“Kê đơn”, “bốc thuốc” cho bài toán hạ tầng giao thông

(LĐTĐ) “Bệnh” đã có; “phòng bệnh” và “bốc thuốc” thế nào để không chỉ chữa khỏi mà còn không bị “bệnh” về vấn đề giao thông; cụ thể là câu chuyện hạ tầng giao thông (đường, bến đậu) vẫn quá ít so với tốc độ đô thị hóa và gia tăng xe cơ giới (ô tô, xe máy) là vấn đề khó nhưng cũng cần phải có lời giải.
Gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Kỳ vọng vào một Hà Nội phát triển toàn diện

Bất cập đã quá rõ

Tại Hà Nội, hiện tỷ lệ đất dành cho giao thông (với hệ thống đường bộ, giao thông tĩnh) còn thấp so với quy chuẩn với đô thị lớn nhất là đô thị đặc biệt. Chẳng hạn, với Hà Nội cần 20 - 25% diện tích đất xây dựng đô thị trung tâm dành cho diện tích đất giao thông, nhưng đến nay mới chỉ đạt gần 12%. Riêng về giao thông tĩnh cần 3 - 4% diện tích, song đến nay chỉ đạt 0,4%.

Đáng lo ngại nhất là vận tải hành khách công cộng chưa thu hút người dân. Đây là một trong những căn nguyên trực tiếp góp phần gia tăng áp lực về giao thông. Dễ thấy nhất, hiện Hà Nội cần đạt 30 - 35% nhu cầu đi lại trong đô thị trung tâm, song đến nay, dù đã có nhiều loại hình giao thông công cộng song mới chỉ đạt 20% nhu cầu.

“Kê đơn”, “bốc thuốc” cho bài toán hạ tầng giao thông
Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong mở rộng và phát triển hạ tầng giao thông. Ảnh: Đinh Luyện

Việc phát triển mạng lưới đường sắt đô thị được xem là xương sống của vận tải hành khách công cộng tại đô thị. Tuy nhiên, theo quy hoạch hiện nay, Thành phố Hà Nội có 10 tuyến đường sắt đô thị (9 tuyến chính và 1 tuyến nối các đô thị vệ tinh), với tổng chiều dài 417,8km. Song thực tế hiện nay mới chỉ hoàn thành được 13km (tuyến 2A, đoạn Cát Linh - Hà Đông) và đang thi công 12,5km (tuyến Nhổn - ga Hà Nội). Theo đó, để hoàn thành được 404,8km còn lại trong 12 năm tới (đến năm 2035), kinh phí cần bố trí thực hiện là khoảng 37 tỷ USD (tương đương khoảng 850 nghìn tỷ đồng). Ngoài ra, một tồn tại khác là cơ cấu phương tiện giao thông chưa hợp lý, phương tiện giao thông cá nhân tăng quá mức dự kiến. Ví dụ, Hà Nội năm 2018 chỉ có 5,5 triệu xe máy, 60 vạn ô tô, thì sau 5 năm đã tăng tới gần 7 triệu xe máy và 1 triệu ô tô (chưa kể tới xe ngoại tỉnh vào Hà Nội).

Tại Hội thảo “Giải bài toán phát triển giao thông đô thị” tổ chức mới đây, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cũng chỉ ra, hiện Hà Nội chưa có chính sách đặc thù để thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng mạng đường giao thông, bến, bãi đỗ xe... Chưa áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực để tạo hiệu lực trong quản lý, trong thanh tra, xử lý vi phạm. Đây là những vấn đề cần phải quan tâm và xử lý.

Định hình phát triển đô thị bền vững

Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, trong giai đoạn tới với định hướng tốc độ đô thị hóa cao và hội nhập sẽ tiếp tục tạo sức ép lớn về phát triển hạ tầng và xử lý ô nhiễm môi trường. Để thực hiện mục tiêu, một trong những đột phá là tiếp tục phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng với trọng tâm ưu tiên phát triển hạ tầng trọng yếu về giao thông, nhất là với các đô thị lớn và liên kết vùng.

Hiến kế để giao thông phát triển bền vững, ngoài hệ thống các dự án hiện nay, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, các cơ quan Nhà nước cần phải giải quyết nhiều vấn đề để giảm ùn tắc.

“Kê đơn”, “bốc thuốc” cho bài toán hạ tầng giao thông
Ùn tắc giao thông đang là một trong những vấn đề nan giải mà Hà Nội phải đối mặt và giải quyết. Ảnh: Đinh Luyện

Giải pháp thứ nhất là phát triển mạnh kết cấu hạ tầng giao thông. Trong đó, nâng cấp các trục đường chính (hướng tâm, xuyên tâm, vành đai, tiếp tuyến - trên cao, mặt đất, ngầm); xây dựng cầu vượt, đường ngầm ở các ngã tư; sớm xóa các điểm đen giao thông, mở rộng, khai thông các cửa ngõ thành phố. Hiện đại hóa mạng lưới thông tin tín hiệu, tiến tới nghiên cứu thiết lập hệ thống giao thông thông minh.

Giải pháp thứ hai là cần hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng. Đây là bài toán phức tạp và vô cùng tốn kém nhưng không thể không làm.

Giải pháp thứ ba là quy hoạch kiến trúc đô thị phải gắn liền với giao thông. Cụ thể, phải giãn dân ra các đô thị vệ tinh, hạn chế xây nhà cao tầng ở khu lõi đô thị để giảm áp lực dân số trên nguyên tắc mật độ dân cư phải tương thích với hạ tầng và giao thông công cộng.

