Phát huy vai trò hạt nhân của TP.HCM trong Vùng Đông Nam bộ

(LĐTĐ) Ngày 18/3, tại Bình Phước đã diễn ra Hội nghị tổng kết chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) với các tỉnh Vùng Đông Nam bộ.
Viettel cam kết đồng hành cùng khát vọng số của tỉnh Bình Phước Giao thông kết nối Đông Nam Bộ: Đổi thay từ những cây cầu lớn Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển vùng Đông Nam Bộ

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, Hội nghị lần này nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 154/NQ-CP của Chính phủ về phát triển vùng Đông Nam bộ, trong đó đưa ra những biện pháp cụ thể để các đơn vị, địa phương và vùng có những chương trình hành động cụ thể.

Để phát huy hiệu quả mối liên kết, hợp tác giữa TP.HCM với các tỉnh trong vùng, đồng chí Nguyễn Văn Nên đề nghị các địa phương cần có phân cấp mạnh mẽ, ưu tiên nguồn vốn đầu tư để phát triển; chủ động xây dựng chương trình hành động cụ thể và hoàn thiện quy chế hoạt động. Trong đó TP.HCM có trách nhiệm chủ động tháo gỡ các điểm nghẽn hiện tại của địa phương và khu vực. Ngoài ra TP.HCM và các tỉnh trong vùng cũng cần tăng cường kết nối dữ liệu số trong quá trình hợp tác, phát triển để giải quyết nhanh các công việc, chương trình hành động của vùng.

Phát huy vai trò hạt nhân của TP.HCM trong Vùng Đông Nam bộ
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Phước cho biết: Để tăng cường kết nối với vùng, tỉnh Bình Phước xây dựng 58 đề án, chương trình, kế hoạch có tính định hướng trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp, khoa học công nghệ, đô thị, chuyển đổi số, nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt, Bình Phước đang phối hợp với các địa phương triển khai dự án giao thông kết nối vùng là cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) và đường Đồng Phú (Bình Dương).

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi: TP.HCM luôn xác định sự phát triển của Thành phố không thể tách rời và có sự đóng góp rất lớn của các địa phương trong vùng Đông Nam bộ và các vùng khác. Thông qua hợp tác, liên kết vùng, TP.HCM sẽ mở rộng không gian phát triển, có thêm những ý kiến đổi mới sáng tạo, kiểm nghiệm nhiều mô hình để phát triển các thế mạnh, đặc thù của từng địa phương. Thành phố có quan hệ hợp tác với 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, riêng Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu chưa có chương trình hợp tác cụ thể. Trên cơ sở đó, TP.HCM mong muốn sơ kết các chương trình hợp tác và bàn chương trình khác chung cho cả vùng, nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Phát huy vai trò hạt nhân của TP.HCM trong Vùng Đông Nam bộ
Ký kết hợp tác phát triển kinh tế đến năm 2025 giữa TP.HCM với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ.

“Để thúc đẩy, phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế của các bên, các tỉnh và các doanh nghiệp phải tạo lập được không gian kinh tế chung cho tăng trưởng của toàn vùng và của TP.HCM; phát huy tốt nhất lợi thế từng địa phương và của vùng. Việc hợp tác cần có trọng tâm, trọng điểm; trong đó, ưu tiên tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu của từng địa phương, doanh nghiệp có lợi thế để tạo môi trường thuận lợi và tiền đề cho sự phát triển chung của cả vùng”, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông: Hợp tác phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ giữ vai trò quan trọng trong liên kết phát triển với các vùng kinh tế khác. Trong đó TP.HCM đã chủ động, sáng tạo, phát huy vai trò hạt nhân trong sự phát triển kinh tế - xã hội vùng. Thời gian qua, việc hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và các tỉnh vùng Đông Nam bộ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, có sức lan tỏa rộng trên nhiều lĩnh vực như bất động sản, công nghiệp, nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, văn hóa - du lịch, y tế, giáo dục… Các doanh nghiệp cũng đã tìm kiếm được cơ hội và thuận lợi trong phát triển kinh doanh.

Trong khuôn khổ hội nghị, 6 tỉnh, thành vùng Đông Nam bộ đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025 trên các lĩnh vực trọng tâm gồm Công tác quy hoạch, cơ chế điều phối phát triển vùng, kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại đầu tư, kết nối giao thông, hạ tầng công nghiệp, hạ tầng dịch vụ, hợp tác bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, hợp tác trên lĩnh vực giáo dục, y tế, đào tạo nguồn nhân lực…

Cẩm Trang - Thành Đồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

(LĐTĐ) Đem rượu qua nhà rủ nhậu nhưng bị từ chối, Vũ Văn Xuyên dùng gậy gỗ đánh tử vong ông N.V.N.
Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.

Tin khác

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

(LĐTĐ) Chiều 28/3, tại cuộc họp báo của UBND thành phố Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, đã thông tin về việc đề xuất, báo cáo Bộ Công an lắp đặt hệ thống camera phạt nguội trên tuyến đường Vành đai 3.
Hai phương án về hưởng BHXH một lần: Đại biểu cho rằng chưa thỏa đáng

Hai phương án về hưởng BHXH một lần: Đại biểu cho rằng chưa thỏa đáng

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, chiều 27/3, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần tiếp tục được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng một lần

Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng một lần

(LĐTĐ) Theo quyết định mới vừa được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký ban hành, từ 15/5, giá điện được xét điều chỉnh 3 tháng một lần khi chi phí đầu vào tăng từ 3% trở lên.
3 vấn đề lớn của phong trào thanh niên trong thời đại mới

3 vấn đề lớn của phong trào thanh niên trong thời đại mới

(LĐTĐ) Chia sẻ với thanh niên tại buổi gặp mặt và đối thoại, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các phong trào thanh niên tập trung vào nâng cao năng lực công nghệ thông tin, học tập ngoại ngữ và bảo vệ vệ sinh môi trường.
Uống rượu, bia, “chỉ dắt xe” có bị phạt vi phạm nồng độ cồn?

Uống rượu, bia, “chỉ dắt xe” có bị phạt vi phạm nồng độ cồn?

(LĐTĐ) Do có 2 luồng quan điểm khác nhau, Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh thiết kế 2 phương án: Phương án 1 là cấm tuyệt đối nồng độ cồn, áp dụng đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ; phương án 2 là giữ nguyên như Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Bị trừ hết điểm giấy phép lái xe, người vi phạm phải kiểm tra kiến thức pháp luật

Bị trừ hết điểm giấy phép lái xe, người vi phạm phải kiểm tra kiến thức pháp luật

(LĐTĐ) Người lái xe vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở mức độ nghiêm trọng sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe và trong thời hạn 12 tháng không bị trừ điểm khi đang còn điểm sẽ được phục hồi đủ 12 điểm.
Đề xuất Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

Đề xuất Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

(LĐTĐ) Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác, gồm: Đ­ường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo hình thức đầu tư công; đư­­­­­­ờng cao tốc được đầu tư theo các hình thức khác khi kết thúc hợp đồng, chuyển giao cho Nhà nước.
Cần trao cho thành phố Hà Nội quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn

Cần trao cho thành phố Hà Nội quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn

(LĐTĐ) Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng, cần trao cho Thành phố quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn, bên cạnh khung “cứng” của Chính phủ, cho phép Hà Nội được tổ chức cơ quan chuyên môn phù hợp với điều kiện của mình.
Xem thêm
Phiên bản di động