Đưa Đình Chèm trở thành Di tích lịch sử kiểu mẫu

(LĐTĐ) Nhằm góp phần làm tăng giá trị đích thực của di tích trong cộng đồng, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) quận Bắc Từ Liêm phối hợp với Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường Thụy Phương khảo sát thực tế, triển khai mô hình điểm "Di tích lịch sử kiểu mẫu” tại Di tích quốc gia đặc biệt Đình Chèm.
Làng Chèm - Ngôi làng cổ bên sông Hồng Những điều ít biết về ngôi đình cổ hàng nghìn năm trong lòng Hà Nội Quận Bắc Từ Liêm nỗ lực bảo tồn di sản

Bà Lê Thị Thu Hà - Chủ tịch Hội LHPN phường Thụy Phương cho biết, thực hiện Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 10/3/2023 của Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm về việc “Tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2022 - 2025” và Hướng dẫn số 02/HD-BTV ngày 14/3/2023 của Ban Thường vụ Hội LHPN quận Bắc Từ Liêm về triển khai mô hình điểm “Di tích lịch sử kiểu mẫu” tại Di tích quốc gia đặc biệt Đình Chèm, Hội LHPN phường Thụy Phương đã báo cáo lãnh đạo Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường, chủ động xây dựng kế hoạch triển khai đến các chi hội, tiến hành khảo sát thực tế để triển khai thực hiện mô hình.

Đưa Đình Chèm trở thành Di tích lịch sử kiểu mẫu
Đại biểu quận Bắc Từ Liêm dâng hương tại Đình Chèm.

Theo đó, Hội đã tích cực phối hợp với Đài phát thanh phường tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh và tại các cuộc họp, sinh hoạt hội viên để đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ hiểu, thực hiện các quy tắc ứng xử nơi công cộng tại các di tích Đình, Chùa, các điểm di tích trên địa bàn phường. Nhằm từng bước xây dựng và hình thành những chuẩn mực văn hóa của cá nhân khi đến tham quan tại khu di tích; tuyên truyền, hướng dẫn các du khách khi đến tham quan chiêm bái Đình trang phục phải lịch sự, ứng xử văn minh, không vứt rác bữa bãi nơi công cộng, không đốt vàng mã trong khu di tích...

Ngoài ra, Hội cũng tuyên truyền, vận động thành lập Tổ Phụ nữ nòng cốt tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử với 24 thành viên và bước đầu đi vào hoạt động. Xây dựng tủ trang phục gồm áo dài, váy quây tại nơi di tích và phân công hội viên trực, hướng dẫn và hỗ trợ du khánh tham quan chiêm bái Đình mà trang phục chưa phù hợp.

Bên cạnh đó, Hội phụ nữ phường phối hợp với Chính quyền địa phương và các hội đoàn thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tôn vinh nét đẹp của phụ nữ địa phương trong trang phục áo dài truyền thống khi đón tiếp khách du lịch; khi tham gia lễ hội, các ngày kỵ nhật… tại khu di tích.

Đồng thời tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, ngày Di sản văn hóa Việt Nam, lễ đón nhận Bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt Đình Chèm… nhằm giới thiệu, quảng bá về giá trị văn hóa, lịch sử của Di tích quốc gia đặc biệt Đình Chèm.

Hội LHPN phường Thụy Phương cũng đã phối hợp với các hội đoàn thể và Ban quản lý di tích tổ chức tổng vệ sinh môi trường, dọn cỏ, rác… quanh khu vực Đình Chèm và đoạn đường vào khu di tích trong các dịp lễ, Tết; đặc biệt là trong dịp diễn ra lễ hội truyền thống Đình Chèm tháng 5 âm lịch. Cán bộ hội viên phụ nữ cùng tổ lễ tân nhà Đình thường xuyên chăm sóc các bồn, chậu hoa cây cảnh cũng như quét dọn vệ sinh trong khuôn viên nội tự… tạo cảnh quan môi trường sạch sẽ, tôn lên vẻ đẹp và sự tôn nghiêm của Đình Chèm.

Đưa Đình Chèm trở thành Di tích lịch sử kiểu mẫu
Ra mắt “Tổ Phụ nữ nòng cốt tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử” tại Di tích quốc gia đặc biệt Đình Chèm.

