Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho nhiều dự án hạ tầng trọng điểm TP.HCM
Tăng tốc dự án vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh Phát huy vai trò hạt nhân của TP.HCM trong Vùng Đông Nam bộ Thành phố Hồ Chí Minh: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư |
Đồng bộ đường vành đai, cao tốc
Đối với tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh cục bộ hướng tuyến làm cơ sở hoàn chỉnh, trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, quyết định chủ trương đầu tư. Trên cơ sở đó, Thành phố sẽ cập nhật phương án điều chỉnh cục bộ hướng tuyến vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2060.
Về nguồn vốn thực hiện, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung ngân sách Trung ương hỗ trợ cho phần vốn nhà nước tham gia vào dự án để phân bổ cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của TP.HCM và tỉnh Tây Ninh (khoảng 2.900 tỷ đồng).
Dự án cao tốc TP.HCM - Trung Lương dài khoảng 61,9km, đã đầu tư giai đoạn 1 và đưa vào khai thác từ tháng 2/2010 với 4 làn xe và 2 làn dừng xe khẩn cấp. Hiện nay tuyến đường này đang quá tải, thường xuyên xảy ra ùn tắc. Từ thực trạng đó, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM đề xuất UBND Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT làm cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện đầu tư mở rộng, hoàn chỉnh tuyến cao tốc.
Một dự án khác là mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Tại dự án này, TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo Bộ GTVT yêu cầu Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC - chủ đầu tư) đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư nâng cấp mở rộng đoạn đường cao tốc TP.HCM - Long Thành (đoạn từ vành đai 2 đến vành đai 3 - nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu) theo quy hoạch được phê duyệt, trình cấp thẩm quyền. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương bổ sung ngân sách Trung ương cho TP.HCM khoảng 1.123 tỷ đồng để thực hiện dự án và giao Thành phố tổ chức thực hiện dự án (đoạn từ nút giao An Phú đến đường vành đai 2).
Giai đoạn I của dự án này với quy mô 4 làn xe đã hoàn thành toàn tuyến, đưa vào khai thác từ ngày 30/6/2016. Hiện nay, do nhu cầu giao thông tăng cao, lượng xe lưu thông lớn, đường hiện hữu không đảm bảo khả năng thông hành giao thông, đặc biệt đoạn trên địa bàn thành phố thường xuyên xảy ra ùn tác giao thông.
TP.HCM đang xúc tiến đầu tư đường vành đai 3 và vành đai 4. |
Trong khi đó, để đẩy nhanh tiến độ đường vành đai 4, TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT làm cơ quan tổ chức điều phối triển khai thực hiện các dự án trên toàn tuyến; hướng dẫn các địa phương liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện, bảo đảm đồng bộ, hiệu quả và theo đúng quy định pháp luật.
Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với UBND TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An rà soát, điều chỉnh hướng tuyến trên địa bàn của mỗi địa phương (nếu cần), trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh cục bộ quy hoạch đường Vành đai 4 và làm cơ sở cho các địa phương tổ chức lập, trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư.
Bộ GTVT cũng cần chủ trì, hướng dẫn UBND tỉnh Long An thống nhất, xác định phương án đường cao tốc đô thị hoặc đường trục chính đô thị chủ yếu đối với đoạn 5,7km trên địa bàn tỉnh Long An và đoạn 3,8km cuối tuyến trên địa bàn TP.HCM; đồng thời tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương và cơ chế về sự tham gia vốn của Trung ương cho dự án.
Hoàn thiện mạng lưới đường sắt
Về mạng lưới đường sắt, đối với dự án đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành, TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư và sớm triển khai dự án để đồng bộ với việc khai thác Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Tại dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, Sở GTVT TP.HCM kiến nghị UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường sắt đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, đề xuất đầu tư tuyến đường sắt này và trình cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Dự án tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đang chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc về vốn. |
Ngoài ra Sở GTVT TP.HCM cũng tham mưu UBND Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải sớm chủ trì nghiên cứu quy hoạch chi tiết khu vực ga đường sắt đầu mối Thủ Thiêm để có cơ sở quản lý quy hoạch, thống nhất triển khai các dự án đầu tư theo định hướng phát triển TOD khu vực xung quanh nhà ga. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT sớm xúc tiến kế hoạch đầu tư triển khai xây dựng ga Bình Triệu; trong đó có phương án nâng cấp đường sắt Bắc - Nam hiện hữu đoạn qua địa bàn TP.HCM, tổ chức lập quy hoạch chi tiết lại ga Bình Triệu với tính chất ga khách kỹ thuật phía Bắc Thành phố.
Đối với dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính sớm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định nhằm đảm bảo công tác chuẩn bị vận hành, khai thác tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM không bị gián đoạn. Tương tự với tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch - Đầu tư tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh thời gian thực hiện dự án.
Kiện toàn Hội đồng Vùng Đông Nam bộ Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập Hội đồng vùng Kinh tế trong điểm phía Nam, trong đó có Tổ điều phối chuyên đề kết nối giao thông. Để phát huy hiệu quả hoạt động Hội đồng Vùng, Sở GTVT TP.HCM đề xuất UBND Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, kiện toàn nhân sự của Hội đồng vùng Đông Nam Bộ. Trong đó, phân công một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Hội đồng, lãnh đạo của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là thành viên và mỗi tỉnh phân công 1 thành viên chuyên trách. UBND TP.HCM chủ trì, phối hợp với các tỉnh thành trong vùng Đông Nam Bộ tham mưu dự thảo chức năng, nhiệm vụ, nhân sự, quy chế hoạt động của Hội đồng vùng Đông Nam Bộ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định làm cơ sở thực hiện. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
Giá vé xe buýt tại Hà Nội từ 1/11/2024
Infographic 31/10/2024 09:13
Đồng Nai: Đưa vào khai thác dự án đường Vành đai 3 - TP.HCM từ năm 2026
Giao thông 30/10/2024 11:57
Hà Nội: Người có công, người khuyết tật, người cao tuổi sẽ được dùng thẻ xe buýt miễn phí không thời hạn
Giao thông 29/10/2024 18:03