Lan tỏa nét đẹp của người Hà Nội thông qua cách ứng xử với di tích, thắng cảnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tích cực triển khai xây dựng nét đẹp trong ứng xử với các di tích lịch sử văn hóa, qua đó, góp phần thu hút du khách thập phương, phát triển du lịch, đồng thời lan tỏa hình ảnh người Hà Nội văn minh, thanh lịch.
Mô hình danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử kiểu mẫu nhìn từ Cổ Loa Đánh thức tiềm năng di sản Thủ đô Đưa Đình Chèm trở thành Di tích lịch sử kiểu mẫu

Ứng xử văn minh với di tích

Di tích quốc gia đặc biệt Đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm nằm ngay cạnh sông Hồng, sau thời gian tu bổ trở nên sạch đẹp, khang trang hơn. Nơi này là điểm đến của đông đảo khách gần xa, bởi không chỉ có nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc mà còn có cảnh quan đẹp. Từ nhiều năm qua, chính quyền địa phương và Ban khánh tiết Đình đã triển khai Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại di tích Đình Chèm nhằm nâng cao văn hóa ứng xử trong di tích cho du khách.

Mới đây, để tiếp tục lan tỏa hơn nữa việc ứng xử đẹp với di tích, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường Thụy Phương đã phối hợp với Ủy ban nhân dân phường, tiến hành khảo sát thực tế triển khai thực hiện mô hình điểm “Di tích lịch sử kiểu mẫu” tại Đình Chèm.

Lan tỏa nét đẹp của người Hà Nội thông qua cách ứng xử với di tích, thắng cảnh
Ra mắt “Tổ Phụ nữ nòng cốt tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử” tại Di tích quốc gia đặc biệt Đình Chèm.

Theo đó, Hội đã tích cực phối hợp với Đài truyền thanh phường tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh và tại các cuộc họp, sinh hoạt hội viên để đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ hiểu, thực hiện các quy tắc ứng xử nơi công cộng tại các di tích đình, chùa, các điểm di tích trên địa bàn phường. Qua đó, từng bước xây dựng và hình thành những chuẩn mực văn hóa của cá nhân khi đến tham quan tại khu di tích; tuyên truyền, hướng dẫn các du khách khi đến tham quan chiêm bái Đình phải có trang phục phải lịch sự, ứng xử văn minh, không vứt rác bữa bãi nơi công cộng, không đốt vàng mã trong khu di tích...

Ngoài ra, Hội cũng tuyên truyền, vận động thành lập Tổ Phụ nữ nòng cốt tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử với 24 thành viên và bước đầu đi vào hoạt động. Xây dựng tủ trang phục gồm áo dài, váy quây tại nơi di tích và phân công hội viên trực, hướng dẫn và hỗ trợ du khánh tham quan chiêm bái Đình mà trang phục chưa phù hợp…

Nhận xét khi đến thăm Đình Chèm, bà Lê Thị An (phường Láng Thượng, quận Đống Đa) chia sẻ: “Tôi dẫn cháu gái đi tham quan một số danh thắng ở Bắc Từ Liêm và ghé vào Đình Chèm, do ban đầu không có chủ đích vào thăm Đình nên cháu gái tôi ăn mặc không đúng với quy định, khi đến nơi chúng tôi được thành viên của Hội Phụ nữ ở đây cho mượn váy quây để vào chiêm bái. Thái độ niềm nở, lịch sự của các thành viên trong Ban Quản lý di tích và Hội Phụ nữ đã tạo cho tôi cảm giác thân thiện và ấn tượng đẹp khi về Đình Chèm tham quan”.

Lan tỏa nét đẹp của người Hà Nội thông qua cách ứng xử với di tích, thắng cảnh
Lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm tham quan, kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử tại các Di tích lịch sử trên địa bàn.

Tại quận Cầu Giấy, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận cũng phối hợp với Ủy ban nhân dân phường Yên Hòa tổ chức ra mắt mô hình “Phụ nữ tham gia xây dựng Khu di tích lịch sử kiểu mẫu thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng” tại cụm di tích Đình An Hòa - Chùa Báo Ân thuộc phường Yên Hòa.