Theo Chủ tịch Hội LHPN phường Thụy Phương, để mô hình “Di tích lịch sử kiểu mẫu” tại Đình Chèm hoạt động hiệu quả, Hội LHPN phường đã đề ra một số giải pháp như: Tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân thực hiện Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” gắn với thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, đặc biệt chú trọng các nội dung thuộc Điều 11 của Quy tắc nhằm từng bước xây dựng và hình thành chuẩn mực văn hóa của mỗi cá nhân khi đến thăm quan tại khu di tích.

Tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả của “Tổ Phụ nữ nòng cốt tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử” tại Di tích quốc gia đặc biệt Đình Chèm, đồng thời tiếp tục phân công các thành viên trong Tổ phụ nữ nòng cốt hỗ trợ trang phục cho nhân dân và du khách khi tới thăm quan tại Di tích.

Tiếp tục vận động nguồn xã hội hóa xây dựng các thùng rác công cộng trên đoạn đường vào khu di tích nhằm nâng cao ý thức của du khách trong việc phân loại rác thải; duy trì việc tổng dọn vệ sinh môi trường, chăm sóc, trồng thêm hoa vào các tuyến đường quanh khu di tích để làm đẹp thêm cảnh quan môi trường…

“Chúng tôi xác định công trình nhỏ mang ý nghĩa lớn, vừa góp phần tạo sự văn minh cho những người quản lý di tích cũng như người dân đến chiêm bái nhưng đồng thời vừa thể hiện sự trân trọng với các di tích lịch sử, góp phần làm tăng những giá trị đích thực của di tích trong cộng đồng”, bà Lê Thị Thu Hà nhấn mạnh.

Đình Chèm là một trong những ngôi đình cổ nhất Việt Nam có niên đại cách đây hơn 2.000 năm. Đây là nơi thờ cúng tín ngưỡng của người dân ba làng: Thụy Phương, Hoàng Xá, Hoàng Liên, huyện Từ Liêm (nay là quận Bắc Từ Liêm), Hà Nội. Đình Chèm là nơi thờ Đức Thánh Chèm (hay còn gọi là đức Hy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng).

Lễ hội Đình Chèm diễn ra từ ngày 14 - 16/5 âm lịch để kỷ niệm ngày thắng trận khải hoàn mở hội mừng công và làm lễ cầu siêu cho các tướng sĩ của Đức Thánh Lý Ông Trọng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc. Lễ hội cũng là nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng thời xa xưa và được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016.

Với những giá trị tiêu biểu, Đình Chèm đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1990 và được Thủ tướng Chính Phủ quyết định công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt năm 2017.

L.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, 8h ngày mai (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Chuỗi hoạt động “Khơi mở thế giới của bạn” của NESCAFÉ thu hút sự tham gia, trải nghiệm của hàng nghìn người

Chuỗi hoạt động “Khơi mở thế giới của bạn” của NESCAFÉ thu hút sự tham gia, trải nghiệm của hàng nghìn người

(LĐTĐ) Mới đây, NESCAFÉ tổ chức chuỗi hoạt động thú vị dành cho người tiêu dùng với thông điệp “Khơi mở thế giới của bạn” diễn ra tại 4 thành phố lớn, gồm sự kiện tại TP.HCM vào ngày 14/7 và tại Cần Thơ, Hà Nội, Đà Nẵng liên tục từ ngày 22/6 đến ngày 24/6.
Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.

Tin khác

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Cận cảnh khu di tích lầu Bảo Đại xuống cấp trước khi được trùng tu

Cận cảnh khu di tích lầu Bảo Đại xuống cấp trước khi được trùng tu

(LĐTĐ) Khu biệt thự cổ hơn 100 năm tuổi nằm trong di tích lầu Bảo Đại (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) hiện nay đang xuống cấp, hư hỏng ở nhiều hạng mục.
Ứng xử đẹp với di tích nhìn từ mô hình kiểu mẫu xã Dương Xá

Ứng xử đẹp với di tích nhìn từ mô hình kiểu mẫu xã Dương Xá

(LĐTĐ) Từ năm 2023 đến nay, Khu di tích thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đón hàng nghìn khách tới tham quan, làm lễ, đặc biệt là các chuyến tham quan về nguồn tìm hiểu các di tích lịch sử của người dân. Đó là nhờ một phần đóng góp không nhỏ của các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện trong thực hiện mô hình danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử kiểu mẫu.
Nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn Thủ đô

Nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn Thủ đô

(LĐTĐ) Nhằm triển khai có hiệu quả Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025”, trong 6 tháng đầu năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền cổ động trực quan, triển khai nhiều hoạt động văn hoá - thể thao - gia đình đạt được kết quả đáng ghi nhận.
Xem thêm
Phiên bản di động