Chuyện tình yêu qua chiến tranh
Những cựu chiến binh với khát vọng làm giàu quê hương Người thương binh học tập và làm theo lời Bác |
Tình yêu thời chiến
Tôi gặp bà Liên tại một sự kiện giao lưu nhân chứng lịch sử với chủ đề “Tình yêu qua chiến tranh” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. Câu chuyện tình yêu cảm động của bà cùng liệt sĩ Trần Minh Tiến khiến ai trong khán phòng cũng nghẹn ngào, xúc động. Sau chương trình, với tấm lòng ngưỡng mộ chân thành, tôi được gặp riêng bà Liên ở tư gia và nghe bà kể nhiều hơn về mối tình sâu đậm trong thời chiến của mình.
Bà Vũ Thị Lui. Ảnh: Lê Thắm |
Ở độ tuổi xưa nay hiếm, bà Liên có dáng người nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn. Hàng ngày bà vẫn miệt mài tham gia nhiều hoạt động xã hội, trong đó có những việc làm hỗ trợ cựu chiến binh hay tìm hài cốt liệt sĩ. Khi được hỏi về mối tình đầu, bà Liên vô cùng xúc động, nước mắt rưng rưng.Ký ức như một cuốn phim quay chậm đưa bà trở về cái tuổi 16, 17. Ngày đó, bà Liên và ông Tiến học chung một lớp ở Trường cấp 2 Hà Cầu (nay là Trường Trung học sơ sở Lê Hồng Phong, phường Hà Cầu, quận Hà Đông). Hai người thân thiết với nhau lắm. Ông Minh Tiến người tầm thước, da ngăm đen, tính sôi nổi, hay hát, hay cười, lại đá bóng giỏi nên được nhiều bạn gái quý mến. Bà Lưu Liên với vẻ ngoài xinh xắn, xung quanh cũng có nhiều “vệ tinh”. Bà vẫn thường xưng hô “mày-tao”, còn định giới thiệu bạn gái cho ông Tiến, mà không hề biết rằng ông mến bà nhưng không dám yêu.
Năm 1963, mới 17 tuổi, cậu thanh niên Trần Minh Tiến lên đường nhập ngũ. Sau 3 tháng huấn luyện tân binh, ông được tuyển vào Trung đoàn 102, Sư đoàn 308, đóng quân ở Diễn. Bà Liên làm kế toán trong Xí nghiệp Ươm tơ Hoài Đức. Đêm Trung thu cùng năm, ông Tiến tỏ tình với bà Liên. Tuy nhiên, tình cảm của hai người lại bị gia đình bà Lưu Liên ngăn cấm bởi không “môn đăng hộ đối”. Cô là con gái một nhà tư sản có tiếng, có hãng ôtô mang tên Hoàng Sơn ở thị xã Hà Đông (nay là quận Hà Đông, Hà Nội). Còn Minh Tiến sinh ra trong một gia đình nghèo, cha đau ốm liên miên, mẹ phải mở hàng nước và gánh cơm bình dân để sống qua ngày. Vượt lên trên tất cả, họ yêu nhau say đắm. Bà Lưu Liên kể rằng, thi thoảng bà vẫn đạp xe lên đơn vị thăm người yêu, có lần từ Hà Đông đến Tam Đảo, Vĩnh Phúc rồi về đến nhà khi đã quá nửa đêm. Không quản ngại khó khăn, không thể gặp nhau thì những lá thư là sợi dây nối kết và “chắp cánh” cho tình yêu của họ.
“Gần 5 năm từ lúc nhận lời yêu, chúng tôi chỉ gặp nhau không quá 20 lần. Tình yêu của chúng tôi có nhiều cung bậc cảm xúc, có cả lý tưởng, triết lý sống của thế hệ thanh niên trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại”, bà Liên chia sẻ.
Trong một lần gặp gỡ, ông bà đã hẹn ngày đám cưới. Khi bà Liên đang chuẩn bị lễ cưới ở quê thì tháng 3/1968, đơn vị của ông Tiến phải đi B chiến đấu. Trước khi lên đường, ông Tiến tặng bà một chiếc áo bộ đội và chiếc nhẫn có hình trái tim lồng nhau mà ông tự tay làm từ xác máy bay Mỹ rơi ở Vĩnh Phú, cùng với những lá thư và cuốn nhật ký của mình. Bà Liên giấu nỗi buồn vào tim, tặng người yêu chiếc khăn tay thêu hình bông hồng màu tím như vật đính ước định tình. “Nhận khăn, anh ấy nói, nếu tôi nhận lại chiếc khăn này mà do người khác đưa nghĩa là anh ấy đã hy sinh, tôi ở nhà hãy đi lấy người khác…”, bà Liên xúc động.
Tháng 6/1968, ông Tiến hy sinh trong một trận chiến ác liệt ở chiến trường Khe Sanh, Quảng Trị… Dù vậy, bà Liên vẫn đều đặn viết thư gửi người đã khuất, kể cả sau này khi đã có một gia đình hạnh phúc, bởi bà tin rằng, liệt sỹ Tiến sẽ đọc được.