Để khởi động triển khai mô hình, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận ra mắt Nhóm nòng cốt tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử nơi thờ tự tại Cụm di tích lịch sử văn hóa Đình An Hòa. Theo đó, nhóm có nhiệm vụ tuyên truyền vận động, nhân dân trên địa bàn quận, phật tử, khách thập phương đến cơ sở thờ tự trên địa bàn thực hiện đúng các nội dung, yêu cầu của Quy tắc ứng xử do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành như: Mặc đúng trang phục nơi thờ tự (không mặc áo quá trễ ngực, quần đùi, váy ngắn trên đầu gối); không nói tục chửi bậy, không mang vàng mã vào chùa, không xả rác bừa bãi ở khuôn viên nơi thờ tự.

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Cầu Giấy Nguyễn Kim Lê cho hay: “Chúng tôi xác định công trình nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn, góp phần tạo sự văn minh cho những người quản lý di tích cũng như người dân đến chiêm bái nhưng đồng thời vừa thể hiện sự trân trọng với các di tích lịch sử, góp phần làm tăng những giá trị đích thực của di tích trong cộng đồng”.

Lan tỏa những điều tốt đẹp

Ngoài các di tích trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, nhiều di tích khác cũng tích cực triển khai quy tắc ứng xử tại di tích lịch sử, nơi công cộng. Tiêu biểu như: Di tích đền Ngọc Sơn cho khách mượn áo choàng khi vào tham quan, chiêm bái, tránh trường hợp khách mặc quần áo không phù hợp vào di tích. Tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cán bộ, nhân viên ân cần, thân thiện hướng dẫn khách tham quan… Các chùa Tảo Sách, Vạn Niên, Thiên Niên, Kim Liên (quận Tây Hồ), đền Quán Thánh, chùa Hòe Nhai, chùa Một Cột (quận Ba Đình)… cảnh quan di tích được giữ gìn tôn nghiêm, sạch đẹp. Để có được kết quả trên là nhờ công sức giữ gìn của những người quản lý di tích, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội cũng như ý thức chấp hành quy định của người dân và du khách.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm Lê Thị Thu Hương, hiện toàn quận Bắc Từ Liêm có 133 di tích, trong đó 58 di tích đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Từ năm 2022, quận đã phát động, triển khai mô hình Quy tắc ứng xử “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn”. Mô hình này chính là sự tiếp nối các hoạt động nhằm xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, để di tích lịch sử thành điểm đến an toàn, hấp dẫn. Đây cũng là việc làm nhằm góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô Hà Nội nói chung, của quận Bắc Từ Liêm nói riêng. Hiện, mô hình vẫn tiếp tục được nhân rộng, triển khai đến tất cả các di tích trên địa bàn.

Lan tỏa nét đẹp của người Hà Nội thông qua cách ứng xử với di tích, thắng cảnh
Đền Đồng Cổ (quận Tây Hồ) được giữ gìn tôn nghiệm, sạch sẽ.

Là địa phương đầu tiên triển khai mô hình điểm “Di tích lịch sử kiểu mẫu” tại quận Bắc Từ Liêm, bà Lê Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Thụy Phương chia sẻ: Để mô hình “Di tích lịch sử kiểu mẫu” hoạt động hiệu quả, thời gian tới, chính quyền địa phương và hội sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân thực hiện Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” gắn với thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, đặc biệt chú trọng các nội dung thuộc Điều 11 của Quy tắc nhằm từng bước xây dựng và hình thành chuẩn mực văn hóa của mỗi cá nhân khi đến thăm quan tại khu di tích.

Bên cạnh đó, duy trì và phát huy hiệu quả của “Tổ Phụ nữ nòng cốt tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử” tại Di tích quốc gia đặc biệt Đình Chèm, đồng thời tiếp tục phân công các thành viên trong Tổ phụ nữ nòng cốt hỗ trợ trang phục cho nhân dân và du khách khi tới thăm quan tại Di tích…

Còn theo Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đông Anh Đỗ Thị Mỹ Linh, để nâng cao ý thức của người dân, Hội cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh thôn, xã và đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ thực hiện các quy tắc ứng xử nơi công cộng tại các di tích đình, đền, chùa và các điểm di tích trên địa bàn xã; triển khai vận động, hướng dẫn và ký cam kết đến các hộ kinh doanh, các hộ gia đình đang sinh sống, bán hàng tại các khu di tích.

