Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì việc đưa Khá Bảnh vào đề thi học sinh giỏi?
Học sinh đua nhau tôn sùng Khá Bảnh: Sự hâm mộ lệch chuẩn? |
Ông Nguyễn Trọng Hoàn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), cho biết ngay khi nắm được thông tin Trường THPT Kiến Thụy, Hải Phòng đưa hiện tượng Khá Bảnh vào đề thi học sinh giỏi lớp 11, Bộ GD-ĐT đã làm việc và chỉ đạo Sở GD-ĐT TP Hải Phòng kiểm tra xem tình hình cụ thể.
Trường THPT Kiến Thụy, Hải Phòng đưa hiện tượng Khá Bảnh vào đề thi học sinh giỏi lớp 11 |
Theo ông Hoàn, đề mở gắn với những vấn đề thời sự có ý nghĩa thường gây được nhiều hứng thú khi học sinh vận dụng những kiến thức và kỹ năng từ bài học trong chương trình vào thực tiễn cuộc sống. Ông Hoàn cho rằng xu thế đổi mới dạy học ở phổ thông hiện nay gắn với thực tiễn, đặc biệt là việc ra đề và xây dựng hướng dẫn chấm theo hướng mở.
Đề văn nghị luận xã hội lấy ngữ liệu có tính thời sự, cần phải đảm bảo nội dung ngữ liệu có tính định hướng giáo dục, phục vụ trực tiếp cho việc phát triển năng lực và phẩm chất của người học theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình, nhất là nó phải phù hợp với kinh nghiệm, năng lực nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh ở mỗi lớp học, cấp học.
Do đó, ra đề, phản biện và thẩm định đề là những công việc đòi hỏi sự cẩn trọng rất cao. Việc lựa chọn ngữ liệu để ra đề càng phải thận trọng, tránh xu thế chạy theo thị hiếu nhất thời, tránh những vấn đề "nhạy cảm" chưa được kiểm chứng.
Trước đó, Trường THPT Kiến Thuỵ, Hải Phòng khi ra đề thi học sinh giỏi môn văn lớp 11 năm học 2018-2019 đã đưa hiện tượng Khá Bảnh vào đề.
Cụ thể, câu 1 (3 điểm) có chủ đề "Hiện tượng Khá Bảnh với đời tư bất hảo vẫn được chào đón như thần tượng ở Yên Bái". Hãy viết một bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng được đề cập đến trong bài viết trên.
Ngay khi đề thi được học sinh đưa lên mạng đã tạo ra làn sóng tranh cãi giữa hai bên. Một phía cho rằng đề thi rất hay, để giới trẻ nhận thức về hiện tượng này và đây là bài học thực tế cho giới trẻ. Một phía khác phản đối vấn đề này được đưa vào đề thi.
Ông Ngô Hồng Tân, Hiệu trưởng Trường THPT Kiến Thuỵ, cho biết nhà trường đã đưa đề này vào đề thi học sinh giỏi văn với mong muốn tìm ra được những học sinh có tư duy độc lập, sáng tạo, cũng như cách đánh giá, nhìn nhận về những hiện tượng xã hội. Nhà trường đưa nội dung này vào đề văn học sinh giỏi để các em thấy được mặt tiêu cực của hiện tượng Khá Bảnh, từ đó hướng tới những giá trị tích cực của cuộc sống.
Ngày 8/4, sau khi nhận được chỉ đạo của Sở GD-ĐT TP Hải Phòng, nhà trường đã phải tổ chức cuộc họp rút kinh nghiệm, đồng thời, có báo cáo gửi cho Sở GD-ĐT giải trình về vấn đề này.
Theo Yến Ảnh/nld.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40