Học sinh đua nhau tôn sùng Khá Bảnh: Sự hâm mộ lệch chuẩn?

(LĐTĐ) Hiện nay, trên mạng xã hội xuất hiện một hiện tượng mang tên “Khá Bảnh". Từng vi phạm pháp luật và có nhiều phát ngôn gây sốc, thế nhưng Khá Bảnh lại được các em học sinh yêu thích, thậm chí chào đón như thần tượng. Trước hiện trạng này, nhiều phụ huynh tỏ ra khá bối rối vì không biết nên làm gì để bảo vệ con trước hiện tượng mạng trên.
hoc sinh dua nhau ton sung kha banh su ham mo lech chuan Ảnh hưởng từ những video độc hại: Làm thể nào để bảo vệ con
hoc sinh dua nhau ton sung kha banh su ham mo lech chuan Tuyệt chiêu giúp con nuôi dưỡng tư duy “không sợ hãi”
hoc sinh dua nhau ton sung kha banh su ham mo lech chuan Video độc hại liên tục bủa vây, có nên cho trẻ xem Youtube nữa không?

Tôn sùng như thần tượng

Xuất hiện trên mạng xã hội cách đây khá lâu, Ngô Bá Khá (hay còn gọi là Khá Bảnh quê Bắc Ninh) nổi tiếng với điệu nhảy “múa quạt” còn được cư dân mạng gọi với cái tên là “VinaHey”.

Sau đó, Khá Bảnh được biết đến nhiều hơn với những clip hướng dẫn “quẩy” trong bar, livestream nói tục, chửi thề. Những video clip đăng tải của người này thường chứa những nội dung liên quan tới lối sống “giang hồ” bất cần như đòi nợ, hút hít, gái gú, rượu bia... cổ súy cho những quan niệm lệch chuẩn về đạo đức.

Mới đây nhất, Khá Bảnh cùng nhóm bạn thản nhiên dàn hàng ngang chụp ảnh trên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng khiến cơ quan chức năng phải vào cuộc xử lý.

Trong những video được đăng tải trước đó, Khá Bảnh kể rằng anh ta chỉ học hết lớp 7, hay đánh nhau nên phải đi trại giáo dưỡng từ năm 17 tuổi vì tội hành hung, cố ý gây thương tích người khác, sau đó lại vào tù vì đánh người gây thương tích liên quan đến chuyện đòi nợ.

Thật đáng bất ngờ, chính những hoạt động trên đã mang đến cho Khá Bảnh một lượng “fan hâm mộ” không hề nhỏ. Trang facebook của Khá Bảnh có hơn 600.000 lượt theo dõi, kênh Youtube cá nhân cũng có gần 2 triệu lượt đăng ký. Mỗi clip của Khá Bảnh đăng tải đều thu hút tới cả chục triệu lượt xem với rất nhiều lượt tương tác, bình luận.

Trong lần xuất hiện mới đây tại TP Yên Bái, Khá Bảnh được nhiều bạn trẻ vây quanh chào đón, trong đó có không ít bạn còn nguyên đồng phục, thậm chí cả người lớn xin chữ ký, chụp ảnh chung, phấn khích gọi tên...

Theo khảo sát của PV báo Lao động Thủ đô tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên địa bàn TP Hà Nội, có một số lượng không nhỏ học sinh tỏ ra “ngưỡng mộ” Khá Bảnh. Ăn mặc, cắt tóc giống Khá Bảnh, thậm chí những điệu nhảy điệu nhảy “múa quạt” còn được các em học sinh thể hiện trong lớp, trong trường học.

Khi được hỏi, nhiều em nhỏ biết đến quá khứ bất hảo, hoạt động thiếu lành mạnh của hiện tượng mạng này nhưng vẫn vô cùng thích thú. Điều này khiến không ít người tỏ ra lo lắng khi dường như các giá trị, chuẩn mực đạo đức của giới trẻ đã thay đổi. Những câu hỏi được đặt ra, đó là tại sao giới trẻ bây giờ lại lấy một thanh niên như Khá Bảnh làm quy chuẩn để thần tượng.

hoc sinh dua nhau ton sung kha banh su ham mo lech chuan
Trang Youtube của Khá Bảnh có gần 2 triệu lượt theo dõi

Theo phân tích tâm lý lứa tuổi của Th.s Lã Linh Nga, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý – giáo dục, cho biết: Những học sinh tỏ ra hâm mộ và làm theo những hiện tượng xuất hiện trên mạng xã hội chủ yếu là học sinh cấp 2 và cấp 3, là giai đoạn tuổi dậy thì. Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này là tò mò, thích khám phá những điều mới lạ. Thậm chí những điều bố mẹ cấm, nhà trường cấm thì lại có xu hướng thích làm.

