Thành phố Hồ Chí Minh: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đầu tư công cũng như thực hiện chủ đề năm 2023: “Nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội”, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Chương trình hành động về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.
Bình Dương phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt 25% mỗi quý Chính phủ thành lập 5 Tổ công tác kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Việc ban hành Chương trình hành động nói trên thể hiện sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị TP.HCM nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thưởng giải phóng mặt bằng, triển khai các công trình trọng điểm, các dự án hạ tầng, giao thông đô thị.

Đồng thời thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tháo gỡ kịp thời các rào cản, khó khăn, vướng mắc để giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt mục tiêu giải ngân năm 2023 đạt trên 95%.

Thành phố Hồ Chí Minh: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư
Thi công dự án tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.

Để đạt được mục tiêu này, UBND TP.HCM yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND Thành phố phương án phân bổ hết số vốn Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân Thành phố giao; tham mưu phương án điều chỉnh, điều chuyển vốn giữa các dự án các đợt trong năm; tham mưu hoạt động của Tổ công tác rà soát các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài và Tổ công tác thúc đẩy giải ngân các dự án được giao vốn lớn.

Đối với Sở Tài chính, UBND TP.HCM yêu cầu định kỳ báo cáo Bộ Tài chính kết quả giải ngân chi tiết tất cả các nguồn vốn đầu tư do Thành phố quản lý; kịp thời báo cáo các vướng mắc, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành.

Kho bạc Nhà nước Thành phố chịu trách nhiệm hướng dẫn các chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đề nghị thanh toán; chỉ đạo hệ thống tiếp nhận, kiểm soát, thanh toán cho các dự án khi có đủ điều kiện giải ngân. Phối hợp với Sở Tài chính đôn đốc các chủ đầu tư, nhà thầu nhanh chóng hoàn thiện, gửi hồ sơ đề nghị giải ngân, hồ sơ hoàn ứng, quyết toán dự án hoàn thành, nộp trả ngân sách khi đủ điều kiện theo quy định.

Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm có ý kiến về chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng trong tổng mức đầu tư dự án; khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan phê duyệt đơn giá bồi thường đối với những dự án đã có quyết định đầu tư để làm cơ sở giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023.

Đáng chú ý, UBND TP.HCM yêu cầu Sở Nội vụ xem xét, không đề xuất khen thưởng đối với các cơ quan, đơn vị được giao chủ đầu tư dự án nhưng không thực hiện đúng tiến độ đã đăng ký với Chủ tịch UBND Thành phố. Kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2023 của tập thể và lãnh đạo các Sở, ban, ngành Thành phố, thành phố Thủ Đức, các quận, huyện và các chủ đầu tư. Nếu kết quả giải ngân năm 2023 đạt dưới 90% do lỗi chủ quan thì không xét thi đua hoàn thành nhiệm vụ tốt cho người đứng đầu, chủ đầu tư dự án liên quan.

Các địa phương có nhiều dự án, quy mô dự án lớn, số lượng hộ dân bị ảnh hưởng nhiều phải chủ động kiểm tra, rà soát quá trình tổ chức thực hiện dự án, hạn chế phát sinh khiếu nại, khởi kiện trong trường hợp công tác chuẩn bị chưa tốt dẫn đến tình trạng dự án đã được ban hành Quyết định phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng không thể ban hành Quyết định thu hồi đất, Quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho tất cả các trường hợp bị ảnh hưởng.

Đặc biệt, nhằm đảm bảo tiến độ triển khai các dự án theo kế hoạch đề ra, tăng cường giải ngân đầu tư công, UBND TP.HCM yêu cầu người đứng đầu chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND Thành phố khi để xảy ra chậm trễ, không đạt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 ở cơ quan, đơn vị mình. Thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công.

Các Sở, ban, ngành, UBND thành phố Thủ Đức, UBND các quận, huyện phấn đấu rút ngắn ít nhất 30% thời gian giải quyết hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán đối với các dự án đã được bố trí vốn. Chủ động hướng dẫn chi tiết, cụ thể các cơ quan, đơn vị đối với các hồ sơ trình duyệt không đáp ứng các quy định, tránh xảy ra tình trạng phải thực hiện trình, thẩm định nhiều lần, ảnh hưởng tiến độ thực hiện, quá trình giải ngân.