Hành trình đi tìm hài cốt của người thương
Bà Lưu Liên thừa nhận, từ khi liệt sĩ Tiến hy sinh, bà mới thực sự cảm nhận tình yêu mình dành cho ông nhiều đến thế nào. Lòng bà nguội lạnh và chẳng còn nghĩ đến chuyện tình cảm. Chỉ đến khi gặp ông Nguyễn Doãn Hùng, cũng là một người lính, bà mới thấy được một phần đồng cảm. Nhưng ngay cả đến lúc cưới, bà cũng nói với chồng rằng sẽ là một người vợ tốt, một người mẹ tốt và chỉ có một yêu cầu hoà bình sẽ đi tìm hài cốt liệt sĩ Trần Minh Tiến bằng bất cứ giá nào.
Ông Hùng yêu thương bà Liên và rất trân trọng quá khứ của vợ. Cuối năm 1971, miền Bắc bị lụt, cả gia đình phải sơ tán về Quốc Oai. Trong lúc lo chạy nước lũ, ông Hùng đã bỏ lại nhiều tài sản quý giá, quần áo của mình và chỉ mang theo chiếc va-ly đựng kỷ vật như thư, nhật ký, ảnh của liệt sĩ Trần Minh Tiến về cho vợ. Gặp chồng, bà Liên ngạc nhiên hỏi: “Sao anh không mang đài và quạt”. Ông Hùng đáp: “Những thứ đó trôi mất thì còn sắm được, còn kỷ vật của liệt sĩ mà lỡ mất, thì em sẽ giận anh suốt đời”. Bà Liên ôm chầm lấy chồng bật khóc. Từ giờ phút đó, bà đã hiểu ra tình cảm của ông Hùng dành cho mình to lớn như thế nào. Sau đó, cuộc sống gia đình bà rất hạnh phúc. Vợ chồng bà Liên sinh được 3 người con, 1 con gái đầu và 2 con trai, cả 3 đã trưởng thành và thành đạt.
Bà Vũ Thị Lui cùng liệt sĩ Trần Minh Tuấn (Ảnh tư liệu). |
Từ năm 2000, khi con cái khôn lớn, bà Liên bắt đầu tìm mộ của liệt sĩ Trần Minh Tiến ở Quảng Trị, giữ đúng lời hứa “Nếu mai anh không trở về, hòa bình em sẽ đi kiếm anh”. Thời gian đầu, bà tìm kiếm mông lung, không thể tiếp cận nhiều thông tin. Trên giấy báo tử chỉ ghi “hy sinh ở mặt trận phía Nam”, do không biết chính xác nơi ông nằm lại, bà chỉ đành đến các nghĩa trang, hoặc theo các đoàn vào Quảng Trị với những hi vọng mong manh. Ròng rã 8 năm, khoảng 50 chuyến đi từ Hà Nội vào Quảng Trị, mãi đến ngày 7/5/2008, trong chuyến đi về sườn đồi Bằng phía Tây làng Cát, xã ĐaKrông, huyện ĐaKrông (Khe Sanh, Quảng Trị), bà Liên cảm giác “ông Tiến nằm đâu đây”.
Quả đồi trọc, vẫn còn hầm chữ A, hố bom. Phần mộ bằng phẳng, được xếp đá xung quanh. Khi đào được một phần hài cốt liệt sĩ, bà Liên vẫn chưa chắc chắn liệu đây có phải ông Tiến, cho đến khi kỷ vật hiện ra dưới lớp đất. “Tôi nghẹn ngào không nói được câu nào rồi cứ thế mà khóc khi nhìn thấy chiếc đèn pin Trung Quốc. Đó là món quà tôi tặng anh ấy năm 1966 rồi gào khóc giữa rừng, đau đớn và tuyệt vọng hơn cả khi nhận giấy báo tử”, bà Liên nghẹn ngào.
Ngày 8-9/5/2008, lễ truy điệu liệt sĩ Trần Minh Tiến được tổ chức long trọng tại huyện ĐaKrông (Quảng Trị) và an táng tại nghĩa trang Đường 9 để ông yên nghỉ cùng đồng đội.
56 năm, trở về cuộc sống hiện tại, bà cảm ơn cuộc đời đã dành cho mình hai người đàn ông yêu thương hết lòng, là liệt sĩ Trần Minh Tiến và người chồng hiện tại - ông Nguyễn Doãn Hùng. “Khi quy tập được hài cốt liệt sĩ Tiến về nghĩa trang, năm nào nếu sức khỏe đảm bảo, tôi và chồng lại cùng vào nghĩa trang thắp hương cho liệt sĩ. Có năm, cả gia đình, mấy chục người cùng vào Quảng Trị. Mọi người đều xem liệt sĩ Trần Minh Tiến vẫn đang “sống” như một thành viên chính thức trong gia đình”, bà Liên chia sẻ. |
Lê Thắm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Cộng đồng 05/11/2024 14:38
Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp
Cộng đồng 05/11/2024 09:51
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Xã hội 05/11/2024 06:30
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm
Cộng đồng 01/11/2024 14:54
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween
Xã hội 31/10/2024 06:37
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh
Cộng đồng 30/10/2024 19:37
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Cộng đồng 28/10/2024 10:41
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Xã hội 26/10/2024 10:54
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cộng đồng 26/10/2024 10:53