Tập trung nội dung ứng xử văn minh, lịch sự nơi di tích như: Luôn chào nhau bằng nụ cười, sẵn sàng nói cảm ơn, xin lỗi; ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện; trang phục phù hợp, không tạo dáng phản cảm để quay phim, chụp ảnh; giữ gìn vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định; tôn trọng văn hóa, phong tục tập quán địa phương. Đặc biệt, không khắc, vẽ lên tường, tượng hay công trình kiến trúc; không phá cây xanh, hoa, cỏ, xâm hại cảnh quan; không chèo kéo, bám theo du khách…

Nhờ đó, góp phần nâng cao ý thức của người dân trên địa bàn, du khách thập phương, học sinh về thăm quan, trải nghiệm tại khu di tích, lan tỏa hình ảnh người Hà Nội văn minh, thanh lịch đồng thời làm thay đổi diện mạo của di tích, danh lam thắng cảnh của Thủ đô.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội sẵn sàng vận hành những đơn vị hành chính mới

Hà Nội sẵn sàng vận hành những đơn vị hành chính mới

(LĐTĐ) Hà Nội đang tiến hành sáp nhập, giảm nhiều phường, xã khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính để sớm ổn định tình hình tại các địa phương và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2025.
Sôi nổi chung kết Cuộc thi Cán bộ Công đoàn y tế giỏi

Sôi nổi chung kết Cuộc thi Cán bộ Công đoàn y tế giỏi

(LĐTĐ) Ngày 6/12, tại Hà Nội, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức vòng chung kết Cuộc thi Cán bộ Công đoàn y tế giỏi lần thứ nhất năm 2024. Tham dự chương trình có Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Xuân Hùng.
Ứng dụng công nghệ số trong xử lý kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật

Ứng dụng công nghệ số trong xử lý kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, việc ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sẽ góp phần tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp gửi ý kiến đối với những vướng mắc, bấp cập trong các quy định của pháp luật.
LĐLĐ quận Long Biên gặp mặt cán bộ Công đoàn các thời kỳ nhân kỷ niệm 21 năm thành lập

LĐLĐ quận Long Biên gặp mặt cán bộ Công đoàn các thời kỳ nhân kỷ niệm 21 năm thành lập

(LĐTĐ) Chiều 6/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức gặp mặt cán bộ Công đoàn chủ chốt qua các thời kỳ nhân kỷ niệm 21 năm Ngày thành lập LĐLĐ quận Long Biên (9/12/2003 - 9/12/2024).
Hoạt động tư vấn, phản biện xã hội đóng góp quan trọng vào các quyết sách của Thành phố

Hoạt động tư vấn, phản biện xã hội đóng góp quan trọng vào các quyết sách của Thành phố

(LĐTĐ) Ngày 6/12, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động các Hội đồng tư vấn (HĐTV) của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố nhiệm kỳ 2019 - 2024.
Nỗ lực “xanh hoá” thùng rác, đảm bảo công tác thu gom

Nỗ lực “xanh hoá” thùng rác, đảm bảo công tác thu gom

(LĐTĐ) Là một mắt xích quan trọng trong hành trình kiến tạo đô thị xanh tại Hà Nội, Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco) luôn đặt mục tiêu thu dọn, vận chuyển hết đất thải, rác thải phát sinh trong ngày. Đơn vị cũng sẵn sàng đầu tư đổi mới và đưa vào vận hành các trang thiết bị, công cụ hiện đại nhằm không ngừng nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường.
Đón năm mới hoành tráng tại Lễ hội Hoa hướng dương ở Vạn Phúc City

Đón năm mới hoành tráng tại Lễ hội Hoa hướng dương ở Vạn Phúc City

(LĐTĐ) Một sự kiện đón chào năm mới không thể bỏ lỡ cuối tháng 12 này, những sắc vàng rực rỡ của hàng triệu bông hoa hướng dương sẽ đưa bạn khám phá không gian của miền Viễn Tây nước Mỹ hoành tráng ngay tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Đó sẽ là lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước tới nay - SUNFLOWER FESTIVAL diễn ra từ ngày 21/12/2024 đến ngày 1/1/2025 tại Vạn Phúc City với nhiều hoạt động vô cùng hấp dẫn.