Do đó, việc hâm mộ hay bắt chước những thứ trẻ cảm thấy thích thú là cách chúng thể hiện, tìm kiếm giới hạn bản thân. Nếu trong khuôn khổ bạn bè với nhau, trao đổi thông thường, chúng biết giao tiếp với ai như thế nào, điều chỉnh được hành vi sẽ không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, khi cách ứng xử của con có dấu hiệu vượt qua khỏi quy chuẩn, cha mẹ cần sát sao để định hướng giáo dục.

Cần biết con đang xem gì

Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, mạng xã hội và điện thoại thông minh, học sinh ngày nay sớm được tiếp cận với một thế giới mở, liên kết với nhiều người. Chỉ dựa vào những video clip, những livestream chia sẻ hay những phát ngôn cuồng, gây sốc mà Khá Bảnh trở thành một hiện tượng, một kiểu "thần tượng" trên mạng xã hội của lứa tuổi dậy thì. Nhiều bình luận, tương tác của các bạn trẻ lại càng làm cho anh ta nổi tiếng hơn, giúp lan tỏa hình ảnh của anh ta trên mạng xã hội.

Nhiều bậc cha mẹ chia sẻ, họ rất khó kiểm soát được con xem gì, thời gian con xem bởi bận rộn với công việc. Mặt khác khi giao những thiết bị điện tử cho con, việc con tiếp xúc với những video như trên là điều không thể tránh khỏi. Trong cuộc khảo sát tại các trường học, nhiều em học sinh cũng cho biết việc các em đang xem, thích thú, trao đổi với nhau về Khá Bảnh bố mẹ cũng không hay biết.

Cũng theo Th.s Lã Linh Nga, hiện nay nhiều phụ huynh đang gặp vấn đề trong việc để con cái sử dụng điện thoại tràn lan. Khi con có dấu hiệu nghiện điện thoại, có hành vi quá giới hạn cha mẹ mới can thiệp lúc đó những đứa trẻ sẽ phản ứng vô cùng khủng khiếp, bởi tuổi này là tuổi các con chưa ý thức được hậu quả.

Sự lệch lạc trên có thể dẫn tới những hệ lụy tiêu cực trong xã hội thực, nhất là đối với giới trẻ đang trong quá trình rất quan trọng định hình tư duy, nhân sinh quan, nhân cách. Cha mẹ phải lựa rất khéo, cần gần gũi hơn nữa với con em mình, hiểu được con mình muốn gì, đang xem gì, tiếp cận cái gì để kịp thời điều chỉnh hành vi, lối sống của các em.

Ngoài ra, cần sự quan tâm của nhà trường, xã hội, cơ quan quản lý có thẩm quyền trước những biểu hiện, vi phạm về đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục, thậm chí dấu hiệu vi phạm pháp luật.

P.N - L.H

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phải luôn đổi mới tránh tình trạng “đi trước, về sau” trong chuyển đổi số

Phải luôn đổi mới tránh tình trạng “đi trước, về sau” trong chuyển đổi số

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh, công tác chuyển đổi số, cải cách hành chính, thực hiện Đề án 06 phải làm việc với tinh thần không có điểm dừng. Luôn đổi mới để tránh tình trạng “đi trước, về sau” trong chuyển đổi số.
Tập trung sản xuất giống cây cho Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ

Tập trung sản xuất giống cây cho Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ

(LĐTĐ) Dự án trung tâm giống cây lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Trung Bộ được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất cây lâm nghiệp chất lượng cao, quy mô lớn.
Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐTĐ) Với thế và lực sau 70 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội cùng với đất nước, Thủ đô bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Giám sát chuyên đề Nữ công tại Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội

Giám sát chuyên đề Nữ công tại Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Mới đây, Đoàn Giám sát Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố, trưởng đoàn, đã thực hiện giám sát chuyên đề Nữ công đối với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và Công đoàn Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội.
Trình Quốc hội thí điểm mở rộng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

Trình Quốc hội thí điểm mở rộng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(LĐTĐ) Ngày 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khởi tố nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh

Khởi tố nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh

(LĐTĐ) Ngày 13/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Võ Văn Chánh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh này để điều tra về hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai.
Cháo tươi TH true FOOD: Hợp khẩu vị trẻ em, ngon lành như mẹ tự nấu tại nhà

Cháo tươi TH true FOOD: Hợp khẩu vị trẻ em, ngon lành như mẹ tự nấu tại nhà

(LĐTĐ) Cháo tươi TH true FOOD đảm bảo bé thích mê với hương vị đa dạng, nguyên liệu được chế biến kỳ công, thơm ngon như mẹ tự nấu.

