Video độc hại liên tục bủa vây, có nên cho trẻ xem Youtube nữa không?
Google gỡ bỏ nội dung mang tính khủng bố, bạo lực trên Youtube | |
Thủ tướng đề nghị Google xử lý tin xấu độc trên Youtube | |
Hướng dẫn xem YouTube ở chế độ thực tế ảo trên iPhone |
Youtube có còn là kênh học tập không?
Sự phát triển của smartphone khiến cho cuộc sống người dân trở nên thông minh và đa dạng hơn. Với chiếc smartphone, người dùng có thể tìm kiếm, kết nối dễ dàng với thế giới bên ngoài. Đặc biệt, để ý sẽ thấy các trẻ em hiện nay đều được bố mẹ yêu chiều cho cầm chiếc smartphone để giải trí và giúp trẻ học tập.
Tuy nhiên, liên tiếp gần đây, nội dung độc hại trên Youtube liên tục xuất hiện, khiến cho người dùng phải suy nghĩ lại. Chỉ với từ khóa đơn giản như New Lunar 2017, người dùng sẽ thấy ngay những video đầy phản cảm. Hay các từ khóa có liên quan đến phim đồi trụy, phim sex đều dễ dàng tìm kiếm trên Youtube.
Thậm chí thử đánh 1 từ khóa như chữ A, B hay S... đều có ít nhất một hai video có hình ảnh mát mẻ.
Video dành cho trẻ em với những nội dung không phù hợp |
Chưa kể, vừa qua, Dân trí có đăng tải bài viết về một kênh video nổi tiếng dành cho trẻ em mang tên Thơ Nguyễn. Kênh video này đăng tải rất nhiều video, trong đó có những video không thực sự phù hợp với trẻ. Chẳng hạn video "Thí nghiệm đun lon nước và cái kết". Trong video này, mô tả cảnh dùng lửa đốt 4 lon nước ngọt và bia để xem hiện tượng khi đốt. Dù cảnh báo rằng đây là một thí nghiệm và đề nghị các trẻ không làm theo nhưng thực sự rằng, không ai biết trẻ có làm theo hay không? Nếu giả sử một trong những đứa trẻ theo dõi video này, vì sự tò mò khiến chúng làm theo thì những hậu quả xảy ra đều không thể lường tới.
Đại diện từ Youtube cũng đã khẳng định rằng: "Những nội dung vi phạm chính sách chắc chắn sẽ bị gỡ bỏ khi người dùng của chúng tôi gắn cờ vi phạm".
Tuy nhiên, sau phản ánh đến nay, dù đã gỡ bỏ nhiều nhưng vẫn xuất hiện liên tục. Vì sao?
Vì sao video sex liên tục xuất hiện?
Nội dung xấu xuất hiện trên Youtube |
Một nhà sáng tạo video trên Youtube cho biết, những video dạng này đều được người dùng Việt đăng tải hằng ngày nên khó mà Youtube có thể xóa hết được. Bằng cách qua mặt thuật toán của Youtube để đăng tải và kiếm lượt theo dõi cũng như tiền quảng cáo. Do đó, họ bất chấp để làm và khi bị Youtube gỡ bỏ, họ đăng kí tiếp tục một kênh khác để thực hiện tiếp tục hành vi này.
Tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 3-4/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo Bộ tiếp tục thể hiện quan điểm cứng rắn trong việc đấu tranh với nội dung xấu, độc hại, xúc phạm cá nhân, chia rẽ, gây hằn thù dân tộc và giả mạo các đồng chí lãnh đạo cấp cao nhà nước trên internet.
Người đứng đầu Bộ TT&TT ông Trương Minh Tuấn cho biết, trong thời gian qua đã phát hiện 8.000 clip độc hại trên Youtube và Google chỉ mới xử lý được 40 clip theo yêu cầu của Bộ TT&TT. Đáng chú ý, Bộ trưởng cho rằng, Google chỉ mới chặn clip để người ở Việt Nam không thể xem được, còn người nước ngoài vẫn xem được clip. Trong khi đó yêu cầu từ Bộ TT&TT là phải gỡ bỏ hoàn toàn clip vi phạm.
Vì vậy, chỉ cần am hiểu công nghệ, thay đổi VPN đều có thể xem được video này. Và tất nhiên những clip trên đều có thể tải về và đăng tải lại một cách dễ dàng.
Nên tự bảo vệ con trẻ
Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia xem video trên Youtube nhiều nhất thế giới. Một thống kê khác cũng cho biết, người Việt lên Youtube để xem các video về giáo dục, dạy nấu ăn và giải trí. Youtube đã hưởng lợi rất nhiều từ thị trường này nhưng trách nhiệm của đơn vị này đối với người xem dường như được bỏ ngỏ.
Một điểm nữa là tính năng Youtube Kids dành riêng cho trẻ vẫn không thể sử dụng tại Việt Nam. Điều này khiến cho trẻ có thể gặp phải những video không thực sự phù hợp với lứa tuổi, khiến cho khả năng phát triển trí óc bị ảnh hưởng nặng.
Trước những vấn nạn như vậy, thiết nghĩ phụ huynh nên có những cơ chế để bảo vệ con trẻ. Những nội dung xấu, nội dung không thể chọn lọc, người dùng cũng nên cân nhắc cho trẻ rời xa môi trường này. Có rất nhiều cách để cho trẻ tiếp xúc học tập, chẳng hạn hãy tải về những video phù hợp, cho trẻ xem ở chế độ offline. Đó là những cách để chúng ta có thể bảo vệ trẻ một cách an toàn hơn.
Theo Gia Hưng/Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21