Giải pháp thứ tư là nâng cao chất lượng, tính nghiêm minh và hiệu quả các chính sách điều hành, tổ chức giao thông của cơ quan chức năng. Công tác quy hoạch, xây dựng chiến lược, chính sách phát triển giao thông đô thị cần đi vào thực chất, có trọng tâm, khoa học và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định, tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường là một trong những tồn tại cần tập trung khắc phục trong thời gian tới. Vì vậy, việc tiếp tục triển khai thực hiện chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2025 là hết sức cần thiết. Đáng chú ý, mục tiêu tổng quát của chương trình là “Huy động mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đảm bảo giao thông vận tải thủ đô Hà Nội thuận lợi, an toàn, chất lượng, hiệu quả, trật tự, kỷ cương, văn minh, hiện đại”.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

(LĐTĐ) Nhằm giúp trẻ em khiếm thị được tiếp cận với công nghệ, Hội Người mù quận Thanh Xuân đã phối hợp với Tập đoàn Logitem Việt Nam triển khai dự án hướng dẫn sử dụng máy vi tính và điện thoại thông minh cho trẻ em khiếm thị.
Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn

Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Đoàn viên công đoàn, người lao động thuộc hệ thống Công đoàn Việt Nam có thể truy cập vào Chợ Tết online tại địa chỉ httpschotet.congdoan.vn để mua sắm các sản phẩm thiết yếu như thực phẩm, đồ gia dụng, quần áo và quà Tết... với chất lượng đảm bảo và giá cả ưu đãi.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 22/12, trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

(LĐTĐ) Ngày càng nhiều công ty đẩy mạnh ưu tiên nâng cấp công nghệ, số hóa, ứng dụng AI và tự động hóa, cũng như các thực hành bền vững. Sự tập trung này thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng cao trong các mảng như kỹ thuật số, môi trường - xã hội - quản trị (ESG), quản lý rủi ro và tuân thủ.
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội

Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội

Nhiều người lao động gửi thư về báo Lao động Thủ đô bày tỏ băn khoăn: Trong trường hợp công ty còn nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được giải quyết chế độ như thế nào, có được hưởng lương hưu ngay không?
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Ngay sau khi nắm thông tin về vụ hỏa hoạn tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội), Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã chỉ đạo cán bộ khẩn trương nắm bắt, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chăm sóc, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các nạn nhân.
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ

Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (22/12), giá vàng nhẫn trong nước được nhiều thương hiệu điều chỉnh tăng hơn nửa triệu đồng mỗi lượng ở chiều bán.

Tin khác

Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025

Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có thông báo phân luồng giao thông trong dịp nghỉ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"

Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, công tác đảm bảo an toàn cho người dân đi lại trên các phương tiện đò khách là một trong những nhiệm vụ quan trọng của lực lượng Cảnh sát đường thuỷ, do đó việc kiểm tra an toàn giao thông tại các bến khách luôn được đơn vị địa bàn thường xuyên quan tâm.
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát

Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, trong giai đoạn từ khoảng năm 2016 đến nay, để giảm ùn tắc giao thông, đảm bảo an ninh trật tự việc sắp xếp luồng tuyến vận tải khách liên tỉnh theo phương án phân luồng xe đến từ hướng nào sẽ vào bến đầu tiên của hướng đấy đã được triển khai. Hiệu quả của việc sắp xếp luồng tuyến đã từng bước được khẳng định song vấn đề hiện tại là công tác kiểm tra, giám sát, từ đó nâng cao ý thức chấp hành của các đơn vị vận tải khách liên tỉnh.
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp

Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp

(LĐTĐ) Nhiều câu hỏi của doanh nghiệp xoay quanh vấn đề địa phương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm gây trở ngại cho hoạt động du lịch, khiến nhiều doanh nghiệp “khóc dở”.
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1

TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1

(LĐTĐ) Ngày 18/12, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thuộc sở này đang hoàn tất những khâu trang trí cuối cùng đối với 150 xe buýt điện để sẵn sàng hoạt động phục vụ hành khách đi lại trên tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025

Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025

(LĐTĐ) Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) vừa có thông tin về dự án tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt

Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt

(LĐTĐ) Hiện nhiều tuyến phố của Hà Nội đang được tiến hành duy tu, sửa chữa. Để đảm bảo việc đi lại của người dân được thuận tiện, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã yêu cầu các công trình này chỉ được phép thi công về đêm.
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025

Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025

(LĐTĐ) Nhiều dự án chậm tiến độ được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội cam kết hoàn thành trong năm 2025. Trong đó, có dự án đường trục phía Nam và dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục.
Chủ động nhiều giải pháp bảo đảm an toàn giao thông dịp Tết

Chủ động nhiều giải pháp bảo đảm an toàn giao thông dịp Tết

(LĐTĐ) Thời điểm cuối năm, cùng với sự gia tăng các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, hiện nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đang tăng lên đáng kể. Trước tình hình này, lực lượng chức năng trên địa bàn Thành phố đã tăng cường ứng trực, chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
Xử lý nghiêm vi phạm, đảm bảo an toàn giao thông dịp cuối năm

Xử lý nghiêm vi phạm, đảm bảo an toàn giao thông dịp cuối năm

(LĐTĐ) Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội và công an các địa phương trên địa bàn Thành phố đã đồng loạt ra quân triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động