Tin khác

Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh

Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh

(LĐTĐ) Ngày 13/11, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm năm 2024 nhằm cung cấp các thông tin, kiến thức về thực hành kinh doanh có trách nhiệm cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên.
Lưu giữ dịu dàng của Hà Nội trong những bức ảnh

Lưu giữ dịu dàng của Hà Nội trong những bức ảnh

(LĐTĐ) Hà Nội chuẩn bị bước vào mùa đông, nhưng những người yêu nơi đây vẫn luyến tiếc mùa thu dịu dàng. Nhiều người dân tấp nập chụp ảnh trên phố cổ, còn thợ ảnh và người bán hoa thì tăng thêm thu nhập từ nhu cầu này.
Phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54

Phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54

(LĐTĐ) Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025 có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một lá thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Với chủ đề đó, các em học sinh được hóa thân thành đại dương để nêu lên những vấn đề mình đang phải đối mặt, trong đó nổi bật nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường biển.
Báo Kinh tế & Đô thị trao tặng nhà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Giang

Báo Kinh tế & Đô thị trao tặng nhà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Giang

(LĐTĐ) Vừa qua, Báo Kinh tế & Đô thị đã tổ chức trao tặng 2 căn nhà trị giá 110 triệu đồng cho các gia đình khó khăn tại Đồng Văn và Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Chương trình có sự phối hợp của Sở Tư pháp Hà Nội và các doanh nghiệp, mạnh thường quân.
Chuyến thăm đầy ý nghĩa tại trại giam Hồng Ca

Chuyến thăm đầy ý nghĩa tại trại giam Hồng Ca

(LĐTĐ) Ngày 7/11, hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Cục Công tác Đảng và công tác chính trị đã tổ chức đoàn công tác thăm, làm việc tại trại giam Hồng Ca (xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái).
Hàng rào kể chuyện quê hương

Hàng rào kể chuyện quê hương

(LĐTĐ) Nỗi nhớ quê hương đôi khi vấn vương bởi những điều bình dị. Một chiều cuối tuần, tôi có dịp về quê một người bạn. Trên con đường nhỏ yên tĩnh, cách biệt hoàn toàn với quốc lộ, bạn hào hứng chỉ tay về ngôi nhà ngói đỏ nằm khuất sau hàng ắc ó xanh rì. Hình ảnh ấy bất chợt gợi cho tôi nỗi nhớ quê nhà, nơi có hàng rào ắc ó thân thương.
Công ty Hoàng Viên Quảng Bá chia sẻ yêu thương với trẻ em khuyết tật

Công ty Hoàng Viên Quảng Bá chia sẻ yêu thương với trẻ em khuyết tật

(LĐTĐ) Tiếp nối các hoạt động xã hội và thiện nguyện trong năm 2024, với tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ cộng đồng, vừa qua, Công ty Hoàng Viên Quảng Bá đã tổ chức chuyến từ thiện, thăm hỏi và tặng quà hỗ trợ Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
“Ngày Việt Nam ở nước ngoài” lần đầu được tổ chức tại Bra-xin và Ả-rập Xê-út

“Ngày Việt Nam ở nước ngoài” lần đầu được tổ chức tại Bra-xin và Ả-rập Xê-út

(LĐTĐ) Với hai sự kiện được tổ chức ở Bra-xin và Ả-rập Xê-út trong năm 2024, chương trình “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” do Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức tiếp tục tăng cường sự hiện diện trên bản đồ thế giới.
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

(LĐTĐ) Bên cạnh kết quả đạt được cũng như những ưu điểm của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp thất nghiệp (TCTN) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã xuất hiện nhiều tồn tại, vướng mắc cần kịp thời tháo gỡ.
Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp

Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp

(LĐTĐ) Suốt hàng trăm năm qua, làng dệt Mỹ Nghiệp (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) vẫn vang lên tiếng lách cách đặc trưng của khung dệt gỗ. Dù trải qua nhiều thăng trầm, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm tại đây vẫn được gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Xem thêm
Phiên bản di động