật” này sẽ giảm dần khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội và hướng tới một nền kinh tế thị trường hoàn thiện khi lương - giá là một thể thống nhất. Người dân không phải chứng kiến nghịch cảnh “giá cả trên trời cuộc đời dưới đất”; công chức, viên chức không phải tất tả “chân ngoài dài hơn chân trong”, giáo viên không phải lo đi dạy thêm, bác sĩ hết giờ về nhà nghỉ, tham nhũng vặt cũng sẽ dần bị triệu tiêu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nét mới ở Hội hoa Xuân Ất Tỵ - quận Tây Hồ năm 2025
Đóng góp 95.523 sáng kiến, công nhân lao động Thủ đô được thưởng 6,5 tỷ đồng
Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI
Giá vàng tăng mạnh: Vàng miếng SJC và vàng nhẫn cùng bám đuổi giá sát nhau
Hà Nội: Nữ sinh xúc động nhận lại tài sản thất lạc từ Cảnh sát giao thông
Hà Nội thực hiện đột phá về chuyển đổi số
Cặp “song sát” Xuân Son - Tiến Linh sẽ đá chính ngay từ đầu?
Tin khác
“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ
Bình luận 31/12/2024 08:14
Nguy cơ dân số già và tâm lý “ngại đẻ”!
Bình luận 26/12/2024 16:53
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43