Đối với chủ đầu tư, UBND TP.HCM yêu cầu chịu trách nhiệm trong quá trình tổ chức, thực hiện, hoàn thành dự án, đảm bảo mục tiêu, hiệu quả kinh tế xã hội, chất lượng, an toàn công trình, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí ngân sách và tài sản Nhà nước. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị dự án đầu tư, lựa chọn các tư vấn, nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm, khắc phục tình trạng điều chỉnh dự án khi đang triển khai, gây mất thời gian và làm chậm tiến độ giải ngân vốn.

Năm 2023, TP.HCM được Chính phủ phân bổ 70.518 tỷ đồng vốn đầu tư công, bao gồm vốn ngân sách Trung ương là 13.880 tỷ đồng, vốn địa phương là 55.225 tỷ đồng, vốn nước ngoài ngân sách Trung ương là 1.413 tỷ đồng. Tính đến ngày 28/2/2023 tổng số vốn giải ngân năm 2023 được trên địa bàn TP.HCM là 369 tỷ đồng, chỉ đạt 1% so với kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách Trung ương và đạt 0,52% so với tổng kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao.

X.Tình - T.Đồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.

Tin khác

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

(LĐTĐ) Sáng nay (15/7), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Tài chính - Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Theo đó, nhấn mạnh công tác điều hành giá cả, thị trường bám sát thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của người dân; tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm.
Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Tại Hội thảo “Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ trong quá trình chuyển đổi xanh” được tổ chức ngày 10/7/2024 tại Hà Nội, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp thiết thực.
Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ trở thành một trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế, đóng vai trò cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm huy động vốn, đầu tư, tiết kiệm, thanh toán, phát hành sản phẩm tài chính…; ban đầu là phát triển các nền tảng vững chắc của một TTTC quốc gia (NFC), sau đó trở thành TTTC khu vực (RFC), tiến tới TTTC quốc tế (IFC) và toàn cầu (GFC).
Xác thực sinh trắc học là thêm một lớp bảo vệ cho khách hàng

Xác thực sinh trắc học là thêm một lớp bảo vệ cho khách hàng

(LĐTĐ) Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh khách hàng thực hiện sinh trắc học là thêm một lớp bảo mật khi thực hiện giao dịch, hướng đến mục tiêu cao nhất là bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Chuyển điều tra 40 vụ việc có dấu hiệu vi phạm

Chuyển điều tra 40 vụ việc có dấu hiệu vi phạm

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo diễn ra mới đây, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Hà Thị Mỹ Dung cho biết, năm 2023, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán 135 nhiệm vụ với 174 Đoàn kiểm toán và phát hành 248 Báo cáo kiểm toán.
Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

(LĐTĐ) Theo kết quả Khảo sát ngân sách mở năm 2023 (OBS 2023) vừa được Tổ chức Hợp tác ngân sách quốc tế (IBP) công bố, xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tiếp tục được nâng lên ở mức 57/125 quốc gia, tăng 11 bậc so với kỳ đánh giá năm 2021 và tăng 20 bậc so với năm 2019.
Các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt

Các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) 13 hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt gồm: Làm giả, sửa chữa phương tiện thanh toán; trộm cắp, xâm nhập dữ liệu; cung cấp thông tin sai sự thật; tiết lộ thông tin trái phép; mở tài khoản nặc danh; cung cấp dịch vụ mà không có giấy phép; gian lận, đánh bạc trực tuyến.
Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

(LĐTĐ) Tổ chức tín dụng phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện thanh toán trong hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp từ 12/8.
GDP với những gam màu sáng

GDP với những gam màu sáng

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý II và sáu tháng đầu năm 2024 diễn ra mới đây, bà Phí Thị Hương Nga, Vụ trưởng Thống kê công nghiệp, Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung sáu tháng đầu năm, GDP tăng 6,42%, so với giai đoạn 2020-2024 chỉ thấp hơn mức tăng 6,58% của cùng kỳ năm 2022.
GRDP nhiều tỉnh thành phía Nam tăng trưởng cao

GRDP nhiều tỉnh thành phía Nam tăng trưởng cao

(LĐTĐ) Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn 3 cực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Thành phố Hồ Chí minh (TP.HCM), Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu đều có mức tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động