Ảnh hưởng từ những video độc hại: Làm thể nào để bảo vệ con
Tràn lan game tiêu cực, phản cảm trên mạng xã hội: Nguy hiểm như... thuốc độc | |
Cần cảnh giác với trào lưu "thử thách cùng Momo" |
Sự phát triền của mạng xã hội, video bùng nổ khiến nhiều nội dung độc hại khó được kiểm soát chặt chẽ. Trong đó có thể kể đến như những video thử thách 24h sống trên cây, dưới lòng đất hay thậm chí sống trong quan tài, những bài hát rẻ vô nghĩa hay câu chuyện nhảm có kèm hình ảnh Elsa, Spider-Man, Peppa Pig để gây chú ý… thu hút hàng triệu lượt xem chủ yếu là độc giả nhỏ tuổi.
Nguy hiểm hơn, bên cạnh những video có nội dung nhảm nhí, những ngày qua, hàng loạt trẻ em trẻ em trên thế giới bị cuốn vào thử thách Momo, một nhân vật kinh dị đưa ra mệnh lệnh cho những đứa trẻ tự làm hại bản, bạo lực gia đình. Điều đáng nói thử thách Momo xuất hiện trên trong những video Youtube Kids, gắn vào những bộ phim hoạt hình mà trẻ hay xem.
Hình ảnh Momo xuất hiện trong các video gần đây ảnh hưởng xấu tới trẻ em |
Theo Th.S Lã Linh Nga, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý – giáo dục, khác với người lớn trẻ nhỏ đặc biệt trong lứa tuổi từ 3 đến 5 tuổi chưa có đủ năng lực chọn lọc được những thông tin mình xem và thường có tính bắt chước học theo nhân vật đã xem được.
Thậm chí, với lứa tuổi đó, được bắt chước nhân vật cũng là niềm vui, trò chơi của không ít bạn nhỏ. Do đó, trẻ sẽ không phân biệt được những thông tin trong video là đúng hay sai, có nguy hiểm hay không.
Tuy nhiên chuyên gia này cũng nhận định, phụ huynh dù có lo lắng nhưng cũng không nên tịch thu các thiết bị công nghệ của trẻ hay là cấm trẻ sử dụng Internet. Bởi không thể phủ nhận được những lợi ích của Youtube đem lại, nếu sử dụng đúng cách đây sẽ là phương tiện giúp trẻ có cơ hội học tập lớn.
Trước tác động của những video có nội dung độc hại ngày ngày đang rình rập xung quanh trẻ nhỏ, Th.S Lã Linh Nga cho biết, cách tốt nhất để bảo vệ con là bố mẹ cần đồng hành, dành nhiều thời gian hơn cho con, tìm hiểu xem con có những hoạt động gì trên mạng, tương tác với ai, thích xem những nội dung gì. Từ đó giúp con nhận diện được những tình huống không an toàn với trẻ.
Sự xuất hiện ngày càng nhiều trên các mạng xã hội |
Chuyên gia này nhấn mạnh, bố mẹ cũng nên tự đặt những quy tắc cho trẻ tuân theo và hình thành thói quen tốt cho trẻ. Đối với những trẻ em có lứa tuổi nhỏ cần giới hạn thời gian theo khuyến cáo của hiệp hội y khoa Mỹ, đó là tương tác với các thiết bị có màn hình như xem Youtube hay bất kì phương tiện nào đó trong khoảng dưới 1 tiếng đồng hồ.
“Việc thiết lập quy tắc này nằm trong quy tắc chung phù hợp với sinh hoạt của mỗi gia đình và nên được viết ra đặt ở vị trí dễ quan sát. Cha mẹ phải hướng dẫn rất kĩ con sẽ được xem gì; không nên xem gì; con sẽ được xem ở các địa điểm cụ thể nào ví dụ như phòng khách, phòng ngủ...; thỉnh thoảng bố mẹ sẽ kiểm tra và yêu cầu dừng bất kì lúc nào nếu con đang xem những thứ không phù hợp… Ngoài ra, cha mẹ cũng cần thiết lập khung giờ dành cho việc học, con được phép xem trong khoảng thời gian cố định nào.
Bên cạnh đó, phụ huynh nên hướng dẫn kỹ năng phát hiện và dừng xem sớm khi bắt gặp video độc hại chỉ cần thoáng thấy xuất hiện mà được dừng được ngay sẽ không ảnh hưởng đến tâm ý trẻ.
Nếu chẳng may trẻ bị đã bị tác động xấu cũng sẽ có cách hỗ trợ tâm lý cho trẻ. Phụ huynh cần nói chuyện được với con để con sẵn sàng chia sẻ, nếu trẻ bị ám ảnh hình ảnh xấu cha mẹ nên hóa giải bằng những điều tích cực để con nhận thức được nội dung độc hại không có khả năng đe dọa đên con, không việc gì phải làm theo”, Th.S Lã Linh Nga khuyến cáo.
Tuy nhiên có thể thấy, những rủi ro trên mạng Internet sẽ còn nhiều và diễn biến phức tạp hơn nữa, nhất là khi lĩnh vực làm video cho trẻ em đang dần trở thành xu hướng phổ biến.
Để trẻ em có môi trường phát triển an toàn đòi hỏi trách nhiệm và phối hợp hành động thực tế của cả gia đình, nhà trường và các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc định hướng, kịp thời kiểm soát hành vi của trẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38