Tin khác

Đón năm mới hoành tráng tại Lễ hội Hoa hướng dương ở Vạn Phúc City

Đón năm mới hoành tráng tại Lễ hội Hoa hướng dương ở Vạn Phúc City

(LĐTĐ) Một sự kiện đón chào năm mới không thể bỏ lỡ cuối tháng 12 này, những sắc vàng rực rỡ của hàng triệu bông hoa hướng dương sẽ đưa bạn khám phá không gian của miền Viễn Tây nước Mỹ hoành tráng ngay tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Đó sẽ là lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước tới nay - SUNFLOWER FESTIVAL diễn ra từ ngày 21/12/2024 đến ngày 1/1/2025 tại Vạn Phúc City với nhiều hoạt động vô cùng hấp dẫn.
Thanh Trì: Đón Bằng xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa Đình Yên Phú

Thanh Trì: Đón Bằng xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa Đình Yên Phú

(LĐTĐ) Sáng nay (6/12), Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định và gắn biển tuyến đường mang tên Sư bà Phương Dung; đón Bằng xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Đình Yên Phú.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Ngày 4/12, tại Thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Trưng bày 150 tài liệu quý về 80 năm xây dựng và phát triển Quân đội nhân dân Việt Nam

Trưng bày 150 tài liệu quý về 80 năm xây dựng và phát triển Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 4/12, tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (số 34 Phan Kế Bính, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội) đã diễn ra buổi giới thiệu tài liệu lưu trữ với chủ đề "80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam" nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).
Nhiều hoạt động hấp dẫn “Chào năm mới 2025” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Nhiều hoạt động hấp dẫn “Chào năm mới 2025” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

(LĐTĐ) Chương trình “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025” nhằm giới thiệu những nét văn hóa đầu xuân với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán của nhiều dân tộc sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam từ tháng 12/2024 cho đến 1/1/2025.
Cảm xúc tháng Mười hai

Cảm xúc tháng Mười hai

(LĐTĐ) Tháng Mười hai, tháng cuối cùng của một năm đã tới với bao cảm xúc đong đầy. Dường như, dòng đời vội vã hơn. Chúng ta gắng hoàn thành nốt công việc của một năm với nhịp độ bứt tốc mạnh mẽ.
"Gia tài cho con" - Bộ sách về trí tuệ cảm xúc đoạt Giải thưởng Sách Quốc gia 2024

"Gia tài cho con" - Bộ sách về trí tuệ cảm xúc đoạt Giải thưởng Sách Quốc gia 2024

(LĐTĐ) Bộ sách "Gia tài cho con" của nhà báo Lê Thị Phương Lan (bút danh Mẹ Mít) đạt Giải C tại Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024. Nhiều độc giả đánh giá cao giá trị của bộ sách trong bối cảnh xây dựng hệ giá trị mới cho gia đình Việt Nam.
Giải thưởng Sách Quốc gia đóng góp nền tảng tri thức vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giải thưởng Sách Quốc gia đóng góp nền tảng tri thức vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐTĐ) Tối 29/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024.
Tri ân tác giả, người làm xuất bản tại Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII

Tri ân tác giả, người làm xuất bản tại Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII

(LĐTĐ) Tối 29/11, tại Hà Nội, trước thềm Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các đơn vị tổ chức lễ tri ân các tác giả, người làm sách và phát triển văn hóa đọc. Đây là hoạt động ý nghĩa của Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII năm 2024.
Chính thức khai mạc Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024

Chính thức khai mạc Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Tối 29/11, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 và Lễ công bố Quyết định ghi danh "Phở Hà Nội" là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia chính thức khai mạc tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động