Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần xác định cụ thể các địa phương trong Vùng Thủ đô

(LĐTĐ) Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị bổ sung cụ thể các địa phương trong Vùng Thủ đô, làm căn cứ thực tiễn trong việc quy định các chính sách liên kết vùng, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng.
Cần trao cho thành phố Hà Nội quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn Chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, tái thiết đô thị trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Rõ cơ chế, giải pháp về liên kết, phát triển vùng

Tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Trong đó, các quy định về liên kết vùng, khái niệm Vùng Thủ đô... được nhiều đại biểu quan tâm góp ý.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, qua quá trình thảo luận, nhiều ý kiến đề nghị chỉnh lý quy định của dự thảo Luật theo hướng làm rõ hơn các cơ chế, giải pháp về liên kết, phát triển vùng, không chỉ giới hạn trong phạm vi địa lý của 10 tỉnh, thành phố thuộc Vùng Thủ đô hiện nay mà xử lý vấn đề này trong mối quan hệ của Thủ đô với các vùng phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cũng như trong quan hệ với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.

Vì Thủ đô Hà Nội không chỉ là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển, đầu mối liên kết chính của Vùng Thủ đô mà còn của vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng động lực phía Bắc như đã xác định tại Nghị quyết số 15-NQ/TW, một số nghị quyết, kết luận khác của Bộ Chính trị và quy hoạch tổng thể quốc gia.

Bên cạnh đó, có ý kiến khác đề nghị giữ quy định như dự thảo Luật đã trình Quốc hội, theo đó chỉ tập trung vào quy định những vấn đề về nguyên tắc phối hợp, lĩnh vực liên kết, ưu tiên đầu tư phát triển Vùng Thủ đô.

Dự thảo Luật đang được chỉnh lý theo hướng thể hiện rõ hơn vai trò của Thủ đô Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy liên kết, phát triển Vùng Thủ đô, vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng động lực phía Bắc và cả nước (Điều 44); xác định ưu tiên đầu tư các chương trình, dự án liên kết, phát triển vùng được triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác, không chỉ giới hạn trong Vùng Thủ đô (Khoản 1 Điều 45) nhằm phát huy tối đa khả năng, lợi thế của các địa phương và vai trò dẫn dắt, kết nối của Thủ đô Hà Nội. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của từng địa phương và cả nước, phù hợp với xu thế phát triển theo chuỗi giá trị hiện nay.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn tỉnh Lạng Sơn) nêu rõ, Nghị quyết số 15 của Trung ương đề ra mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm động lực phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần xác định cụ thể các địa phương trong Vùng Thủ đô
Cần quy định cụ thể các địa phương trong Vùng Thủ đô. Ảnh minh họa: Phương Ngân.

Dự thảo Luật đã dành Chương V, từ Điều 44 đến Điều 47 quy định về liên kết phát triển vùng, quy định mối quan hệ giữa Thủ đô Hà Nội trong 4 vùng, gồm một là Vùng Thủ đô, hai là vùng đồng bằng sông Hồng, ba là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và bốn là vùng động lực phía Bắc. Đây là các quy định mới, có nhiều đột phá so với luật hiện hành và mở rộng hơn so với dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.

Theo đại biểu, Nghị quyết số 81/2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 quy định vùng đồng bằng sông Hồng gồm Hà Nội và 10 tỉnh. Đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo Quy định số 198 ngày 25/1/2014 của Thủ tướng quy định vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm Hà Nội và 6 tỉnh.

Vùng động lực phía Bắc theo Nghị quyết số 81/2023 Quốc hội bao gồm thành phố Hà Nội và các địa bàn cấp huyện dọc theo trục Quốc lộ 5 và Quốc lộ 18 qua các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh.

“Tuy nhiên, dự thảo Luật lại chưa xác định Vùng Thủ đô gồm những địa phương nào, ranh giới ra sao. Do đó, đề nghị xem xét bổ sung quy định xác định cụ thể các địa phương trong Vùng Thủ đô, làm căn cứ thực tiễn trong việc quy định các chính sách liên kết vùng, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng”, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nói.

Bổ sung thêm các lĩnh vực khác

Cũng theo đại biểu, Khoản 1 Điều 45 dự thảo Luật quy định 4 lĩnh vực liên kết phát triển vùng gồm: Hạ tầng giao thông vận tải; bảo vệ môi trường, xử lý chất thải; phát triển nông nghiệp; phát triển du lịch.

Theo dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu thì đây là những lĩnh vực thiết yếu trong đời sống kinh tế - xã hội của người dân trên địa bàn, vừa bảo đảm phù hợp với nhu cầu và thế mạnh của các địa phương. Qua đó, góp phần tạo sự thống nhất và sức mạnh tổng hợp về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh cho thành phố Hà Nội, cho mỗi địa phương cũng như toàn vùng lân cận.

Tuy nhiên, Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng xác định "hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển vùng mang tính đột phá, xây dựng thể chế liên kết vùng đủ mạnh, bảo đảm hiệu quả điều phối liên kết phát triển vùng, tập trung vào một số lĩnh vực như quy hoạch phát triển hạ tầng, xúc tiến đầu tư, xử lý các vấn đề môi trường nội vùng và liên vùng, phát triển các cụm liên ngành".

Do đó, đại biểu đề nghị, tiếp tục rà soát, đánh giá, bổ sung thêm các lĩnh vực khác để thể chế hóa đầy đủ lĩnh vực liên kết vùng như đã xác định trong Nghị quyết số 30.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Đoàn tỉnh Quảng Trị) lại đề nghị trong phần giải thích từ ngữ cần bổ sung về khái niệm “Vùng Thủ đô”. Theo đại biểu, trong các điều 44, 45 đã liệt kê các thành phần, địa phương trong Vùng Thủ đô nhưng chưa nói được khái niệm Vùng Thủ đô là thế nào, mục đích của Vùng Thủ đô, chức năng, nhiệm vụ, quan hệ với các vùng kinh tế khác và cơ quan nào có thẩm quyền để quyết định thành lập Vùng Thủ đô này...

Theo dự thảo Luật, chính quyền thành phố Hà Nội có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đề xuất, triển khai thực hiện chương trình, dự án liên kết phát triển vùng trong từng lĩnh vực.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các địa phương, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội, bảo đảm cân đối ngân sách triển khai thực hiện chương trình, dự án liên kết, phát triển vùng giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.

Tin khác

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

(LĐTĐ) Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

(LĐTĐ) Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên cho rằng, trong quá trình soạn thảo, ban hành những văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), cần tuân thủ đúng những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

(LĐTĐ) Với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị địa bàn dân cư, phường Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) đề nghị tiếp tục triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô bằng các hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực nhất để Luật đi vào cuộc sống.
Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng

Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) là một trong những khung chính sách bản lề có ý nghĩa đặc biệt thúc đẩy giao thông Hà Nội đồng bộ. Khi đi vào cuộc sống, Luật Thủ đô sẽ kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho xây dựng hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông của Thành phố.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

(LĐTĐ) Luật Thủ đô 2024 đã thực sự mang đến những cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Quy định phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn là điều mới so với Luật Thủ đô năm 2012.
Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Công trình xây dựng sai quy hoạch; công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng, xây dựng trên đất bị lấn, chiếm... thuộc các trường hợp áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định của Luật Thủ đô 2024.
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.
Xem thêm
Phiên bản di động